Khu vực chế biến của cơ sở chế biến hạt điều cần đáp ứng những yêu cầu gì? Công nhân chế biến hạt điều có cần phải được huấn luyện kiến thức về vệ sinh an toàn thực phẩm không?
Khu vực chế biến của cơ sở chế biến hạt điều cần đáp ứng những yêu cầu gì?
Căn cứ theo tiểu mục 2.2 Mục 2 Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 01-08:2009/BNNPTNT quy định về những yêu cầu riêng đối với từng khu vực chế biến của cơ sở chế biến hạt điều cụ thể như sau:
Quy định riêng đối với từng khu vực chế biến
2.2.1. Khu vực 2: Bóc vỏ lụa
- Bố trí sản xuất tập trung bằng máy hoặc thủ công.
- Ngoài các quy định chung ở trên, phần nhà xưởng phải đảm bảo các yêu cầu sau:
+ Có tường bao ngăn cách khu vực chế biến với bên ngoài.
+ Kết cấu bao che (tường, cửa đi, cửa sổ) và sàn nhà phải làm bằng các vật liệu không thấm nước, không đọng nước, thuận tiện cho vệ sinh công nghiệp.
+ Trần nhà phải đảm bảo dễ vệ sinh.
+ Có lưới chắn côn trùng ở cửa sổ, lỗ thông gió mở thông ra ngoài. Lưới chắn phải dễ tháo lắp để vệ sinh.
2.2.2. Khu vực 3: phân loại – khử trùng – đóng gói bảo quản
Ngoài các yêu cầu giống như khu vực 2, phải đảm bảo các yêu cầu sau:
- Cửa ra vào, ô cửa mở ra ngoài phải có:
+ Màn chắn côn trùng làm bằng vật liệu không gỉ, dễ làm vệ sinh; hoặc
+ Màn khí thổi; hoặc
+ Cửa tự động.
- Phải thực hiện và được chứng nhận về hệ thống phân tích mối nguy và điểm kiểm soát tới hạn - HACCP.
Khu vực chế biến của cơ sở chế biến hạt điều cần đáp ứng yêu cầu gì? (Hình từ Internet)
Công nhân chế biến hạt điều có cần phải được huấn luyện kiến thức về vệ sinh an toàn thực phẩm không?
Tại tiểu mục 2.1.10 Mục 2 Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 01-08:2009/BNNPTNT quy định về những yêu cầu đối với con người của cơ sở chế biến hạt điều như sau:
Yêu cầu về con người
- Công nhân chế biến hạt điều phải được học và có giấy chứng nhận đã tham dự huấn luyện kiến thức VSATTP. Mỗi năm 1 lần được học tập bổ sung và cập nhật kiến thức.
- Sức khoẻ người sản xuất: Người tham gia trực tiếp vào quá trình chế biến hạt điều không được mắc các bệnh ngoài da hoặc bệnh truyền nhiễm thuộc danh mục đã được Bộ Y Tế quy định và được quản lý bằng cách khám sức khỏe trước khi tuyển dụng và khám định kỳ hàng năm.
Theo đó, công nhân chế biến hạt điều phải được học và có giấy chứng nhận đã tham dự huấn luyện kiến thức về vệ sinh an toàn thực phẩm. Ngoài ra, mỗi năm họ còn được học tập bổ sung và cập nhật kiến thức.
Quá trình chế biến hạt điều phải được kiểm soát như thế nào?
Căn cứ theo tiểu mục 2.1.13 Mục 2 Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 01-08:2009/BNNPTNT có quy định cụ thể về những yêu cầu đối với việc quản lý, kiểm soát quá trình chế biến hạt điều như sau:
Yêu cầu về quản lý, kiểm soát quá trình chế biến hạt điều:
- Phải có Quy phạm sản xuất để kiểm soát quá trình chế biến hạt điều, đảm bảo sản phẩm nhân hạt điều làm ra đạt yêu cầu theo mức giới hạn tối đa ô nhiễm sinh học và hóa học trong thực phẩm được Bộ Y tế quy định tại Quyết định số 46/2007/QĐ-BYT ngày 19 tháng 12 năm 2007.
- Phải có nội quy về đảm bảo vệ sinh cá nhân và nơi làm việc.
- Có hồ sơ ghi chép theo dõi quá trình sản xuất và chế độ vệ sinh.
- Ghi nhãn sản phẩm: Phải ghi đầy đủ thông tin trên nhãn, mác theo Nghị định số 89/2006/NĐ-CP ngày 30/8/2006 của Chính phủ về nhãn mác hàng hóa.
- Tiêu chuẩn chất lượng: Cơ sở chế biến hạt điều phải công bố tiêu chuẩn chất lượng áp dụng cho sản phẩm nhân hạt điều với cơ quan có thẩm quyền và người mua hàng.
Kết cấu nhà xưởng của cơ sở chế biến hạt điều cần tuân thủ những yêu cầu gì?
Theo tiểu mục 2.1.3 Mục 2 Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 01-08:2009/BNNPTNT quy định về những yêu cầu chung đối với kết cấu nhà xưởng của cơ sở chế biến hạt điều như sau:
Kết cấu nhà xưởng
- Nhà xưởng phải có kết cấu vững chắc, phù hợp với tính chất, quy mô sản xuất.
- Vật liệu làm các kết cấu trong nhà xưởng có thể tiếp xúc trực tiếp, hoặc gián tiếp với sản phẩm không được chứa hóa chất độc hại.
- Nền nhà xưởng phải có bề mặt cứng, chịu tải trọng, thoát nước tốt; không trơn, không thấm và đọng nước; không có khe hở, dễ làm vệ sinh; giữa nền với tường, bệ thiết bị, máy móc... phải có góc lượn rộng.
- Cửa kính ở khu vực sản xuất (nếu có) phải có biện pháp để đảm bảo khi vỡ không bị rơi ra.
- Mái nhà được lợp bằng vật liệu bền, chắc, không dột, đọng nước.
- Hệ thống thông gió, hút bụi phải đảm bảo thải được không khí nóng, các khí ngưng tụ, khói bụi ra ngoài; đảm bảo cho dòng khí chuyển động từ nơi có yêu cầu vệ sinh cao, sang nơi có yêu cầu vệ sinh thấp hơn.
- Cầu thang, bậc thềm và các kệ phải làm bằng các vật liệu bền, không thấm nước, không trơn, dễ làm vệ sinh và bố trí ở vị trí thích hợp.
- Bên ngoài nhà xưởng: Khu vực xung quanh nhà xưởng, đường, lối đi và các khu vực khác trong cơ sở chế biến phải có độ nghiêng thoát nước cần thiết và được lát bằng vật liệu cứng, bền hoặc phủ cỏ, trồng cây; có hệ thống thoát nước tốt và dễ làm vệ sinh.
Trên đây là một số yêu cầu chung nhằm đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm đối với cơ sở chế biến hạt điều.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu thỏa thuận liên doanh tham gia đấu thầu dự án đầu tư công trình năng lượng chuẩn Thông tư 24?
- Noel là ngày gì? Noel là ngày 24 hay 25? Lễ Giáng sinh người lao động có được nghỉ làm để đi chơi Noel không?
- Hình thức tổ chức họp báo cho báo chí của Bộ Công thương mấy tháng một lần? Do ai chủ trì thực hiện?
- Hành vi hành chính của cơ quan nào bị khiếu kiện thuộc thẩm quyền giải quyết theo thủ tục sơ thẩm của Tòa án cấp tỉnh?
- Bộ luật Hình sự mới nhất hiện nay quy định những gì? Bộ luật Hình sự có nhiệm vụ gì? Nguyên tắc xử lý người phạm tội và pháp nhân thương mại phạm tội?