Chánh Văn phòng được ký thừa lệnh Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo các văn bản nào? Người đứng đầu đơn vị thuộc Bộ được ký thừa ủy quyền Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo trong trường hợp nào?
- Chánh Văn phòng có được ký thừa lệnh Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo giấy giới thiệu, giấy đi đường cho công chức không?
- Chánh Thanh tra có được ký thừa lệnh Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo văn bản về giấy triệu tập tham dự các cuộc họp không?
- Người đứng đầu đơn vị thuộc Bộ được ký thừa ủy quyền Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo trong trường hợp nào?
Chánh Văn phòng có được ký thừa lệnh Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo giấy giới thiệu, giấy đi đường cho công chức không?
Căn cứ điểm c khoản 1 Điều 13 Quy chế Làm việc của Bộ giáo dục và đào tạo ban hành kèm theo Quyết định 355/QĐ-BGDĐT năm 2022 quy định như sau:
Thẩm quyền ký văn bản của người đứng đầu đơn vị thuộc Bộ và cấp phó của đơn vị
1. Chánh Văn phòng ký thừa lệnh (TL) Bộ trưởng các văn bản sau:
a) Văn bản gửi đến bộ, ngành, đoàn thể, tổ chức chính trị - xã hội, địa phương, các đơn vị trong ngành về những vấn đề có tính chất hành chính sau khi được lãnh đạo Bộ duyệt nội dung;
b) Thông báo kết luận các cuộc họp do lãnh đạo Bộ chủ trì sau khi được lãnh đạo Bộ duyệt nội dung;
c) Giấy giới thiệu, giấy đi đường cho công chức, viên chức, người lao động của Văn phòng;
d) Sao y, sao lục các văn bản theo quy định của pháp luật;
đ) Các văn bản giải quyết công việc cụ thể khi được lãnh đạo Bộ giao.
...
Đối chiếu quy định trên, Chánh Văn phòng được ký thừa lệnh Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo các văn bản nêu trên.
Do đó, Chánh Văn phòng được ký thừa lệnh Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo về văn bản giấy giới thiệu, giấy đi đường cho công chức.
Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo
Chánh Thanh tra có được ký thừa lệnh Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo văn bản về giấy triệu tập tham dự các cuộc họp không?
Theo điểm b khoản 2 Điều 13 Quy chế Làm việc của bộ giáo dục và đào tạo ban hành kèm theo Quyết định 355/QĐ-BGDĐT năm 2022 quy định như sau:
Thẩm quyền ký văn bản của người đứng đầu đơn vị thuộc Bộ và cấp phó của đơn vị
...
2. Vụ trưởng, Cục trưởng, Chánh Thanh tra ký thừa lệnh (TL) Bộ trưởng các văn bản sau:
a) Các văn bản hướng dẫn về chuyên môn, nghiệp vụ thuộc lĩnh vực công tác được giao; văn bản đôn đốc, nhắc nhở các đơn vị thuộc bộ, ngành thực hiện các chương trình, kế hoạch công tác sau khi được lãnh đạo Bộ phê duyệt nội dung và đồng ý giao ký thừa lệnh;
b) Giấy triệu tập tham dự các cuộc họp, hội nghị, hội thảo do đơn vị chủ trì theo kế hoạch đã được lãnh đạo Bộ duyệt;
c) Giấy giới thiệu, giấy đi đường cho công chức, viên chức, người lao động của đơn vị;
d) Các văn bản giải quyết công việc cụ thể khi được lãnh đạo Bộ giao.
Như vậy, Chánh Thanh tra có được ký thừa lệnh Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo văn bản về giấy triệu tập tham dự các cuộc họp hội nghị, hội thảo do đơn vị chủ trì theo kế hoạch đã được lãnh đạo Bộ duyệt và những văn bản nêu trên.
Người đứng đầu đơn vị thuộc Bộ được ký thừa ủy quyền Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo trong trường hợp nào?
Theo khoản 3 Điều 13 Quy chế Làm việc của bộ giáo dục và đào tạo ban hành kèm theo Quyết định 355/QĐ-BGDĐT năm 2022 quy định như sau:
Thẩm quyền ký văn bản của người đứng đầu đơn vị thuộc Bộ và cấp phó của đơn vị
...
3. Người đứng đầu đơn vị thuộc Bộ được ký thừa ủy quyền (TUQ) Bộ trưởng một số văn bản theo quyết định ủy quyền riêng.
4. Lãnh đạo các đơn vị thuộc Bộ có tư cách pháp nhân, có con dấu riêng được ký tất cả các văn bản thuộc chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn đã được phân công, phân cấp quản lý và có trách nhiệm quản lý, sử dụng con dấu theo quy định của pháp luật và chịu trách nhiệm trước pháp luật về các quyết định của mình. Không được dùng con dấu của Bộ để giải quyết công việc thuộc chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của đơn vị (trừ điểm a, b khoản 2 Điều này) và không được nhân danh Bộ trưởng khi sử dụng con dấu của đơn vị.
5. Cấp phó của đơn vị được ký thay một số văn bản mà người đứng đầu đơn vị được ký thừa lệnh nêu tại khoản 2 Điều này theo sự phân công của người đứng đầu đơn vị sau khi được lãnh đạo Bộ phê duyệt nội dung và đồng ý giao ký thừa lệnh.
Theo đó, người đứng đầu đơn vị thuộc Bộ được ký thừa ủy quyền (TUQ) Bộ trưởng một số văn bản theo quyết định ủy quyền riêng.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu bản nhận xét đánh giá cán bộ của cấp ủy mới nhất? Hướng dẫn viết bản nhận xét đánh giá cán bộ của cấp ủy chi tiết?
- Có thể xét nâng bậc lương trước thời hạn đối với cán bộ, công chức, viên chức và người lao động đã có thông báo nghỉ hưu?
- Phê bình người có hành vi bạo lực gia đình có phải là một biện pháp ngăn chặn hành vi bạo lực gia đình?
- Mẫu biên bản họp hội đồng thi đua khen thưởng? Cách viết mẫu biên bản hội đồng thi đua khen thưởng?
- Người nước ngoài được sở hữu bao nhiêu nhà ở tại Việt Nam? Người nước ngoài được sở hữu nhà ở tại Việt Nam tối đa bao nhiêu năm?