Ký thừa lệnh là gì? Không được ký thừa lệnh Tổng Giám đốc BHXH Việt Nam đối với những loại văn bản nào?

Cho hỏi Vụ trưởng Vụ Tổ chức cán bộ BHXH Việt Nam có thể ký thừa lệnh những loại văn bản nào theo lệnh của Tổng Giám đốc? Không được ký thừa lệnh Tổng Giám đốc BHXH Việt Nam đối với những loại văn bản nào? Câu hỏi của anh Khánh từ Bình Thuận

Ký thừa lệnh là gì?

Căn cứ Điều 13 Nghị định 30/2020/NĐ-CP có quy định về ký thừa lệnh như sau:

Ký ban hành văn bản
...
4. Người đứng đầu cơ quan, tổ chức có thể giao người đứng đầu đơn vị thuộc cơ quan, tổ chức ký thừa lệnh một số loại văn bản. Người được ký thừa lệnh được giao lại cho cấp phó ký thay. Việc giao ký thừa lệnh phải được quy định cụ thể trong quy chế làm việc hoặc quy chế công tác văn thư của cơ quan, tổ chức.
...

Như vậy, có thể hiểu, ký thừa lệnh là việc làm theo mệnh lệnh của cấp trên trong việc ký tá một số loại văn bản. Người được thừa lệnh của cấp trên để ký thừa lệnh là cá nhân không có quyền trực tiếp làm công việc này mà công việc đó thuộc quyền của thủ trưởng hoặc cơ quan cấp trên.

Ký thừa lệnh là gì? Không được ký thừa lệnh Tổng Giám đốc BHXH Việt Nam đối với những loại văn bản nào?

Ký thừa lệnh là gì? Không được ký thừa lệnh Tổng Giám đốc BHXH Việt Nam đối với những loại văn bản nào? (Hình từ Internet)

Vụ trưởng Vụ Tổ chức cán bộ BHXH Việt Nam có thể ký thừa lệnh những loại văn bản nào theo lệnh của Tổng Giám đốc?

Căn cứ Điều 30 Quy chế làm việc của Bảo hiểm xã hội Việt Nam ban hành kèm theo Quyết định 2596/QĐ-BHXH năm 2018 quy định về thẩm quyền ký thừa lệnh Tổng Giám đốc như sau:

Thẩm quyền ký thừa lệnh Tổng Giám đốc
1. Tổng Giám đốc giao Thủ trưởng đơn vị trực thuộc được ký thừa lệnh một số loại văn bản:
a) Công văn hướng dẫn về chế độ, chính sách, chuyên môn nghiệp vụ cho cơ quan, tổ chức, cá nhân thuộc phạm vi chức năng, nhiệm vụ của đơn vị và theo phân cấp của Tổng Giám đốc; trả lời đơn thư phản ánh, kiến nghị, khiếu nại, tố cáo theo quy định của pháp luật và của Ngành.
b) Công văn gửi các cơ quan, tổ chức, cá nhân trong và ngoài Ngành để thông báo, xin ý kiến hoặc tham gia ý kiến về tổ chức thực hiện chính sách BHXH, BHYT, BHTN.
c) Báo cáo tình hình thực hiện nhiệm vụ theo thẩm quyền với các cơ quan quản lý nhà nước, cơ quan quản lý chuyên môn nghiệp vụ theo quy định.
2. Ngoài các văn bản quy định tại Khoản 1 Điều này, Thủ trưởng các đơn vị sau đây được ký thừa lệnh Tổng Giám đốc một số văn bản:
a) Vụ trưởng Vụ Tổ chức cán bộ
- Các văn bản về công tác tổ chức cán bộ theo quy định về phân cấp quản lý công chức, viên chức, lao động hợp đồng của BHXH Việt Nam.
- Các văn bản, hồ sơ về thực hiện chế độ, chính sách BHXH, BHYT, BHTN cho CCVC thuộc các đơn vị chuyên môn giúp việc Tổng Giám đốc theo quy định của pháp luật.
- Xác nhận hồ sơ CCVC thuộc thẩm quyền quản lý của BHXH Việt Nam theo quy định.
b) Vụ trưởng Vụ Hợp tác quốc tế
- Văn bản trao đổi với Đại sứ quán, cơ quan ngoại giao, lãnh sự của các nước, các tổ chức quốc tế trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của Vụ và nội dung đã được Lãnh đạo Ngành phê duyệt.
- Văn bản đề nghị cơ quan chức năng giải quyết thủ tục thị thực (cấp, gia hạn công hàm, hộ chiếu công vụ) cho CCVC khi tham gia các đoàn công tác nước ngoài.
c) Chánh Văn phòng BHXH Việt Nam
- Văn bản, báo cáo phục vụ công tác chỉ đạo, điều hành của Lãnh đạo Ngành.
- Thông báo kết luận các hội nghị, cuộc họp và làm việc của Tổng Giám đốc, Phó Tổng Giám đốc chủ trì.
- Công văn triệu tập, giấy mời các hội nghị, cuộc họp.
- Giấy giới thiệu liên hệ công tác.

Theo quy định vừa nêu thì Vụ trưởng Vụ Tổ chức cán bộ BHXH Việt Nam có thể ký thừa lệnh những loại văn bản sau theo lệnh của Tổng Giám đốc:

(1) Công văn hướng dẫn về chế độ, chính sách, chuyên môn nghiệp vụ cho cơ quan, tổ chức, cá nhân thuộc phạm vi chức năng, nhiệm vụ của đơn vị và theo phân cấp của Tổng Giám đốc; trả lời đơn thư phản ánh, kiến nghị, khiếu nại, tố cáo theo quy định của pháp luật và của Ngành.

(2) Công văn gửi các cơ quan, tổ chức, cá nhân trong và ngoài Ngành để thông báo, xin ý kiến hoặc tham gia ý kiến về tổ chức thực hiện chính sách BHXH, BHYT, BHTN.

(3) Báo cáo tình hình thực hiện nhiệm vụ theo thẩm quyền với các cơ quan quản lý nhà nước, cơ quan quản lý chuyên môn nghiệp vụ theo quy định.

(4) Các văn bản về công tác tổ chức cán bộ theo quy định về phân cấp quản lý công chức, viên chức, lao động hợp đồng của BHXH Việt Nam.

(5) Các văn bản, hồ sơ về thực hiện chế độ, chính sách BHXH, BHYT, BHTN cho CCVC thuộc các đơn vị chuyên môn giúp việc Tổng Giám đốc theo quy định của pháp luật.

(6) Xác nhận hồ sơ CCVC thuộc thẩm quyền quản lý của BHXH Việt Nam theo quy định.

Không được ký thừa lệnh Tổng Giám đốc BHXH Việt Nam đối với những loại văn bản nào?

Căn cứ Điều 31 Quy chế làm việc của Bảo hiểm xã hội Việt Nam ban hành kèm theo Quyết định 2596/QĐ-BHXH năm 2018 quy định về những văn bản không được ký thừa lệnh Tổng giám đốc nhứ sau:

Nguyên tắc ký thừa lệnh Tổng Giám đốc
1. Văn bản ký thừa lệnh Tổng Giám đốc phải được Tổng Giám đốc hoặc Phó Tổng Giám đốc phụ trách phê duyệt về nội dung trước khi ký ban hành (trừ những văn bản đề nghị BHXH tỉnh cung cấp thông tin phục vụ công tác thuộc chức năng, nhiệm vụ của đơn vị; xác nhận hồ sơ, lý lịch; phiếu chuyển đơn thư; công văn triệu tập, giấy mời họp; giấy giới thiệu liên hệ công tác và một số văn bản đã có ý kiến chỉ đạo của Lãnh đạo Ngành).
2. Không ký thừa lệnh Tổng Giám đốc văn bản gửi các cơ quan và lãnh đạo các cơ quan sau: Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ; các Ban, Ngành Trung ương; tỉnh, thành ủy; Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.
3. Tùy theo tính chất và đặc thù công việc, Thủ trưởng đơn vị có thể giao cấp phó ký thay một số văn bản quy định tại Điều 30 Quy chế này.
...

Theo đó, không ký thừa lệnh Tổng Giám đốc BHXH Việt Nam các văn bản gửi các cơ quan và lãnh đạo các cơ quan sau:

(1) Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ;

(2) Các Ban, Ngành Trung ương; tỉnh, thành ủy;

(3) Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.

Ký thừa lệnh
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Pháp luật
Có phải mọi văn bản ký thừa lệnh thuộc BHXH Việt Nam đều phải thông qua Tổng Giám đốc trước khi ban hành hay không?
Pháp luật
Ký thừa lệnh là gì? Không được ký thừa lệnh Tổng Giám đốc BHXH Việt Nam đối với những loại văn bản nào?
Pháp luật
Chánh văn phòng ký thừa lệnh (ký ban hành văn bản hành chính) thì việc đóng dấu của cấp Ủy hay của văn phòng cấp Ủy?
Pháp luật
Người có thẩm quyền ký ban hành văn bản có thể ủy quyền ký thừa ủy quyền hay ký thừa lệnh văn bản mà mình phải ký không?
Pháp luật
Những ai được ký thay, ký thừa lệnh các văn bản của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải? Nguyên tắc ký thừa lệnh Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải là gì?
Pháp luật
Chánh Văn phòng được ký thừa lệnh Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo các văn bản nào? Người đứng đầu đơn vị thuộc Bộ được ký thừa ủy quyền Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo trong trường hợp nào?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Ký thừa lệnh
7,622 lượt xem
TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Ký thừa lệnh

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Ký thừa lệnh

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào