Làm đơn đề nghị sửa đổi Giấy phép bán buôn rượu như thế nào? Thủ tục sửa đổi Giấy phép được thực hiện ra sao?
Thương nhân bán buôn rượu thay đổi địa điểm kinh doanh thì phải sửa đổi Giấy phép bán buôn rượu hay phải thực hiện thủ tục cấp lại Giấy phép?
Căn cứ theo khoản 1 Điều 26 Nghị định 105/2017/NĐ-CP và khoản 1 Điều 27 Nghị định 105/2017/NĐ-CP có quy định về các trường hợp cấp sửa đổi và cấp lại Giấy phép bán buôn rượu như sau:
Điều 26. Cấp sửa đổi, bổ sung giấy phép
1. Trường hợp có thay đổi các nội dung của giấy phép, thương nhân phải gửi hồ sơ đề nghị cấp sửa đổi, bổ sung về cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền.
...
Điều 27. Cấp lại giấy phép
1. Trường hợp cấp lại do hết thời hạn hiệu lực:
Thương nhân phải nộp hồ sơ đề nghị cấp lại giấy phép trước thời hạn hết hiệu lực của giấy phép 30 ngày. Hồ sơ, thẩm quyền, thủ tục cấp lại đối với quy định lại khoản này áp dụng như quy định đối với trường hợp cấp mới.
...
Theo đó thì đối với trường hợp thương nhân bán buôn rượu thay đổi địa điểm kinh doanh sẽ thực hiện thay đổi các nội dung của giấy phép, như vậy thương trường hợp này doanh nghiệp sẽ thực hiện thủ tục cấp sửa đổi, bổ sung Giấy phép bán buôn rượu.
Làm đơn đề nghị sửa đổi Giấy phép bán buôn rượu như thế nào? (Hình từ Internet)
Làm đơn đề nghị sửa đổi Giấy phép bán buôn rượu như thế nào?
Căn cứ theo khoản 2 Điều 26 Nghị định 105/2017/NĐ-CP (Được sửa đổi bổ sung bởi khoản 25 Điều 16 Nghị định 17/2020/NĐ-CP) thì doanh nghiệp bán buôn rượu làm đơn đề nghị cấp sửa đổi, bổ sung Giấy phép bán buôn rượu theo Mẫu số 02 ban hành kèm theo Nghị định 17/2020/NĐ-CP như sau:
Tải về mẫu đơn đề nghị cấp sửa đổi, bổ sung Giấy phép bán buôn rượu: tải về
* Đồng thời trong hồ sơ đề nghị cấp sửa đổi, bổ sung Giấy phép bán buôn rượu còn cần các giấy tờ sau:
- Bản sao giấy phép đã được cấp;
- Các tài liệu chứng minh nhu cầu sửa đổi, bổ sung.
Thủ tục thực hiệp cấp sửa đổi, bổ sung Giấy phép bán buôn rượu được thực hiện thế nào?
Theo quy định tại khoản 3 Điều 26 Nghị định 105/2017/NĐ-CP thì thủ tục cấp sửa đổi, bổ sung Giấy phép bán buôn rượu được thực hiện như sau:
Bước 1: Thương nhân nộp hồ sơ trực tiếp hoặc qua đường bưu điện hoặc trực tuyến (nếu đủ điều kiện áp dụng) đến cơ quan có thẩm quyền cấp giấy phép.
Theo khoản 1 Điều 25 Nghị định 105/2017/NĐ-CP thì hồ sơ đề nghị cấp sửa đổi, bổ sung Giấy phép bán buôn rượu sẽ nộp cho Sở Công Thương.
Bước 2: Trong thời hạn 07 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, cơ quan nhà nước có thẩm quyền xem xét và cấp sửa đổi, bổ sung giấy phép theo Mẫu số 06 ban hành kèm theo Nghị định 105/2017/NĐ-CP (Mẫu này bị thay thế bởi Mẫu số 06 ban hành kèm theo khoản 25 Điều 16 Nghị định 17/2020/NĐ-CP). Tải về
Trường hợp từ chối cấp sửa đổi, bổ sung phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.
Trường hợp chưa đủ hồ sơ hợp lệ, trong vòng 03 ngày làm việc kể từ ngày tiếp nhận hồ sơ, cơ quan cấp sửa đổi, bổ sung giấy phép phải có văn bản yêu cầu bổ sung.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Giá hợp đồng xây dựng theo đơn giá điều chỉnh được áp dụng cho gói thầu nào? Mức bảo đảm thực hiện hợp đồng xây dựng?
- Đất thuộc quỹ đất nông nghiệp sử dụng vào mục đích công ích được bồi thường khi nhà nước thu hồi đất không?
- Quỹ đất nông nghiệp sử dụng vào mục đích công ích đã được lập qua các thời kỳ thì có được tiếp tục được sử dụng không?
- Xây dựng công trình giao cắt với vùng nước cảng biển có phải lập phương án bảo đảm an toàn hàng hải không?
- Đánh giá an toàn công trình là bước thứ mấy trong quy trình bảo trì công trình xây dựng theo quy định?