Nhà nước thực hiện công tác quản lý giá thuốc có dựa trên danh mục thuốc thiết yếu hay không?
Nhà nước thực hiện công tác quản lý giá thuốc có dựa trên danh mục thuốc thiết yếu hay không?
Công tác quản lý giá thuốc (Hình từ Internet)
Tại Điều 4 Thông tư 19/2018/TT-BYT quy định về việc danh mục thuốc thiết yếu sẽ được sử dụng vào các mục đích như sau:
Sử dụng danh mục thuốc thiết yếu
Danh mục thuốc thiết yếu được sử dụng cho các mục đích sau đây:
1. Xây dựng thống nhất các chính sách của Nhà nước về: đầu tư, quản lý giá, vốn, thuế, phí các vấn đề liên quan đến sản xuất, kinh doanh, bảo quản, kiểm nghiệm, xuất khẩu, nhập khẩu thuốc, nguyên liệu làm thuốc để bảo đảm có đủ thuốc trong danh mục thuốc thiết yếu phục vụ công tác bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khoẻ nhân dân.
2. Sử dụng trong các hoạt động đào tạo, giảng dạy, hướng dẫn sử dụng thuốc cho học sinh, sinh viên tại các trường có đào tạo khối ngành sức khỏe.
3. Xây dựng danh mục thuốc thuộc phạm vi thanh toán của quỹ bảo hiểm y tế.
4. Làm cơ sở để Hội đồng thuốc và điều trị xây dựng danh mục thuốc sử dụng trong cơ sở khám bệnh, chữa bệnh đáp ứng nhu cầu điều trị trình người đứng đầu cơ sở khám bệnh, chữa bệnh phê duyệt.
5. Làm cơ sở để xây dựng Danh mục thuốc đấu thầu, Danh mục thuốc đấu thầu tập trung, Danh mục thuốc được áp dụng hình thức đàm phán giá.
6. Quy định phạm vi bán lẻ thuốc tại cơ sở bán lẻ là tủ thuốc trạm y tế xã, bao gồm:
a) Thuốc có ký hiệu (*) trong danh mục thuốc hóa dược, sinh phẩm thiết yếu;
b) Toàn bộ thuốc dược liệu, thuốc cổ truyền, vị thuốc cổ truyền thiết yếu ban hành kèm theo Thông tư này.
Theo đó thì danh mục thuốc thiết yếu sẽ là cơ sở để xây dựng thống nhất các chính sách của Nhà nước về quản lý giá thuốc.
Nhà nước thực hiện việc quản lý giá thuốc theo nguyên tắc nào?
Tại Điều 106 Luật Dược 2016 quy định về nguyên tắc quản lý giá thuốc của nhà nước như sau:
Nguyên tắc quản lý nhà nước về giá thuốc
1. Quản lý giá thuốc theo cơ chế thị trường, tôn trọng quyền tự định giá, cạnh tranh về giá của tổ chức, cá nhân kinh doanh thuốc theo quy định của pháp luật.
2. Bảo đảm công khai, minh bạch giá thuốc khi lưu hành thuốc trên thị trường.
3. Bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân kinh doanh, người tiêu dùng và lợi ích của Nhà nước.
4. Thực hiện các biện pháp bình ổn giá và sử dụng các biện pháp khác để quản lý giá thuốc phù hợp với Điều kiện phát triển kinh tế - xã hội trong từng thời kỳ.
Nhà nước dùng các biện pháp nào để quản lý giá thuốc?
Căn cứ theo Điều 107 Luật Dược 2016 quy định như sau:
Các biện pháp quản lý giá thuốc
1. Đấu thầu thuốc dự trữ quốc gia theo quy định của Luật đấu thầu và pháp luật về dự trữ quốc gia; đấu thầu thuốc mua từ nguồn vốn ngân sách nhà nước, quỹ bảo hiểm y tế, nguồn thu từ dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh và các nguồn thu hợp pháp khác của cơ sở y tế công lập theo quy định của Luật đấu thầu, trừ trường hợp quy định tại khoản 2 Điều này.
2. Đấu thầu hoặc đặt hàng hoặc giao kế hoạch đối với thuốc phục vụ chương trình Mục tiêu quốc gia, quốc phòng, an ninh, phòng, chống dịch bệnh, khắc phục hậu quả thiên tai, thảm họa theo quy định của pháp luật về cung ứng dịch vụ, sản phẩm công ích.
3. Kê khai giá thuốc trước khi lưu hành trên thị trường và kê khai lại khi thay đổi giá thuốc đã kê khai.
4. Niêm yết giá bán buôn, bán lẻ thuốc bằng đồng Việt Nam tại nơi giao dịch hoặc nơi bán thuốc của cơ sở kinh doanh dược; in, ghi hoặc dán giá bán lẻ trên bao bì chứa đựng thuốc hoặc bao bì ngoài của thuốc; thông báo công khai trên bảng, trên giấy hoặc bằng các hình thức khác.
5. Thực hiện các biện pháp bình ổn giá thuốc theo quy định của Luật giá đối với thuốc thuộc Danh Mục thuốc thiết yếu khi có biến động bất thường về giá hoặc mặt bằng giá biến động ảnh hưởng đến sự ổn định kinh tế - xã hội.
6. Thực hiện hình thức đàm phán giá đối với gói thầu mua thuốc, dược liệu chỉ có từ 01 đến 02 nhà sản xuất, thuốc biệt dược gốc, thuốc hiếm, thuốc trong thời gian còn bản quyền, thuốc có hàm lượng không phổ biến và trường hợp đặc thù khác.
7. Quy định thặng số bán lẻ tối đa đối với thuốc bán tại cơ sở bán lẻ thuốc trong khuôn viên cơ sở khám bệnh, chữa bệnh.
8. Chính phủ quy định chi Tiết Điều này.
Như vậy nhà nước sẽ sử dụng 7 biện pháp nêu trên để quản lý giá thuốc.
Trách nhiệm kê khai giá thuốc đối với cơ sở kinh doanh dược được quy định như thế nào? Việc kê khai giá thuốc có áp dụng đối với cơ sở bán lẻ thuốc hay không?
Không thực hiện kê khai giá thuốc trước khi lưu hành trên thị trường theo quy định mới nhất hiện nay sẽ bị xử phạt bao nhiêu?
Mẫu Đề nghị thay đổi/bổ sung thông tin đối với thuốc đã kê khai, kê khai lại giá sửa đổi theo Nghị định 88/2023/NĐ-CP?
Quy định về rà soát giá thuốc kê khai, kê khai lại đã được công bố được sửa đổi theo Nghị định 88/2023/NĐ-CP như thế nào?
Mẫu Bảng kê khai giá thuốc nước ngoài nhập khẩu vào Việt Nam mới nhất được sửa đổi theo Nghị định 88/2023/NĐ-CP?
Mẫu Bảng kê khai giá thuốc sản xuất trong nước thực hiện từ 11/12/2023 theo sửa đổi tại Nghị định 88/2023/NĐ-CP?
Mẫu Phiếu tiếp nhận hồ sơ kê khai, kê khai lại giá thuốc, thay đổi, bổ sung thông tin từ 11/12/2023 ra sao?
Mẫu Phiếu tiếp nhận hồ sơ kê khai lại giá thuốc áp dụng đối với trường hợp Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương tiếp nhận hồ sơ từ 11/12/2023 ra sao?
Mẫu Báo cáo tình hình kê khai lại giá thuốc sản xuất trong nước từ 11/12/2023 theo Nghị định 88/2023/NĐ-CP?
Nhà nước thực hiện công tác quản lý giá thuốc có dựa trên danh mục thuốc thiết yếu hay không?
Đặt câu hỏi
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu bản nhận xét đánh giá cán bộ của cấp ủy mới nhất? Hướng dẫn viết bản nhận xét đánh giá cán bộ của cấp ủy chi tiết?
- Có thể xét nâng bậc lương trước thời hạn đối với cán bộ, công chức, viên chức và người lao động đã có thông báo nghỉ hưu?
- Phê bình người có hành vi bạo lực gia đình có phải là một biện pháp ngăn chặn hành vi bạo lực gia đình?
- Mẫu biên bản họp hội đồng thi đua khen thưởng? Cách viết mẫu biên bản hội đồng thi đua khen thưởng?
- Người nước ngoài được sở hữu bao nhiêu nhà ở tại Việt Nam? Người nước ngoài được sở hữu nhà ở tại Việt Nam tối đa bao nhiêu năm?