Khu chăn nuôi có 20 đơn vị vật nuôi là lớn hay nhỏ? Khu chăn nuôi phải đáp ứng những điều kiện gì về xử lý chất thải?
Khu chăn nuôi là gì?
Căn cứ theo khoản 1 Điều 2 Luật Chăn nuôi 2018 có định nghĩa về khu chăn nuôi như sau:
Giải thích từ ngữ
Trong Luật này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
1. Chăn nuôi là ngành kinh tế - kỹ thuật bao gồm các hoạt động trong lĩnh vực giống vật nuôi, thức ăn chăn nuôi, điều kiện chăn nuôi, chế biến và thị trường sản phẩm chăn nuôi.
2. Hoạt động chăn nuôi là nuôi sinh trưởng, nuôi sinh sản vật nuôi và hoạt động khác có liên quan đến vật nuôi, sản phẩm chăn nuôi phục vụ mục đích làm thực phẩm, khai thác sức kéo, làm cảnh hoặc mục đích khác của con người.
3. Chăn nuôi nông hộ là hình thức tổ chức hoạt động chăn nuôi tại hộ gia đình.
4. Chăn nuôi trang trại là hình thức tổ chức hoạt động chăn nuôi tập trung tại khu vực riêng biệt dành cho sản xuất, kinh doanh chăn nuôi.
...
Theo đó có thể hiểu khu chăn nuôi là một khu vực xác định về mặt địa lý có ranh giới rõ ràng để phục vụ cho ác hoạt động trong lĩnh vực giống vật nuôi, thức ăn chăn nuôi, điều kiện chăn nuôi, chế biến và thị trường sản phẩm chăn nuôi.
Khu chăn nuôi có 20 đơn vị vật nuôi là lớn hay nhỏ?
Căn cứ theo khoản 2 Điều 21 Nghị định 13/2020/NĐ-CP (được sửa đổi bởi điểm b khoản 12 Điều 1 Nghị định 46/2022/NĐ-CP) quy định về quy mô chăn nuôi như sau:
Quy mô chăn nuôi
…
2. Quy mô chăn nuôi được quy định như sau
a) Chăn nuôi trang trại quy mô lớn: Từ 300 đơn vị vật nuôi trở lên;
b) Chăn nuôi trang trại quy mô vừa: Từ 30 đến dưới 300 đơn vị vật nuôi;
c) Chăn nuôi trang trại quy mô nhỏ: Từ 10 đến dưới 30 đơn vị vật nuôi;
d) Chăn nuôi nông hộ: Dưới 10 đơn vị vật nuôi.
...
Theo quy định vừa nêu trên thì khu chăn nuôi từ 10 đến dưới 30 đơn vị vật nuôi là quy mô nhỏ. Như vậy khu chăn nuôi có 20 đơn vị vật nuôi là khu chăn nuôi với quy mô nhỏ.
Khu chăn nuôi là gì? Khu chăn nuôi có 20 đơn vị vật nuôi là lớn hay nhỏ? (Hình từ Internet)
Xử lý vi phạm với khu chăn nuôi quy mô nhỏ vi phạm về việc xử lý chất thải như thế nào?
Căn cứ theo Điều 30 Nghị định 14/2021/NĐ-CP về vi phạm quy định về xử lý chất thải chăn nuôi trang trại như sau:
Vi phạm quy định về xử lý chất thải chăn nuôi trang trại
1. Hành vi vi phạm quy định về xử lý chất thải rắn có nguồn gốc hữu cơ không đáp ứng quy chuẩn kỹ thuật quốc gia bị xử phạt như sau:
a) Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với chăn nuôi trang trại quy mô nhỏ;
b) Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với chăn nuôi trang trại quy mô vừa;
c) Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 7.000.000 đồng đối với chăn nuôi trang trại quy mô lớn.
2. Hành vi vi phạm quy định về xử lý nước thải chăn nuôi không đáp ứng quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước thải chăn nuôi cho cây trồng bị xử phạt như sau:
a) Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với chăn nuôi trang trại quy mô nhỏ;
b) Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 7.000.000 đồng đối với chăn nuôi trang trại quy mô vừa;
c) Phạt tiền từ 7.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với chăn nuôi trang trại quy mô lớn.
3. Hành vi vi phạm quy định về xử lý khí thải từ hoạt động chăn nuôi không đáp ứng quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về khí thải chăn nuôi bị xử phạt như sau:
a) Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với chăn nuôi trang trại quy mô nhỏ;
b) Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 7.000.000 đồng đối với chăn nuôi trang trại quy mô vừa;
c) Phạt tiền từ 7.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với chăn nuôi trang trại quy mô lớn.
4. Biện pháp khắc phục hậu quả
Buộc phải thực hiện biện pháp khắc phục tình trạng ô nhiễm môi trường và báo cáo kết quả khắc phục trong thời hạn do người có thẩm quyền xử phạt ấn định trong quyết định xử phạt vi phạm hành chính đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 3 Điều này.
Theo đó mức xử phạt vi phạm hành chính đối với khu chăn nuôi quy mô nhỏ vi phạm về việc xử lý chất thải như sau:
- Bị xử phạt vi phạm hành chính từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với vi phạm quy định về xử lý chất thải rắn có nguồn gốc hữu cơ không đáp ứng quy chuẩn kỹ thuật quốc gia.
- Bị xử phạt vi phạm hành chính từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với vi phạm quy định về xử lý nước thải chăn nuôi không đáp ứng quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước thải chăn nuôi cho cây trồng.
- Bị xử phạt vi phạm hành chính từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với vi phạm quy định về xử lý khí thải từ hoạt động chăn nuôi không đáp ứng quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về khí thải chăn nuôi.
Ngoài mức xử phạt vi phạm hành chính nêu trên thì khu chăn nuôi còn buộc phải thực hiện biện pháp khắc phục tình trạng ô nhiễm môi trường và báo cáo kết quả khắc phục trong thời hạn do người có thẩm quyền xử phạt ấn định trong quyết định xử phạt vi phạm hành chính đối với hành vi vi phạm.
Lưu ý: Mức xử phạt vi phạm hành chính vừa nêu trên là mức phạt áp dụng đối với cá nhân. Trường hợp tổ cức vi phạm quy định về xử lý chất thải trong chăn nuôi thì mức xử phạt gấp 02 lần so với cá nhân (khoản b Điều 5 Nghị định 14/2021/NĐ-CP).
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Hội đồng nhân dân là cơ quan quyền lực nhà nước ở địa phương đúng không? Nhiệm kỳ của Hội đồng nhân dân?
- Biện pháp bảo đảm dự thầu có được áp dụng khi đấu thầu hạn chế đối với gói thầu cung cấp dịch vụ phi tư vấn không?
- Mã số thuế được cấp riêng hay chung với giấy chứng nhận đăng ký thuế? Người nộp thuế phải sử dụng mã số thuế thế nào?
- Bên mời thầu có phải chịu chi phí đăng tải thông tin về lựa chọn nhà đầu tư và các chi phí khác không?
- Chủ đầu tư có phải chịu chi phí đăng tải thông tin về đấu thầu trong lựa chọn nhà thầu hay không?