Không thực hiện kê khai giá thuốc trước khi lưu hành trên thị trường theo quy định mới nhất hiện nay sẽ bị xử phạt bao nhiêu?
- Có bắt buộc phải thực hiện kê khai giá thuốc trước khi lưu hành trên thị trường không?
- Hồ sơ kê khai giá thuốc bao gồm những giấy tờ gì? Nộp hồ sơ kê khai giá thuốc tại cơ quan nào?
- Không thực hiện kê khai giá thuốc trước khi lưu hành trên thị trường theo quy định mới nhất hiện nay sẽ bị xử phạt bao nhiêu?
Có bắt buộc phải thực hiện kê khai giá thuốc trước khi lưu hành trên thị trường không?
Căn cứ theo Điều 107 Luật Dược 2016 quy định về các biện pháp quản lý giá thuốc cụ thể như sau:
- Đấu thầu thuốc dự trữ quốc gia theo quy định của Luật đấu thầu và pháp luật về dự trữ quốc gia; đấu thầu thuốc mua từ nguồn vốn ngân sách nhà nước, quỹ bảo hiểm y tế, nguồn thu từ dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh và các nguồn thu hợp pháp khác của cơ sở y tế công lập theo quy định của Luật đấu thầu, trừ trường hợp quy định tại khoản 2 Điều này.
- Đấu thầu hoặc đặt hàng hoặc giao kế hoạch đối với thuốc phục vụ chương trình Mục tiêu quốc gia, quốc phòng, an ninh, phòng, chống dịch bệnh, khắc phục hậu quả thiên tai, thảm họa theo quy định của pháp luật về cung ứng dịch vụ, sản phẩm công ích.
- Kê khai giá thuốc trước khi lưu hành trên thị trường và kê khai lại khi thay đổi giá thuốc đã kê khai.
- Niêm yết giá bán buôn, bán lẻ thuốc bằng đồng Việt Nam tại nơi giao dịch hoặc nơi bán thuốc của cơ sở kinh doanh dược; in, ghi hoặc dán giá bán lẻ trên bao bì chứa đựng thuốc hoặc bao bì ngoài của thuốc; thông báo công khai trên bảng, trên giấy hoặc bằng các hình thức khác.
- Thực hiện các biện pháp bình ổn giá thuốc theo quy định của Luật giá đối với thuốc thuộc Danh Mục thuốc thiết yếu khi có biến động bất thường về giá hoặc mặt bằng giá biến động ảnh hưởng đến sự ổn định kinh tế - xã hội.
- Thực hiện hình thức đàm phán giá đối với gói thầu mua thuốc, dược liệu chỉ có từ 01 đến 02 nhà sản xuất, thuốc biệt dược gốc, thuốc hiếm, thuốc trong thời gian còn bản quyền, thuốc có hàm lượng không phổ biến và trường hợp đặc thù khác.
- Quy định thặng số bán lẻ tối đa đối với thuốc bán tại cơ sở bán lẻ thuốc trong khuôn viên cơ sở khám bệnh, chữa bệnh.
- Chính phủ quy định chi tiết Điều này.
Như vậy, theo quy định nêu trên thì bắt buộc phải thực hiện kê khai giá thuốc trước khi lưu hành trên thị trường.
Kê khai giá thuốc
Hồ sơ kê khai giá thuốc bao gồm những giấy tờ gì? Nộp hồ sơ kê khai giá thuốc tại cơ quan nào?
Tại Điều 130 Nghị định 54/2017/NĐ-CP quy định về hồ sơ kê khai, kê khai lại giá thuốc, theo đó hồ sơ kê khai giá thuốc được quy định như sau:
(1) Hồ sơ kê khai giá thuốc bao gồm:
- Bảng kê khai giá thuốc nước ngoài nhập khẩu vào Việt Nam theo Mẫu số 01 tại Phụ lục VII ban hành kèm theo Nghị định này;
- Bảng kê khai giá thuốc sản xuất trong nước theo Mẫu số 02 tại Phụ lục VII ban hành kèm theo Nghị định này.
(2) Hồ sơ được lập thành 02 bộ: 01 bộ gửi Bộ Y tế hoặc Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương trong trường hợp kê khai lại giá thuốc sản xuất tại Việt Nam, 01 bộ lưu tại cơ sở.
Lưu ý: Giá thuốc kê khai, kê khai lại được tính theo đồng tiền Việt Nam đã bao gồm thuế giá trị gia tăng và được tính trên một đơn vị đóng gói nhỏ nhất. Đối với giá nhập khẩu, việc kê khai, kê khai lại phải kèm theo thông tin về tỷ giá quy đổi từ đồng ngoại tệ sử dụng sang đồng tiền Việt Nam tại thời điểm kê khai giá. Tỷ giá quy đổi ngoại tệ được tính theo tỷ giá thực tế các cơ sở kinh doanh thuốc đã thanh toán với ngân hàng nơi giao dịch khi vay hoặc khi mua ngoại tệ, trường hợp cơ sở kinh doanh thuốc chưa thanh toán với ngân hàng thì tính theo tỷ giá bán ra của ngân hàng thương mại nơi đã vay hoặc mua ngoại tệ tại thời điểm tính giá.
Không thực hiện kê khai giá thuốc trước khi lưu hành trên thị trường theo quy định mới nhất hiện nay sẽ bị xử phạt bao nhiêu?
Căn cứ theo khoản 4 Điều 66 Nghị định 117/2020/NĐ-CP quy định về việc xử phạt đối với hành vi vi phạm quy định về quản lý giá thuốc như sau:
"4. Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Không thực hiện kê khai giá thuốc hoặc không kê khai lại giá thuốc khi thay đổi giá thuốc đã kê khai trước khi lưu hành trên thị trường;
b) Không điều chỉnh giá nhưng không có báo cáo theo văn bản yêu cầu của cơ quan quản lý nhà nước về giá thuốc đối với hồ sơ kê khai, kê khai lại giá thuốc;
c) Báo cáo không chính xác các yếu tố hình thành giá thuốc theo quy định của pháp luật."
Lưu ý: Theo khoản 5 Điều 4 Nghị định 117/2020/NĐ-CP thì mức phạt tiền được quy định trên đây là mức phạt tiền đối với cá nhân. Đối với cùng một hành vi vi phạm hành chính thì mức phạt tiền đối với tổ chức bằng 02 lần mức phạt tiền đối với cá nhân.
Như vậy, theo quy định nếu trên, trường hợp không thực hiện kê khai giá thuốc trước khi lưu hành trên thị trường thì có thể sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính với mức phạt tiền 30 - 50 triệu đồng (mức phạt áp dụng đối với cá nhân), đối với tổ chức sẽ bị phạt tiền từ 60 - 100 triệu đồng.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Người đại diện cố ý thực hiện giao dịch dân sự vượt quá phạm vi đại diện mà gây thiệt hại sẽ phải chịu trách nhiệm gì?
- Hướng dẫn tự đánh giá, xếp loại giáo viên theo chuẩn nghề nghiệp? Tải về Mẫu phiếu tự đánh giá mới nhất?
- Hành vi không kê khai giá với cơ quan nhà nước của tổ chức, cá nhân bị xử phạt hành chính bao nhiêu tiền?
- DAV là đại học gì? Ban Giám đốc Học viện Ngoại giao gồm những ai? Những nhiệm vụ và quyền hạn của Học viện Ngoại giao?
- Đại lý thuế có cung cấp dịch vụ thực hiện thủ tục đăng ký thuế, khai thuế, nộp thuế thay người nộp thuế?