Kinh doanh vận chuyển hàng không cần lưu ý điều gì? Điều kiện để được cấp Giấy phép kinh doanh vận chuyển hàng không được quy định thế nào?
Kinh doanh vận chuyển hàng không là gì?
Căn cứ Điều 109 Luật Hàng không dân dụng Việt Nam 2006 được sửa đổi bởi khoản 39 Điều 1 Luật Hàng không dân dụng Việt Nam sửa đổi 2014 quy định về khái niệm vận chuyển hàng không dân dụng như sau:
Kinh doanh vận chuyển hàng không
1. Vận chuyển hàng không là việc vận chuyển hành khách, hành lý, hàng hóa, bưu gửi bằng đường hàng không. Vận chuyển hàng không bao gồm vận chuyển hàng không thường lệ và vận chuyển hàng không không thường lệ.
Vận chuyển hàng không thường lệ là việc vận chuyển bằng đường hàng không bao gồm các chuyến bay được thực hiện đều đặn, theo lịch bay được công bố và được mở công khai cho công chúng sử dụng.
Vận chuyển hàng không không thường lệ là việc vận chuyển bằng đường hàng không không có đủ các yếu tố của vận chuyển hàng không thường lệ.
2. Kinh doanh vận chuyển hàng không là ngành kinh doanh có điều kiện và do doanh nghiệp vận chuyển hàng không (sau đây gọi là hãng hàng không) thực hiện.
Theo đó, vận chuyển hàng không là việc vận chuyển hành khách, hành lý, hàng hóa, bưu gửi bằng đường hàng không, bao gồm vận chuyển hàng không thường lệ và vận chuyển hàng không không thường lệ.
Kinh doanh vận chuyển hàng không là ngành kinh doanh có điều kiện và do doanh nghiệp vận chuyển hàng không thực hiện. Khái niệm kinh doanh vận chuyển hàng không được giải thích tại điểm a khoản 3 Điều 3 Nghị định 92/2016/NĐ-CP quy định về các ngành, nghề kinh doanh có điều kiện trong lĩnh vực hàng không dân dụng như sau:
…
3. Kinh doanh vận tải hàng không bao gồm hai hình thức kinh doanh vận chuyển hàng không và kinh doanh hàng không chung.
a) Kinh doanh vận chuyển hàng không là việc vận chuyển hành khách, hành lý, hàng hóa, bưu gửi bằng đường hàng không nhằm mục đích sinh lợi.
…
Như vậy, kinh doanh vận chuyển hàng không là việc vận chuyển hành khách, hành lý, hàng hóa, bưu gửi bằng đường hàng không nhằm mục đích sinh lợi.
Kinh doanh vận chuyển hàng không cần lưu ý điều gì? Điều kiện để được cấp Giấy phép kinh doanh vận chuyển hàng không? (Hình từ Internet)
Điều kiện cấp Giấy phép kinh doanh vận chuyển hàng không được quy định thế nào?
Căn cứ Điều 110 Luật Hàng không dân dụng Việt Nam 2006 được bổ sung bởi khoản 24 Điều 1 Luật Hàng không dân dụng Việt Nam sửa đổi 2014 quy định về điều kiện cấp Giấy phép kinh doanh vận chuyển hàng không như sau:
Điều kiện cấp Giấy phép kinh doanh vận chuyển hàng không
- Doanh nghiệp được cấp Giấy phép kinh doanh vận chuyển hàng không khi có đủ các điều kiện sau đây:
+ Có Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh mà ngành kinh doanh chính là vận chuyển hàng không;
+ Có phương án bảo đảm có tàu bay khai thác;
+ Có tổ chức bộ máy, có nhân viên được cấp giấy phép, chứng chỉ phù hợp bảo đảm khai thác tàu bay, kinh doanh vận chuyển hàng không;
+ Đáp ứng điều kiện về vốn theo quy định của Chính phủ;
+ Có phương án kinh doanh và chiến lược phát triển sản phẩm vận chuyển hàng không phù hợp với nhu cầu của thị trường và quy hoạch, định hướng phát triển ngành hàng không;
+ Có trụ sở chính và địa điểm kinh doanh chính tại Việt Nam.
- Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài được cấp Giấy phép kinh doanh vận chuyển hàng không khi có đủ các điều kiện quy định tại khoản 1 Điều này và các điều kiện sau đây:
+ Bên nước ngoài góp vốn với tỷ lệ theo quy định của Chính phủ;
+ Người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp là công dân Việt Nam và không quá một phần ba tổng số thành viên trong bộ máy điều hành là người nước ngoài.
- Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải cấp Giấy phép kinh doanh vận chuyển hàng không sau khi được Thủ tướng Chính phủ cho phép.
- Doanh nghiệp đề nghị cấp Giấy phép kinh doanh vận chuyển hàng không phải nộp lệ phí. Doanh nghiệp được cấp Giấy phép kinh doanh vận chuyển hàng không có nghĩa vụ sau đây:
+ Công bố nội dung Giấy phép kinh doanh vận chuyển hàng không;
+ Hoạt động đúng mục đích, nội dung, điều kiện ghi trong Giấy phép kinh doanh vận chuyển hàng không;
+ Duy trì điều kiện được cấp Giấy phép kinh doanh vận chuyển hàng không, Giấy chứng nhận người khai thác tàu bay theo quy định;
+ Duy trì chất lượng của dịch vụ vận chuyển hàng không theo quy định của Bộ Giao thông vận tải;
+ Tuân thủ quy định của pháp luật về hàng không dân dụng và pháp luật khác có liên quan.
- Doanh nghiệp được cấp Giấy phép kinh doanh vận chuyển hàng không có nghĩa vụ sau đây:
+ Công bố nội dung Giấy phép kinh doanh vận chuyển hàng không;
+ Hoạt động đúng mục đích, nội dung, điều kiện ghi trong Giấy phép kinh doanh vận chuyển hàng không;
+ Duy trì điều kiện được cấp Giấy phép kinh doanh vận chuyển hàng không, Giấy chứng nhận người khai thác tàu bay theo quy định;
+ Duy trì chất lượng của dịch vụ vận chuyển hàng không theo quy định của Bộ Giao thông vận tải;
+ Tuân thủ quy định của pháp luật về hàng không dân dụng và pháp luật khác có liên quan
- Chính phủ quy định cụ thể điều kiện, trình tự, thủ tục cấp Giấy phép kinh doanh vận chuyển hàng không.
Như vậy, khi tiến hành hoạt động kinh doanh vận chuyển hàng không các doanh nghiệp cần đáp ứng đầy đủ các điều kiện trên. Việc quy định cụ thể, chặt chẽ như vậy nhằm điều kiện thuận lợi cho các cơ quan có thẩm quyền trong việc quản lý ngành nghề này và tránh các rủi ro pháp lý về sau.
Trình tự, thủ tục cấp Giấy phép kinh doanh vận chuyển hàng không?
Trình tự, thủ tục cấp Giấy phép kinh doanh vận chuyển hàng không được quy định cụ thể tại Điều 10 Nghị định 92/2016/NĐ-CP được sửa đổi bởi khoản 7 Điều 1 Nghị định 89/2019/NĐ-CP và một số cụm từ bị thay thế bởi khoản 6 Điều 2 Nghị định 64/2022/NĐ-CP như sau:
Thủ tục cấp Giấy phép kinh doanh vận chuyển hàng không, Giấy phép kinh doanh hàng không chung
- Người đề nghị cấp Giấy phép kinh doanh vận chuyển hàng không, Giấy phép kinh doanh hàng không chung gửi 01 bộ hồ sơ trực tiếp hoặc qua hệ thống bưu chính hoặc trên môi trường điện tử hoặc bằng các hình thức khác đến Cục Hàng không Việt Nam và phải chịu trách nhiệm về tính chính xác, trung thực của các thông tin trong hồ sơ.
- Hồ sơ đề nghị cấp giấy phép bao gồm:
+ Văn bản đề nghị cấp giấy phép theo Mẫu số 01 quy định tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này;
+ Báo cáo (kèm tài liệu chứng minh) về việc đáp ứng các điều kiện kinh doanh vận chuyển hàng không trong đó gồm các nội dung: Phương án về số lượng tàu bay dự kiến khai thác; phương án tổ chức bộ máy bảo đảm khai thác tàu bay, kinh doanh vận tải hàng không, phương án kinh doanh và chiến lược phát triển sản phẩm; nhãn hiệu dự kiến sử dụng; sơ đồ bộ máy tổ chức của doanh nghiệp;
+ Bản chính văn bản xác nhận vốn;
+ Bản sao từ sổ gốc hoặc bản sao và xuất trình bản chính để đối chiếu hoặc bản sao có chứng thực (trường hợp nộp hồ sơ trực tiếp); nộp bản sao có chứng thực (trường hợp nộp hồ sơ qua đường bưu chính) các giấy tờ sau: quyết định bổ nhiệm, hợp đồng lao động, bản sao văn bằng, chứng chỉ chuyên môn của những người phụ trách quy định tại Điều 7 Nghị định này;
+ Hợp đồng nguyên tắc hoặc thỏa thuận về việc mua, thuê mua hoặc thuê tàu bay;
+ Bản sao Điều lệ hoạt động của doanh nghiệp;
+ Danh sách thành viên, cổ đông tại thời điểm nộp hồ sơ; danh sách thành viên, cổ đông phải đảm bảo đầy đủ các thông tin: Họ và tên; ngày tháng năm sinh; quốc tịch; nơi đăng ký hộ khẩu thường trú; chỗ ở hiện tại; tỷ lệ phần vốn góp hay số cổ phần nắm giữ; người đại diện quản lý phần vốn góp đối với thành viên, cổ đông là tổ chức; thỏa thuận góp vốn của các cổ đông, thành viên (bản sao có xác nhận của doanh nghiệp hoặc bản sao và xuất trình bản chính để đối chiếu).
- Trường hợp hồ sơ chưa hợp lệ, trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ, Cục Hàng không Việt Nam phải có văn bản trả lời người đề nghị và hướng dẫn hoàn thiện hồ sơ theo quy định.
- Trong thời hạn 20 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ theo quy định, Cục Hàng không Việt Nam báo cáo Bộ Giao thông vận tải kết quả thẩm định.
- Trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày nhận được báo cáo kết quả thẩm định của Cục Hàng không Việt Nam, Bộ Giao thông vận tải xem xét, trình Thủ tướng Chính phủ. Trường hợp Bộ Giao thông vận tải không chấp thuận kết quả thẩm định thì có văn bản trả lời Cục Hàng không Việt Nam và nêu rõ lý do.
- Trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày nhận được Tờ trình của Bộ Giao thông vận tải, Thủ tướng Chính phủ xem xét, cho phép Bộ Giao thông vận tải cấp Giấy phép kinh doanh vận chuyển hàng không, Giấy phép kinh doanh hàng không chung. Trường hợp không cho phép, Thủ tướng Chính phủ thông báo tới Bộ Giao thông vận tải và nêu rõ lý do.
- Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận được ý kiến bằng văn bản của Thủ tướng Chính phủ, Bộ Giao thông vận tải cấp Giấy phép theo Mẫu số 02 quy định tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này hoặc thông báo ý kiến của Thủ tướng Chính phủ về việc không cấp Giấy phép kinh doanh vận chuyển hàng không, Giấy phép kinh doanh hàng không chung.
Như vậy, thủ tục cấp Giấy phép kinh doanh vận chuyển hàng không được quy định cụ thể như trên. Doanh nghiệp kinh doanh lĩnh vực này cần nắm rõ để đảm bảo quyền lợi của mình.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Nhóm kín, nhóm tele, nhóm zalo chia sẻ link 18+, link quay lén trong group kín thì có bị phạt tù không?
- Chủ đầu tư có phải mua bảo hiểm bắt buộc cho người lao động thi công trên công trường hay không?
- Đảng viên phải tự kiểm điểm, đánh giá chất lượng đảng viên trước chi bộ vào cuối năm đúng không?
- Có trở thành công ty đại chúng khi chưa chào bán cổ phiếu lần đầu ra công chúng? Phải đăng ký cổ phiếu tập trung tại đâu?
- Khi thấy người tiêu dùng bị ép buộc mua hàng hóa thì cá nhân có quyền yêu cầu cơ quan nhà nước xử lý không?