Kinh doanh muối bao gồm các hoạt động nào? Kinh doanh muối phải đảm bảo những yêu cầu nào về hệ thống các thiết bị, công trình hạ tầng kỹ thuật?
- Kinh doanh muối bao gồm các hoạt động nào?
- Kinh doanh muối phải đảm bảo những yêu cầu nào về hệ thống các thiết bị, công trình hạ tầng kỹ thuật?
- Tín dụng hỗ trợ đầu tư vào kinh doanh muối được pháp luật quy định như thế nào?
- Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương có trách nhiệm gì trong việc kinh doanh muối?
Kinh doanh muối bao gồm các hoạt động nào?
Căn cứ theo khoản 10 Điều 3 Nghị định 40/2017/NĐ-CP quy định như sau:
Kinh doanh muối bao gồm các hoạt động mua, bán, chế biến, xuất khẩu, nhập khẩu, dự trữ lưu thông, vận chuyển, bảo quản muối.
Theo đó, kinh doanh muối bao gồm các hoạt động mua, bán, chế biến, xuất khẩu, nhập khẩu, dự trữ lưu thông, vận chuyển, bảo quản muối.
Kinh doanh muối phải đảm bảo những yêu cầu nào về hệ thống các thiết bị, công trình hạ tầng kỹ thuật?
Tại khoản 2 Điều 8 Nghị định 40/2017/NĐ-CP quy định cụ thể:
Quản lý sản xuất, chế biến, kinh doanh muối
...
2. Hệ thống các thiết bị, công trình hạ tầng kỹ thuật sản xuất, chế biến kinh doanh muối đảm bảo:
a) Không gây ô nhiễm vào sản phẩm, nhiễm mặn môi trường vùng lân cận và đảm bảo việc tiêu, thoát nước;
b) Có khoảng cách an toàn với khu vực ô nhiễm môi trường đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền công bố theo quy định của pháp luật và các khu tập trung xử lý chất thải sinh hoạt, công nghiệp, bệnh viện;
c) Nước sử dụng để rửa sơ chế, chế biến muối đạt quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước sinh hoạt;
d) Có giấy chứng nhận cơ sở sản xuất, chế biến, kinh doanh muối đủ điều kiện an toàn thực phẩm theo quy định.
...
Như vậy, hệ thống các thiết bị, công trình hạ tầng kỹ thuật kinh doanh muối phải đảm bảo những yêu cầu sau:
- Không gây ô nhiễm vào sản phẩm, nhiễm mặn môi trường vùng lân cận và đảm bảo việc tiêu, thoát nước;
- Có khoảng cách an toàn với khu vực ô nhiễm môi trường đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền công bố theo quy định của pháp luật và các khu tập trung xử lý chất thải sinh hoạt, công nghiệp, bệnh viện;
- Nước sử dụng để rửa sơ chế, chế biến muối đạt quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước sinh hoạt;
- Có giấy chứng nhận cơ sở kinh doanh muối đủ điều kiện an toàn thực phẩm theo quy định.
Tín dụng hỗ trợ đầu tư vào kinh doanh muối được pháp luật quy định như thế nào?
Căn cứ theo Điều 12 Nghị định 40/2017/NĐ-CP quy định như sau:
Tín dụng hỗ trợ đầu tư vào sản xuất, kinh doanh muối
1. Tổ chức, cá nhân đầu tư vào sản xuất, kinh doanh muối, dịch vụ phục vụ sản xuất muối, kho chứa muối được áp dụng các chính sách về tín dụng thương mại, tín dụng đầu tư và tín dụng chính sách theo các quy định hiện hành của pháp luật.
2. Các dự án thuộc Danh mục vay vốn, đáp ứng được các điều kiện cho vay tín dụng đầu tư của Nhà nước thì được xem xét vay vốn tại Ngân hàng Phát triển Việt Nam theo quy định.
3. Cá nhân, hộ gia đình sản xuất, kinh doanh muối được vay vốn tín dụng ưu đãi qua Ngân hàng Chính sách xã hội theo các quy định hiện hành của Nhà nước.
Theo đó, tín dụng hỗ trợ đầu tư vào kinh doanh muối được pháp luật quy định như sau:
- Tổ chức, cá nhân đầu tư vào kinh doanh muối, dịch vụ phục vụ sản xuất muối, kho chứa muối được áp dụng các chính sách về tín dụng thương mại, tín dụng đầu tư và tín dụng chính sách theo các quy định hiện hành của pháp luật.
- Các dự án thuộc Danh mục vay vốn, đáp ứng được các điều kiện cho vay tín dụng đầu tư của Nhà nước thì được xem xét vay vốn tại Ngân hàng Phát triển Việt Nam theo quy định.
- Cá nhân, hộ gia đình kinh doanh muối được vay vốn tín dụng ưu đãi qua Ngân hàng Chính sách xã hội theo các quy định hiện hành của Nhà nước.
Kinh doanh muối (Hình từ Internet)
Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương có trách nhiệm gì trong việc kinh doanh muối?
Theo Điều 23 Nghị định 40/2017/NĐ-CP quy định như sau:
Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương
1. Thực hiện chức năng quản lý nhà nước về sản xuất, chế biến, kinh doanh muối tại địa phương; xây dựng, ban hành cơ chế, chính sách, quy định mức chi và bố trí nguồn vốn từ ngân sách địa phương hằng năm để hỗ trợ đầu tư phát triển sản xuất muối.
2. Thực hiện quy hoạch sản xuất, kinh doanh muối của địa phương phù hợp với quy hoạch tổng thể của cả nước; chỉ đạo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thực hiện quản lý nhà nước đối với toàn bộ hoạt động sản xuất, chế biến và tiêu thụ muối tại địa phương.
3. Chỉ đạo, tổ chức thực hiện cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho các tổ chức, hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã, tổ hợp tác, hộ gia đình, cá nhân sản xuất muối theo quy định của pháp luật về đất đai.
4. Tuyên truyền phổ biến và tổ chức thực hiện quy hoạch sản xuất, chế biến, kinh doanh muối tại địa phương. Sử dụng lồng ghép các nguồn vốn thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia xóa đói giảm nghèo, xây dựng nông thôn mới, vốn tín dụng và các nguồn vốn hợp pháp khác để đầu tư phát triển sản xuất, chế biến, kinh doanh muối.
5. Chịu trách nhiệm về điều tiết giá muối trên địa bàn. Báo cáo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Tài chính trình Thủ tướng Chính phủ các biện pháp hỗ trợ để điều tiết giá thị trường nhằm đảm bảo ổn định sản xuất và đời sống của người sản xuất muối.
6. Kiểm tra việc sản xuất, chế biến, kinh doanh muối. Giám sát, kiểm tra việc thực hiện các quy chuẩn, tiêu chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng, an toàn vệ sinh thực phẩm, an toàn lao động, môi trường của các cơ sở sản xuất, chế biến, kinh doanh muối; xử lý những hành vi vi phạm theo quy định của pháp luật.
7. Báo cáo định kỳ hoặc đột xuất theo yêu cầu của Thủ tướng Chính phủ, các bộ, ngành liên quan về sản xuất, chế biến, kinh doanh muối tại địa phương.
Theo đó, Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương có trách nhiệm sau:
- Thực hiện chức năng quản lý nhà nước về kinh doanh muối tại địa phương; xây dựng, ban hành cơ chế, chính sách, quy định mức chi và bố trí nguồn vốn từ ngân sách địa phương hằng năm để hỗ trợ đầu tư phát triển sản xuất muối.
- Thực hiện quy hoạch kinh doanh muối của địa phương phù hợp với quy hoạch tổng thể của cả nước; chỉ đạo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thực hiện quản lý nhà nước đối với toàn bộ hoạt động sản xuất, chế biến và tiêu thụ muối tại địa phương.
- Chỉ đạo, tổ chức thực hiện cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho các tổ chức, hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã, tổ hợp tác, hộ gia đình, cá nhân sản xuất muối theo quy định của pháp luật về đất đai.
- Tuyên truyền phổ biến và tổ chức thực hiện quy hoạch kinh doanh muối tại địa phương. Sử dụng lồng ghép các nguồn vốn thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia xóa đói giảm nghèo, xây dựng nông thôn mới, vốn tín dụng và các nguồn vốn hợp pháp khác để đầu tư phát triển chế biến muối.
- Chịu trách nhiệm về điều tiết giá muối trên địa bàn. Báo cáo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Tài chính trình Thủ tướng Chính phủ các biện pháp hỗ trợ để điều tiết giá thị trường nhằm đảm bảo ổn định sản xuất và đời sống của người sản xuất muối.
- Kiểm tra việc kinh doanh muối. Giám sát, kiểm tra việc thực hiện các quy chuẩn, tiêu chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng, an toàn vệ sinh thực phẩm, an toàn lao động, môi trường của các cơ sở kinh doanh muối; xử lý những hành vi vi phạm theo quy định của pháp luật.
- Báo cáo định kỳ hoặc đột xuất theo yêu cầu của Thủ tướng Chính phủ, các bộ, ngành liên quan về kinh doanh muối tại địa phương.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu giấy chứng nhận đăng ký hành nghề công tác xã hội mới nhất hiện nay là mẫu nào? Tải về file word ở đâu?
- Cách viết Biên bản họp đánh giá chất lượng Đảng viên cuối năm? Các bước đánh giá chất lượng Đảng viên như thế nào?
- Cá nhân buôn bán hàng hóa đăng ký thuế trực tiếp với cơ quan thuế hay đăng ký thuế thông qua cơ chế một cửa?
- Tải mẫu Bảng tổng hợp kết quả đánh giá giáo viên của cơ sở giáo dục phổ thông mới nhất? Ai có trách nhiệm báo cáo kết quả thực hiện?
- Mẫu báo cáo kiểm điểm tập thể thường trực HĐND xã mới nhất chuẩn Hướng dẫn 25? Tải về mẫu báo cáo kiểm điểm tập thể?