Kiểm sát viên có được thực hiện kiểm tra các biên bản phiên tòa xét xử sơ thẩm vụ án hình sự không? Nếu có thì kiểm tra khi nào?
Biên bản phiên tòa sơ thẩm vụ án hình sự do ai thực hiện ghi lại?
Căn cứ theo điểm d khoản 1 Điều 47 Bộ luật Tố tụng Hình sự 2015 quy định như sau:
Nhiệm vụ, quyền hạn và trách nhiệm của Thư ký Tòa án
1. Thư ký Tòa án được phân công tiến hành tố tụng đối với vụ án hình sự có những nhiệm vụ, quyền hạn:
a) Kiểm tra sự có mặt của những người được Tòa án triệu tập; nếu có người vắng mặt thì phải nêu lý do;
b) Phổ biến nội quy phiên tòa;
c) Báo cáo Hội đồng xét xử danh sách những người được triệu tập đến phiên tòa và những người vắng mặt;
d) Ghi biên bản phiên tòa;
đ) Tiến hành hoạt động tố tụng khác thuộc thẩm quyền của Tòa án theo sự phân công của Chánh án Tòa án.
2. Thư ký Tòa án phải chịu trách nhiệm trước pháp luật và trước Chánh án Tòa án về hành vi của mình.
Theo đó, ghi biên bản phiên tòa sơ thẩm vụ án hình sự do Thư ký Tòa án thực hiện
Ngoài ra, Thư ký Tòa án có có những nhiệm vụ và quyền hạn khác như sau:
- Kiểm tra sự có mặt của những người được Tòa án triệu tập; nếu có người vắng mặt thì phải nêu lý do;
- Phổ biến nội quy phiên tòa;
- Báo cáo Hội đồng xét xử danh sách những người được triệu tập đến phiên tòa và những người vắng mặt;
- Tiến hành hoạt động tố tụng khác thuộc thẩm quyền của Tòa án theo sự phân công của Chánh án Tòa án.
Và Thư ký Tòa án phải chịu trách nhiệm trước pháp luật và trước Chánh án Tòa án về hành vi của mình.
Biên bản phiên tòa xét xử sơ thẩm vụ án hình sự (Hình từ Internet)
Kiểm sát viên có được thực hiện kiểm tra các biên bản phiên tòa xét xử sơ thẩm vụ án hình sự không? Nếu có thì kiểm tra khi nào?
Căn cứ theo Điều 29 Quy chế Công tác thực hành quyền công tố, kiểm sát xét xử vụ án hình sự ban hành kèm theo Quyết định 505/QĐ-VKSTC năm 2017 quy định như sau:
Kiểm tra biên bản phiên tòa
Ngay sau khi kết thúc phiên tòa, Kiểm sát viên phải kiểm tra biên bản phiên tòa, nếu phát hiện biên bản phiên tòa ghi không đầy đủ hoặc không chính xác thì yêu cầu Thư ký Tòa án phải ghi sửa đổi, bổ sung vào cuối biên bản phiên tòa và đề nghị chủ tọa phiên tòa ký xác nhận.
Theo đó, kiểm sát viên được thực hiện kiểm tra các biên bản phiên tòa xét xử sơ thẩm vụ án hình sự.
Và việc kiểm tra này được thực hiện ngay sau khi kết thúc phiên tòa. Nếu phát hiện biên bản phiên tòa ghi không đầy đủ hoặc không chính xác thì yêu cầu Thư ký Tòa án phải ghi sửa đổi, bổ sung vào cuối biên bản phiên tòa và đề nghị chủ tọa phiên tòa ký xác nhận.
Biên bản phiên tòa sơ thẩm vụ án hình sự được quy định như thế nào?
Căn cứ theo Điều 258 Bộ luật Tố tụng Hình sự 2015 quy định như sau:
Biên bản phiên tòa
1. Biên bản phiên tòa phải ghi rõ giờ, ngày, tháng, năm, địa điểm mở phiên tòa và mọi diễn biến tại phiên tòa từ khi bắt đầu cho đến khi kết thúc phiên tòa. Cùng với việc ghi biên bản, có thể ghi âm hoặc ghi hình có âm thanh về diễn biến phiên tòa.
2. Các câu hỏi, câu trả lời, lời trình bày và quyết định tại phiên tòa đều được ghi vào biên bản.
3. Ngay sau khi kết thúc phiên tòa, chủ tọa phiên tòa phải kiểm tra biên bản và cùng với Thư ký Tòa án ký vào biên bản đó.
4. Sau khi chủ tọa phiên tòa và Thư ký Tòa án ký vào biên bản phiên tòa, Kiểm sát viên, bị cáo, người bào chữa, bị hại, đương sự, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của bị hại, đương sự hoặc đại diện của những người đó được xem biên bản phiên tòa. Nếu có người yêu cầu ghi những sửa đổi, bổ sung vào biên bản phiên tòa thì Thư ký Tòa án phải ghi sửa đổi, bổ sung đó vào biên bản phiên tòa. Không được tẩy xóa, sửa chữa trực tiếp mà phải ghi sửa đổi, bổ sung tiếp vào cuối biên bản phiên tòa và cùng chủ tọa phiên tòa ký xác nhận; nếu chủ tọa phiên tòa không chấp nhận yêu cầu thì phải nêu rõ lý do và ghi vào biên bản phiên tòa.
Theo đó, biên bản phiên tòa sơ thẩm vụ án hình sự phải ghi rõ giờ, ngày, tháng, năm, địa điểm mở phiên tòa và mọi diễn biến tại phiên tòa từ khi bắt đầu cho đến khi kết thúc phiên tòa. Cùng với việc ghi biên bản, có thể ghi âm hoặc ghi hình có âm thanh về diễn biến phiên tòa.
Các câu hỏi, câu trả lời, lời trình bày và quyết định tại phiên tòa đều được ghi vào biên bản.
Ngay sau khi kết thúc phiên tòa, chủ tọa phiên tòa phải kiểm tra biên bản và cùng với Thư ký Tòa án ký vào biên bản đó.
Sau khi chủ tọa phiên tòa và Thư ký Tòa án ký vào biên bản phiên tòa, Kiểm sát viên, bị cáo, người bào chữa, bị hại, đương sự, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của bị hại, đương sự hoặc đại diện của những người đó được xem biên bản phiên tòa.
Nếu có người yêu cầu ghi những sửa đổi, bổ sung vào biên bản phiên tòa thì Thư ký Tòa án phải ghi sửa đổi, bổ sung đó vào biên bản phiên tòa.
Không được tẩy xóa, sửa chữa trực tiếp mà phải ghi sửa đổi, bổ sung tiếp vào cuối biên bản phiên tòa và cùng chủ tọa phiên tòa ký xác nhận; nếu chủ tọa phiên tòa không chấp nhận yêu cầu thì phải nêu rõ lý do và ghi vào biên bản phiên tòa.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Ngày 5 tháng 1 là ngày gì? Ngày 5 1 2025 là ngày bao nhiêu âm? Ngày 5 tháng 1 năm 2025 là thứ mấy?
- Đối tượng được thưởng công đoàn bao gồm những ai? Nguồn kinh phí chi thưởng, quyết toán tiền thưởng công đoàn?
- Người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã phải có phẩm chất chính trị và đạo đức như thế nào?
- Hướng dẫn đăng ký tài khoản, nộp thuế online (nộp thuế điện tử) nhanh chóng, chính xác trên trang thuế điện tử của Tổng Cục thuế?
- Biện pháp hạn ngạch xuất khẩu được áp dụng để làm gì? Hạn ngạch xuất khẩu chỉ được áp dụng theo điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên?