Tiền lương của Kiểm sát viên từ năm 2023 sẽ thay đổi thế nào khi tăng lương cơ sở lên 1.8 triệu đồng?
Viện kiểm sát nhân dân có bao nhiêu chức danh tư pháp?
Căn cứ tại Điều 40 Luật Tổ chức Viện kiểm sát 2014 quy định hệ thống Viện kiểm sát nhân dân như sau:
Hệ thống Viện kiểm sát nhân dân
1. Viện kiểm sát nhân dân tối cao.
2. Viện kiểm sát nhân dân cấp cao.
3. Viện kiểm sát nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (sau đây gọi là Viện kiểm sát nhân dân cấp tỉnh).
4. Viện kiểm sát nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh và tương đương (sau đây gọi là Viện kiểm sát nhân dân cấp huyện).
5. Viện kiểm sát quân sự các cấp.
Như vậy, hệ thống Viện kiểm sát nhân dân theo pháp luật Việt Nam hiện nay gồm:
+ Viện kiểm sát nhân dân
+ Viện kiểm sát nhân dân cấp cao
+ Viện kiểm sát nhân dân cấp tỉnh
+ Viện kiểm sát nhân dân cấp huyện
+ Viện kiểm sát quân sự các cấp.
Căn cứ theo quy định tại Điều 58 Luật Tổ chức Viện kiểm sát 2014 ghi nhận các chức danh của Viện kiểm sát nhân dân như sau:
- Viện trưởng, Phó Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân, Viện kiểm sát quân sự các cấp;
- Thủ trưởng, Phó thủ trưởng Cơ quan điều tra;
- Điều tra viên;
- Kiểm tra viên.
Lưu ý: Tiền lương trên dựa trên lương cơ sở không bao gồm các khoản phụ cấp, trợ cấp khác theo quy định.
Tiền lương của Kiểm sát viên từ năm 2023 sẽ thay đổi thế nào khi tăng lương cơ sở lên 1.8 triệu đồng? (Hình từ Internet)
Tiền lương của các chức danh tư pháp thuộc Viện kiểm sát hiện nay là bao nhiêu?
Hệ số lương của các chức danh tư pháp trong hệ thống Viện kiểm sát nhân dân các cấp được quy định tại Nghị quyết 730/2004/NQ-UBTVQH11 và mức lương cơ sở theo quy định tại khoản 2 Điều 3 Nghị định 38/2019/NĐ-CP, cụ thể như sau:
- Viện trưởng Viện kiểm sát:
+ Hệ số lương bậc 1: 10,4 tương đương 15.496.000 đồng
+ Hệ số lương bậc 2: 11,0 tương đương 16.390.000 đồng
- Kiểm sát viên cao cấp:
+ Hệ số lương bậc 1: 6,2 tương đương 9.238.000 đồng
+ Hệ số lương bậc 2: 6,56 tương đương 9.774.400 đồng
+ Hệ số lương bậc 3: 6,92 tương đương 10.310.000 đồng
+ Hệ số lương bậc 4: 7,28 tương đương 10.847.000 đồng
+ Hệ số lương bậc 5: 7,64 tương đương 11.383.600 đồng
+ Hệ số lương bậc 6: 8,0 tương đương 11.920.000 đồng
- Kiểm sát viên chính:
+ Hệ số lương bậc 1: 4,4 tương đương 6.556.000 đồng
+ Hệ số lương bậc 2: 4,74 tương đương 7.062.600 đồng
+ Hệ số lương bậc 3: 5,08 tương đương 7.569.200 đồng
+ Hệ số lương bậc 4: 5,42 tương đương 8.075.800 đồng
+ Hệ số lương bậc 5: 5,76 tương đương 8.582.000 đồng
+ Hệ số lương bậc 6: 6,1 tương đương 9.089.000 đồng
+ Hệ số lương bậc 7: 6,44 tương đương 9.595.600 đồng
+ Hệ số lương bậc 8: 6,78 tương đương 10.102.200 đồng.
- Kiểm sát viên:
+ Hệ số lương bậc 1: 2,34 tương đương 3.486.600 đồng
+ Hệ số lương bậc 2: 2,67 tương đương 3.978.300 đồng
+ Hệ số lương bậc 3: 3,0 tương đương 4.470.000 đồng
+ Hệ số lương bậc 4: 3,33 tương đương 4.961.700 đồng
+ Hệ số lương bậc 5: 3,66 tương đương 5.453.100 đồng
+ Hệ số lương bậc 6: 3,99 tương đương 5.945.100 đồng
+ Hệ số lương bậc 7: 4,32 tương đương 6.436.800 đồng
+ Hệ số lương bậc 8: 4,65 tương đương 6.928.500 đồng
+ Hệ số lương bậc 9: 4,98 tương đương 7.420.200 đồng
Tiền lương của Kiểm sát viên theo quy định trên áp dụng đến hết ngày 30/06/2023.
Như vậy, tiền lương mà Kiểm sát viên có thể nhận được cao nhất là 11.920.000 đồng, áp dụng đến hết ngày 30/06/2023.
Lưu ý: Mức tiền trên chưa bao gồm các phụ cấp khác.
>> Mới: Hoãn cải cách tiền lương, tăng lương cơ sở mới nhất 2024
Từ 01/7/2023, tăng lương cơ sở lên 1.800.000 đồng/tháng thì lương kiểm sát viên có tăng theo không?
Theo quy định tại Điều 3 Nghị quyết 69/2022/QH15 về việc tăng mức lương cơ sở cho cán bộ, công chức, viên chức lên 1,8 triệu đồng.Mức lương cơ sở này áp dụng từ ngày 01/7/2023. Theo đó tiền lương của Kiểm sát viên thay đổi như sau:
- Viện trưởng Viện kiểm sát:
+ Hệ số lương bậc 1: 10,4 tương đương 18.720.000 đồng
+ Hệ số lương bậc 2: 11,0 tương đương 19.800.000 đồng
- Kiểm sát viên Viện kiểm sát nhân dân tối cao:
+ Hệ số lương bậc 1: 6,2 tương đương 11.160.000 đồng
+ Hệ số lương bậc 2: 6,56 tương đương 11.808.000 đồng
+ Hệ số lương bậc 3: 6,92 tương đương 12.456.000 đồng
+ Hệ số lương bậc 4: 7,28 tương đương 13104.000 đồng
+ Hệ số lương bậc 5: 7,64 tương đương 13.752.000 đồng
+ Hệ số lương bậc 6: 8,0 tương đương 14.400.000 đồng
- Kiểm sát viên Viện kiểm sát nhân dân cấp tỉnh:
+ Hệ số lương bậc 1: 4,4 tương đương 7.920.000 đồng
+ Hệ số lương bậc 2: 4,74 tương đương 8.532.000 đồng
+ Hệ số lương bậc 3: 5,08 tương đương 9.144.000 đồng
+ Hệ số lương bậc 4: 5,42 tương đương 9.756.000 đồng
+ Hệ số lương bậc 5: 5,76 tương đương 10.368.000 đồng
+ Hệ số lương bậc 6: 6,1 tương đương 10.980.000 đồng
+ Hệ số lương bậc 7: 6,44 tương đương 11.592.000 đồng
+ Hệ số lương bậc 8: 6,78 tương đương 12.204.000 đồng.
- Kiểm sát viên Viện kiểm sát nhân dân cấp huyện
+ Hệ số lương bậc 1: 2,34 tương đương 4.212.000 đồng
+ Hệ số lương bậc 2: 2,67 tương đương 4.806.000 đồng
+ Hệ số lương bậc 3: 3,0 tương đương 5.400.000 đồng
+ Hệ số lương bậc 4: 3,33 tương đương 5.994.000 đồng
+ Hệ số lương bậc 5: 3,66 tương đương 6.588.000 đồng
+ Hệ số lương bậc 6: 3,99 tương đương 7.182.000 đồng
+ Hệ số lương bậc 7: 4,32 tương đương 7.776.000 đồng
+ Hệ số lương bậc 8: 4,65 tương đương 8.370.000 đồng
+ Hệ số lương bậc 9: 4,98 tương đương 8.964.000 đồng
Như vậy, kể từ ngày 01/07/2023, khi lương cơ sở của cán bộ, công chức, viên chức tăng lên 1,8 triệu thì tiền lương của Kiểm sát viên cũng tăng theo. Tiền lương mà Kiểm sát viên nhận được có thể lên đến 14.400.000 đồng.
Lưu ý: Tiền lương trên dựa trên lương cơ sở không bao gồm các khoản phụ cấp, trợ cấp khác theo quy định.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Bác sĩ điều trị cho bệnh nhân có quyền ký giấy chuyển viện hay không? Điều kiện được chuyển viện cho bệnh nhân là gì?
- Xử lý tang vật tạm giữ liên quan đến hành vi trốn thuế như thế nào theo quy định của pháp luật?
- Mẫu bài phát biểu tổng kết chi bộ 2024? Bài phát biểu tổng kết chi bộ 2024 thế nào? Chi bộ Đảng có nhiệm vụ gì?
- Báo cáo tình hình sử dụng lao động cuối năm nộp trực tiếp như thế nào? Khi nào phải nộp báo cáo trực tiếp?
- Hợp đồng ủy quyền đại diện cho người khác thực hiện quyền kháng cáo có bắt buộc phải công chứng, chứng thực không?