Là con nuôi của người khác có được hưởng thừa kế từ cha mẹ đẻ nữa không? Con nuôi có được hưởng thừa kế của cha mẹ nuôi không?
Là con nuôi của người khác có được hưởng thừa kế từ cha mẹ đẻ nữa không?
Mặc dù đã được nhận làm con nuôi của người khác đồng nghĩa với việc các quyền, nghĩa vụ chăm sóc, nuôi dưỡng, cấp dưỡng, đại diện theo pháp luật…của cha mẹ đẻ đã chấm dứt. Nhưng con nuôi vẫn có quyền nhận thừa kế từ cha mẹ đẻ.
Tại Điều 653 Bộ luật Dân sự 2015, pháp luật không hạn chế quyền thừa kế của người đã được nhận làm con nuôi của người khác đối với cha mẹ đẻ của mình. Khi đó, người được nhận làm con nuôi của người khác vừa có quyền nhận thừa kế từ cha mẹ nuôi, vừa có quyền nhận thừa kế từ cha mẹ đẻ.
Theo đó, Điều 651 Bộ luật Dân sự 2015 quy định những người thừa kế tại hàng thừa kế thứ nhất gồm: vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của người chết được ưu tiên hưởng thừa kế.
Ngoài ra, nếu trong di chúc của cha mẹ đẻ có để lại di sản cho người con đã được nhận nuôi thì người này hoàn toàn được hưởng phần di sản do cha mẹ đẻ để lại. Bởi để lại di sản cho ai là quyền của người lập di chúc theo quy định tại Điều 626 Bộ luật Dân sự 2015.
Lưu ý: Di chúc đã lập phải hợp pháp theo quy định tại Điều 630 Bộ luật Dân sự 2015. Trường hợp di chúc đã lập không hợp pháp thì di sản thừa kế sẽ được chia theo pháp luật quy định tại Điều 650 Bộ luật Dân sự 2015.
Bởi vậy, khi đã được nhận làm con nuôi của người khác thì người này hoàn toàn có quyền được hưởng di sản thừa kế từ cha mẹ đẻ theo như các quy định nêu trên.
Là con nuôi của người khác có được hưởng thừa kế từ cha mẹ đẻ nữa không? Con nuôi có được hưởng thừa kế của cha mẹ nuôi không?
Con nuôi có được hưởng thừa kế của cha mẹ nuôi như con ruột không?
Theo như quy định của pháp luật thừa kế Việt Nam thì con nuôi cũng có đầy đủ quyền thừa kế như con ruột. Cụ thể như sau:
Trường hợp cha mẹ nuôi chết và để lại di chúc: Trường hợp này thì người con nuôi sẽ được hưởng thừa kế nếu như trong di chúc có để lại tài sản cho người con nuôi đó. Và điều kiện là di chúc đã lập hợp pháp theo như quy định tại Điều 630 Bộ luật Dân sự 2015.
Trường hợp cha mẹ nuôi chết và không để lại di chúc: Trường hợp này thì di sản thừa kế của cha mẹ nuôi đó sẽ được chia cho những người thừa kế theo pháp luật theo Điều 653 Bộ luật Dân sự 2015. Cụ thể di sản thừa kế sẽ được chia cho những người thừa kế theo thứ tự về hàng thừa kế được quy định tại Điều 651 Bộ luật Dân sự 2015. Theo đó, con nuôi thuộc hàng thừa kế thứ nhất.
Trường hợp nào thì không được quyền hưởng di sản?
Căn cứ theo quy định tại Điều 621 Bộ luật Dân sự 2015 như sau:
Người không được quyền hưởng di sản
1. Những người sau đây không được quyền hưởng di sản:
a) Người bị kết án về hành vi cố ý xâm phạm tính mạng, sức khỏe hoặc về hành vi ngược đãi nghiêm trọng, hành hạ người để lại di sản, xâm phạm nghiêm trọng danh dự, nhân phẩm của người đó;
b) Người vi phạm nghiêm trọng nghĩa vụ nuôi dưỡng người để lại di sản;
c) Người bị kết án về hành vi cố ý xâm phạm tính mạng người thừa kế khác nhằm hưởng một phần hoặc toàn bộ phần di sản mà người thừa kế đó có quyền hưởng;
d) Người có hành vi lừa dối, cưỡng ép hoặc ngăn cản người để lại di sản trong việc lập di chúc; giả mạo di chúc, sửa chữa di chúc, hủy di chúc, che giấu di chúc nhằm hưởng một phần hoặc toàn bộ di sản trái với ý chí của người để lại di sản.
2. Những người quy định tại khoản 1 Điều này vẫn được hưởng di sản, nếu người để lại di sản đã biết hành vi của những người đó, nhưng vẫn cho họ hưởng di sản theo di chúc.
Như vậy, những người thuộc các trường hợp nêu trên sẽ không được quyền hưởng di sản thừa kế.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Thời hạn định kỳ chuyển đổi vị trí công tác thuộc lĩnh vực giáo dục đào tạo theo Thông tư 19/2024 là bao lâu?
- Cuộc họp của Hội đồng nghệ thuật trong lĩnh vực nghệ thuật biểu diễn phải có bao nhiêu thành viên tham dự?
- Mẫu Quyết định bổ nhiệm Chủ tịch Hội đồng quản trị Công ty? Chủ tịch Hội đồng quản trị do ai bầu?
- Tháng 12 âm lịch năm 2024 là tháng con gì? Tháng 12 âm lịch 2024 có ngày 30 không? Lịch âm tháng 12 2024 chi tiết?
- Quyền bề mặt có phải là quyền khác đối với tài sản? Thời hạn của quyền bề mặt có được xác định theo di chúc?