Kháng sinh uống được chỉ định cho trẻ được chẩn đoán viêm phổi khi nào? Biến chứng áp xe phổi ở trẻ em bị viêm phổi được chẩn đoán và điều trị như thế nào?
Kháng sinh uống được chỉ định cho trẻ được chẩn đoán viêm phổi khi nào?
Căn cứ theo quy định tại tiểu mục 1.1 Mục VII Hướng dẫn ban hành kèm theo Quyết định 101/QĐ-BYT năm 2014 như sau:
"VII. Xử trí viêm phổi cộng đồng ở trẻ em
1. Viêm phổi
- Điều trị tại nhà hoặc trạm y tế xã, phường.
- Hướng dẫn bà mẹ chăm sóc tại nhà: cách cho trẻ uống thuốc; cách nuôi dưỡng (chia nhỏ bữa ăn nếu trẻ nôn); cách làm thông thoáng mũi; cho trẻ uống đủ nước; cách làm một số thuốc ho dân gian an toàn cho trẻ; theo dõi để phát hiện các dấu hiệu phải đưa trẻ đến khám ngay (rút lõm lồng ngực nặng và các dấu hiệu nguy hiểm toàn thân).
1.1. Kháng sinh liệu pháp (tham khảo phụ lục 1)
Kháng sinh uống được chỉ định cho tất cả trẻ được chẩn đoán viêm phổi khi không có các xét nghiệm hỗ trợ (X-quang phổi, công thức máu, CRP...) Kháng sinh ban đầu lựa chọn theo tuổi:
a. Trẻ < 5 tuổi: Nguyên nhân hay gặp là phế cầu và HI, kháng sinh lựa chọn:
+ Amoxicillin 80 mg/kg/ngày, uống, chia 2 lần. Hoặc
+ Amoxillin-clavulanic 80 mg/kg/ngày, uống, chia 2 lần.
Thời gian điều trị 5 ngày.
b. Trẻ ≥ 5 tuổi: nguyên nhân thường gặp nhất là M. pneumoniae, kháng sinh lựa chọn đầu tiên là nhóm Macrolid:
Erythromycin 40 mg/kg/ngày, chia 4 lần, uống khi đói. Hoặc
Azythromycin 10 mg/kg/ngày, uống 1 lần khi đói. Hoặc
Clarithromycin 15 mg/kg/ngày, uống chia 2 lần.
Thời gian điều trị 7 ngày (trừ Azithromycin dùng 3 - 5 ngày)."
Tham khảo Phụ lục 1 Sơ đồ diễn tiến điều trị viêm phổi tại nhà được ban hành kèm theo Quyết định 101/QĐ-BYT năm 2014 dưới đây:
Theo đó, kháng sinh uống được chỉ định cho tất cả trẻ được chẩn đoán viêm phổi khi không có các xét nghiệm hỗ trợ (X-quang phổi, công thức máu, CRP...) Kháng sinh ban đầu lựa chọn theo tuổi cụ thể nêu trên.
Kháng sinh uống được chỉ định cho trẻ được chẩn đoán viêm phổi
Biến chứng hay gặp nhất ở trẻ em thường xuyên bị viêm phổi là gì?
Căn cứ theo quy định tại tiểu mục 3 Mục VII Hướng dẫn ban hành kèm theo Quyết định 101/QĐ-BYT năm 2014 như sau:
"VII. Xử trí viêm phổi cộng đồng ở trẻ em
[...]
3. Biến chứng của viêm phổi
Biến chứng hay gặp nhất của viêm phổi là nhiễm khuẩn máu, có thể dẫn tới tình trạng sốc nhiễm khuẩn. Vi khuẩn có thể lan tràn gây viêm màng não, viêm phúc mạc, viêm nội tâm mạc. Một số biến chứng hay gặp khác là tràn mủ màng phổi, áp xe phổi và tràn khí màng phổi.
Theo đó, biến chứng hay gặp nhất của viêm phổi là nhiễm khuẩn máu, có thể dẫn tới tình trạng sốc nhiễm khuẩn. Vi khuẩn có thể lan tràn gây viêm màng não, viêm phúc mạc, viêm nội tâm mạc.
Một số biến chứng hay gặp khác là tràn mủ màng phổi, áp xe phổi và tràn khí màng phổi.
Biến chứng áp xe phổi ở trẻ em bị viêm phổi được chẩn đoán và điều trị như thế nào?
Căn cứ theo quy định tại tiểu mục 3 Mục VII Hướng dẫn ban hành kèm theo Quyết định 101/QĐ-BYT năm 2014 như sau:
"3. Biến chứng của viêm phổi
Biến chứng hay gặp nhất của viêm phổi là nhiễm khuẩn máu, có thể dẫn tới tình trạng sốc nhiễm khuẩn. Vi khuẩn có thể lan tràn gây viêm màng não, viêm phúc mạc, viêm nội tâm mạc. Một số biến chứng hay gặp khác là tràn mủ màng phổi, áp xe phổi và tràn khí màng phổi.
...
3.2. Áp xe phổi
Áp xe phổi là một khoang có vách dày nằm ở nhu mô phổi bên trong có chứa mủ do nhu mô phổi bị hoại tử và mủ hóa.
a) Chẩn đoán: Trẻ sốt, đau ngực, ho đờm đục hoặc lẫn máu, sút cân. Khám thấy di động lồng ngực giảm, giảm thông khí, gõ đục, có ran ẩm hoặc ran phế quản. X-quang ngực có ổ nằm trong nhu mô phổi, thành dày, thường có mức nước - hơi. Siêu âm, CT ngực xác định vị trí, kích thước tổn thương và định hướng chọc dò dẫn lưu mủ.
c) Điều trị
Nguyên nhân gây áp xe phổi thường do S. aureus, có thể gặp S. viridans, liên cầu nhóm A, hiếm hơn là phế cầu, HI.
Kháng sinh: Ampicillin hoặc Cloxacillin (50 mg/kg, tĩnh mạch hoặc tiêm bắp, cách mỗi 6 giờ) kết hợp Gentamicin (7,5 mg/kg, tĩnh mạch hoặc tiêm bắp, 01 lần trong ngày). Tiếp tục điều trị như viêm mủ màng phổi đủ 3 tuần.
Can thiệp ngoại khoa khi ổ áp xe lớn kèm ho ra máu hoặc đáp ứng kém với kháng sinh: dẫn lưu mủ qua thành ngực hoặc chọc hút mủ dưới dẫn đường của siêu âm.
..."
Theo đó, áp xe phổi là một khoang có vách dày nằm ở nhu mô phổi bên trong có chứa mủ do nhu mô phổi bị hoại tử và mủ hóa.
Khi trẻ sốt, đau ngực, ho đờm đục hoặc lẫn máu, sút cân. Khám thấy di động lồng ngực giảm, giảm thông khí, gõ đục, có ran ẩm hoặc ran phế quản. X-quang ngực có ổ nằm trong nhu mô phổi, thành dày, thường có mức nước - hơi. Siêu âm, CT ngực xác định vị trí, kích thước tổn thương và định hướng chọc dò dẫn lưu mủ được chẩn đoán là áp xe phổi.
Việc điều trị áp xe phổi theo quy định cụ thể nêu trên.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Bấm biển số xe máy trên VNeID được không? Lệ phí bấm biển số xe máy trên VNeID là bao nhiêu?
- Chữ ký số ký ngoài giờ hành chính có giá trị pháp lý không? Điều kiện của chữ ký số là gì?
- Đề minh họa thi đánh giá năng lực Đại học Sư phạm Hà Nội 2025 kèm đáp án chính thức thế nào?
- Việc lập và quản lý hồ sơ địa giới đơn vị hành chính phải tuân thủ nguyên tắc gì? Trình tự lập hồ sơ địa giới đơn vị hành chính gồm mấy bước?
- Nghị định 153/2024 quy định mức phí bảo vệ môi trường đối với khí thải từ ngày 5/1/2025 thế nào?