Kiểm tra cận lâm sàng đối với bệnh viêm phổi ở trẻ em được quy định như thế nào? Việc điều trị tràn dịch màng phổi pháp luật có quy định không?

Con tôi bị viêm phổi, đang uống thuốc và theo dõi được 3 ngày nhưng cháu vẫn sốt dai dẳng mặc dù đã dùng kháng sinh theo bác sĩ. Bác sĩ chỉ định làm xét nghiệm cận lâm sàng, khi có kết quả gia đình tôi được báo là cháu bị tràn dịch màng phổi. Gần 2 tuần điều trị và được xuất viện nên tôi muốn tìm hiểu xét nghiệm cận lâm sàng là như thế nào? Việc điều trị tràn dịch màng phổi pháp luật có quy định không?

Việc chẩn đoán bệnh viêm phổi ở trẻ em cần đảm bảo những nguyên tắc gì?

Căn cứ theo khoản 1 Điều 55 Luật Khám bệnh, chữa bệnh 2009 quy định như sau:

"Điều 55. Chẩn đoán bệnh, chỉ định phương pháp điều trị và kê đơn thuốc
1. Việc chẩn đoán bệnh, chỉ định phương pháp điều trị và kê đơn thuốc phải bảo đảm các nguyên tắc sau đây:
a) Dựa trên kết quả khám lâm sàng, kiểm tra cận lâm sàng, kết hợp với yếu tố tiền sử bệnh, gia đình, nghề nghiệp và dịch tễ;
b) Kịp thời, khách quan, thận trọng và khoa học.
2. Người hành nghề được giao nhiệm vụ khám bệnh, chữa bệnh có trách nhiệm sau đây:
a) Khám bệnh, chẩn đoán bệnh, chỉ định phương pháp điều trị, kê đơn thuốc kịp thời, chính xác và chịu trách nhiệm về việc khám bệnh, chẩn đoán bệnh, chỉ định phương pháp điều trị, kê đơn thuốc của mình;
b) Quyết định điều trị nội trú hoặc ngoại trú; trường hợp người bệnh phải điều trị nội trú mà cơ sở khám bệnh, chữa bệnh không có giường điều trị nội trú thì phải giới thiệu người bệnh đến cơ sở khám bệnh, chữa bệnh phù hợp."

Theo đó, việc chẩn đoán bệnh phải bảo đảm nguyên tắc sau:

- Dựa trên kết quả khám lâm sàng, kiểm tra cận lâm sàng, kết hợp với yếu tố tiền sử bệnh, gia đình, nghề nghiệp và dịch tễ;

- Kịp thời, khách quan, thận trọng và khoa học.

Như vậy, việc chẩn đoán bệnh viêm phổi ở trẻ em cũng phải đảm bảo nguyên tắc nêu trên.

Kiểm tra cận lâm sàng viêm phổi

Kiểm tra cận lâm sàng đối với bệnh viêm phổi ở trẻ em (Hình từ Internet)

Việc kiểm tra cận lâm sàng đối với bệnh viêm phổi ở trẻ em được quy định như thế nào?

Tại khoản 1 Điều 2 Luật Khám bệnh, chữa bệnh 2009 giải thích khám bệnh là việc hỏi bệnh, khai thác tiền sử bệnh, thăm khám thực thể, khi cần thiết thì chỉ định làm xét nghiệm cận lâm sàng, thăm dò chức năng để chẩn đoán và chỉ định phương pháp điều trị phù hợp đã được công nhận.

Căn cứ theo quy định tại Mục VI Hướng dẫn Xử trí viêm phổi cộng đồng ở trẻ em (sau đây gọi là Hướng dẫn) ban hành kèm theo Quyết định 101/QĐ-BYT năm 2014 về cận lâm sàng như sau:

"VI. Cận lâm sàng
1. X-quang phổi
Tại các cơ sở có máy chụp x-quang, xét nghiệm là bằng chứng khách quan chẩn đoán viêm phổi. Tuy nhiên, trong 2-3 ngày đầu của bệnh x-quang phổi có thể bình thường.
Hình ảnh viêm phổi điển hình trên phim x-quang là đám mờ ở nhu mô phổi ranh giới không rõ một bên hoặc 2 bên phổi. Viêm phổi do vi khuẩn, đặc biệt do phế cầu tổn thương phổi có hình mờ hệ thống bên trong có các nhánh phế quản chứa khí. Tổn thương viêm phổi do virus hoặc vi khuẩn không điển hình thường đa dạng, hay gặp tổn thương khoảng kẽ. Có thể gặp hình ảnh tràn dịch màng phổi, áp xe phổi, xẹp phổi...
2. Xét nghiệm công thức máu và CRP
Các xét nghiệm này chỉ làm tại các cơ sở được trang bị máy xét nghiệm tương ứng, thường từ trung tâm y tế huyện trở lên.
- Bạch cầu máu ngoại vi (đặc biệt là tỷ lệ đa nhân trung tính) và CRP máu thường tăng cao khi viêm phổi do vi khuẩn, bình thường nếu do virus hoặc vi khuẩn không điển hình.
3. Xét nghiệm vi sinh
Soi, cấy dịch hầu họng tìm căn nguyên vi khuẩn gây bệnh.
[...]"

Theo đó, đối vơi viêm phổi ở trẻ em, cận lâm sàng là thực hiện X-quang phổi, xét nghiệm công thức máu và CRP và xét nghiệm vi sinh theo quy định cụ thể trên.

Việc điều trị khi được chẩn đoán tràn dịch màng phổi được quy định như thế nào?

Căn cứ theo quy định tại tiểu mục 3 Mục VII Hướng dẫn ban hành kèm theo Quyết định 101/QĐ-BYT năm 2014 như sau:

"VII. Xử trí viêm phổi cộng đồng ở trẻ em
[...]
3. Biến chứng của viêm phổi
Biến chứng hay gặp nhất của viêm phổi là nhiễm khuẩn máu, có thể dẫn tới tình trạng sốc nhiễm khuẩn. Vi khuẩn có thể lan tràn gây viêm màng não, viêm phúc mạc, viêm nội tâm mạc. Một số biến chứng hay gặp khác là tràn mủ màng phổi, áp xe phổi và tràn khí màng phổi.
3.1. Tràn dịch màng phổi
Trẻ bị viêm phổi có thể dẫn đến tràn dịch màng phổi hoặc viêm mủ màng phổi.
a) Chẩn đoán
Trẻ vẫn sốt dai dẳng mặc dù đã dùng kháng sinh phù hợp; khám phát hiện hội chứng 3 giảm bên tràn dịch (giảm thông khí, gỗ đục, rung thanh giảm) hoặc tiếng cọ màng phổi; X-quang phổi có hình ảnh tràn dịch; chọc hút màng phổi có dịch.
b) Điều trị
Chọc hút và dẫn lưu dịch: tràn dịch màng phổi nên được dẫn lưu hết dịch, trừ trường hợp lượng dịch ít. Tràn dịch có thể tái phát phải chọc hút hoặc dẫn lưu nhiều lần. Dịch màng phổi cần xét nghiệm protein, phản ứng Rivalta, tế bào, nhuộm Gram, nuôi cấy và tìm vi khuẩn lao nếu nghi ngờ.
Kháng sinh: phải tác dụng tốt trên cầu khuẩn Gr (+) (S. pneumoniae, S. aureus, S. pyogenes) là nguyên nhân chính gây viêm phổi - màng phổi và ngấm tốt vào khoang màng phổi. Lựa chọn ampicillin hoặc cloxacillin (50 mg/kg, TM hoặc TB, cách mỗi 6 giờ) kết hợp gentamicin (7,5 mg/kg, tĩnh mạch hoặc tiêm bắp, 1 lần trong ngày). Điều chỉnh kháng sinh theo kết quả vi khuẩn nếu có. Nếu trẻ cải thiện (sau ít nhất 7 ngày dùng kháng sinh tĩnh mạch hoặc tiêm bắp), tiếp tục uống cloxacilin 4 lần mỗi ngày. Tổng thời gian điều trị là 3 tuần.
Bệnh không cải thiện dù đã được dẫn lưu và kháng sinh phù hợp: kiểm tra HIV và lao. Có thể xem xét điều trị thử lao phổi - màng phổi.
[...]"

Theo đó, trẻ em bị viêm phổi có thể dẫn đến tràn dịch màng phổi hoặc viêm mủ màng phổi.

Tràn dịch màng phổi được chẩn đoán khi trẻ vẫn sốt dai dẳng mặc dù đã dùng kháng sinh phù hợp; khám phát hiện hội chứng 3 giảm bên tràn dịch (giảm thông khí, gỗ đục, rung thanh giảm) hoặc tiếng cọ màng phổi; X-quang phổi có hình ảnh tràn dịch; chọc hút màng phổi có dịch.

Việc điều trị được quy định như sau: Chọc hút và dẫn lưu dịch: tràn dịch màng phổi nên được dẫn lưu hết dịch, trừ trường hợp lượng dịch ít. Tràn dịch có thể tái phát phải chọc hút hoặc dẫn lưu nhiều lần. Dịch màng phổi cần xét nghiệm protein, phản ứng Rivalta, tế bào, nhuộm Gram, nuôi cấy và tìm vi khuẩn lao nếu nghi ngờ.

Viêm phổi
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Pháp luật
Viêm phổi là gì? Viêm phổi ở trẻ em có tỷ lệ tử vong cao không? Dấu hiệu viêm phổi trẻ em là gì?
Pháp luật
Được chẩn đoán viêm phổi tràn dịch màng phổi thông qua X-quang phổi nhưng vì sau thời gian điều trị dài không khỏi có quyền từ chối chữa trị tại bệnh viện hiện tại không?
Pháp luật
Việc chẩn đoán bệnh viêm phổi ở trẻ em có dựa trên kết quả kiểm tra cận lâm sàng không? Tràn khí màng phổi ở trẻ em được chẩn đoán và điều trị như thế nào?
Pháp luật
Kiểm tra cận lâm sàng đối với bệnh viêm phổi ở trẻ em được quy định như thế nào? Việc điều trị tràn dịch màng phổi pháp luật có quy định không?
Pháp luật
Phương pháp thở oxy qua gọng mũi khi viêm phổi nặng ở trẻ sơ sinh được quy định như thế nào? Phải theo dõi trẻ sơ sinh khi thở oxy ra sao?
Pháp luật
Viêm phổi nặng ở trẻ em có thể được chẩn đoán dựa trên những dấu hiệu nào? Phương pháp thở oxy qua mask khi được chẩn đoán viêm phổi nặng ở trẻ được quy định như thế nào?
Pháp luật
Trẻ em bị chẩn đoán viêm phổi có được điều trị tại nhà không? Trẻ em thường xuyên bị viêm phổi có thể dẫn tới các biến chứng như thế nào?
Pháp luật
Kháng sinh uống được chỉ định cho trẻ được chẩn đoán viêm phổi khi nào? Biến chứng áp xe phổi ở trẻ em bị viêm phổi được chẩn đoán và điều trị như thế nào?
Pháp luật
Nguyên nhân gây viêm phổi ở trẻ em được quy định như thế nào? Việc xử trí trẻ em bị chẩn đoán viêm phổi nặng được quy định như thế nào?
Pháp luật
Việc chẩn đoán và điều trị tràn dịch, tràn khí màng phổi ở trẻ em bị viêm phổi được pháp luật quy định như thế nào?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Viêm phổi
1,894 lượt xem

TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Viêm phổi

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Viêm phổi

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào