Kiểm sát viên có được phép vắng mặt khi tiến hành việc khám xét bị can trong vụ án hình sự không?
Trong quá trình khám xét bị can vụ án hình sự Kiểm sát viên có trách nhiệm gì?
Trong quá trình khám xét bị can vụ án hình sự Kiểm sát viên có trách nhiệm gì? (hình từ Internet)
Căn cứ khoản 3 Điều 54 Quyết định 111/QĐ-VKSTC năm 2020 quy định như sau:
Thực hành quyền công tố, kiểm sát việc khám xét, thu giữ, tạm giữ tài liệu, đồ vật
...
3. Khi nhận được thông báo của Cơ quan có thẩm quyền điều tra về thời gian, địa điểm tiến hành khám xét, Kiểm sát viên chủ động phối hợp với Điều tra viên, Cán bộ điều tra thống nhất kế hoạch khám xét, bảo đảm việc khám xét thực hiện đúng quy định tại các điều 194, 195 và 198 Bộ luật Tố tụng hình sự.
Trong quá trình khám xét, Kiểm sát viên kiểm sát thành phần tham gia, trình tự, thủ tục thực hiện; việc thu giữ, niêm phong, bảo quản phương tiện, tài liệu, đồ vật (nếu có); việc lập biên bản khám xét, tạm giữ; kịp thời phát hiện vi phạm để yêu cầu chấm dứt, khắc phục; khi cần thiết, đề ra yêu cầu điều tra bằng lời nói; ghi chép nội dung cần thiết; ký biên bản khám xét, tạm giữ theo quy định. Kết thúc việc khám xét, tạm giữ, Kiểm sát viên chủ động phối hợp với Điều tra viên, Cán bộ điều tra, đánh giá, sử dụng kết quả khám xét, tạm giữ để phục vụ giải quyết vụ án.
...
Chiếu theo quy định này, trong quá trình khám xét, Kiểm sát viên có trách nhiệm kiểm sát:
- Thành phần tham gia, trình tự, thủ tục thực hiện;
- Việc thu giữ, niêm phong, bảo quản phương tiện, tài liệu, đồ vật (nếu có);
- Việc lập biên bản khám xét, tạm giữ; kịp thời phát hiện vi phạm để yêu cầu chấm dứt, khắc phục; khi cần thiết, đề ra yêu cầu điều tra bằng lời nói;
- Ghi chép nội dung cần thiết;
- Ký biên bản khám xét, tạm giữ theo quy định.
Kết thúc việc khám xét, tạm giữ, Kiểm sát viên chủ động phối hợp với Điều tra viên, Cán bộ điều tra, đánh giá, sử dụng kết quả khám xét, tạm giữ để phục vụ giải quyết vụ án.
Sau khi Thủ trưởng cơ quan điều tra ban hành quyết định khám xét thì việc khám xét có được thực hiện ngay không?
Căn cứ khoản 1 Điều 193 Bộ luật Tố tụng hình sự 2015 quy định về thẩm quyền ra lệnh khám xét như sau:
Thẩm quyền ra lệnh khám xét
1. Những người có thẩm quyền quy định tại khoản 1 Điều 113 của Bộ luật này có quyền ra lệnh khám xét. Lệnh khám xét của những người được quy định tại khoản 2 Điều 35 và điểm a khoản 1 Điều 113 của Bộ luật này phải được Viện kiểm sát có thẩm quyền phê chuẩn trước khi thi hành.
...
Đồng thời căn cứ Điều 113 Bộ luật Tố tụng hình sự 2015 quy định thẩm quyền ra lệnh, quyết định khám xét như sau:
Bắt bị can, bị cáo để tạm giam
1. Những người sau đây có quyền ra lệnh, quyết định bắt bị can, bị cáo để tạm giam:
a) Thủ trưởng, Phó Thủ trưởng Cơ quan điều tra các cấp. Trường hợp này, lệnh bắt phải được Viện kiểm sát cùng cấp phê chuẩn trước khi thi hành;
b) Viện trưởng, Phó Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân và Viện trưởng, Phó Viện trưởng Viện kiểm sát quân sự các cấp;
c) Chánh án, Phó Chánh án Tòa án nhân dân và Chánh án, Phó Chánh án Tòa án quân sự các cấp; Hội đồng xét xử.
...
Theo đó, Thủ trưởng cơ quan điều tra có thẩm quyền ban hành quyết định khám xét bị can trong vụ án hình sự. Đồng thời, sau khi ban hành lệnh khám xét phải được Viện kiểm sát có thẩm quyền phê chuẩn trước khi thi hành việc khám xét bị can trong vụ án hình sự.
Kiểm sát viên có được phép vắng mặt khi tiến hành việc khám xét bị can trong vụ án hình sự không?
Căn cứ khoản 3 Điều 193 Bộ luật Tố tụng hình sự 2015 quy định như sau:
Thẩm quyền ra lệnh khám xét
...
3. Trước khi tiến hành khám xét, Điều tra viên phải thông báo cho Viện kiểm sát cùng cấp về thời gian và địa điểm tiến hành khám xét để cử Kiểm sát viên kiểm sát việc khám xét, trừ trường hợp khám xét khẩn cấp. Kiểm sát viên phải có mặt để kiểm sát việc khám xét. Nếu Kiểm sát viên vắng mặt thì ghi rõ vào biên bản khám xét.
...
Như vậy, Kiểm sát viên được quyền vắng mặt khi thực hiện lệnh khám xét và việc vắng mặt sẽ được ghi rõ vào biên bản khám xét.
Ngoài ra, căn cứ khoản 4 Điều 54 Quyết định 111/QĐ-VKSTC năm 2020 quy định như sau:
Thực hành quyền công tố, kiểm sát việc khám xét, thu giữ, tạm giữ tài liệu, đồ vật
...
4. Kiểm sát viên phải trực tiếp kiểm sát việc khám xét. Trường hợp Kiểm sát viên không trực tiếp kiểm sát việc khám xét thì phải được sự đồng ý của lãnh đạo đơn vị, lãnh đạo Viện, đồng thời thông báo để Điều tra viên, Cán bộ điều tra ghi rõ trong biên bản khám xét. Kiểm sát viên phải yêu cầu Điều tra viên, Cán bộ điều tra cung cấp biên bản khám xét, biên bản tạm giữ và các tài liệu có liên quan để kiểm sát. Nếu phát hiện vi phạm, thì tùy trường hợp, Kiểm sát viên báo cáo, đề xuất lãnh đạo đơn vị, lãnh đạo Viện ra văn bản yêu cầu khắc phục.
...
Căn cứ quy định này, Kiểm sát viên vắng mặt khi thực hiện lệnh khám xét phải đảm bảo các vấn đề sau:
Thứ nhất, việc vắng mặt tại buổi khám xét phải được sự đồng ý của lãnh đạo đơn vị, lãnh đạo Viện,
Thứ hai, phải đồng thời thông báo để Điều tra viên, Cán bộ điều tra ghi rõ trong biên bản khám xét về việc vắng mặt của Kiểm sát viên.
Thứ ba, Kiểm sát viên phải yêu cầu Điều tra viên, Cán bộ điều tra cung cấp biên bản khám xét, biên bản tạm giữ và các tài liệu có liên quan để kiểm sát. Nếu phát hiện vi phạm, thì tùy trường hợp, Kiểm sát viên báo cáo, đề xuất lãnh đạo đơn vị, lãnh đạo Viện ra văn bản yêu cầu khắc phục.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Khi đấu giá theo phương thức đặt giá xuống mà chỉ có một người đăng ký tham gia đấu giá thì cuộc đấu giá thực hiện như nào?
- Chế độ cử tuyển là gì? Người học theo chế độ cử tuyển có trách nhiệm như thế nào khi tốt nghiệp?
- Rối loạn lưỡng cực là gì? Nguyên nhân gây rối loạn lượng cực? Rối loạn lượng cực có tái phát không?
- Trường cao đẳng sư phạm trung ương trực thuộc cơ quan nào? Nội dung quy chế tổ chức của trường cao đẳng sư phạm trung ương?
- Tranh chấp hợp đồng dân sự là gì? Những tranh chấp về dân sự thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án bao gồm tranh chấp hợp đồng dân sự?