Không phân chia lợi nhuận thu được từ thương mại hóa kết quả nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ được tạo ra bằng ngân sách nhà nước bị phạt bao nhiêu tiền?

Cho tôi hỏi không phân chia lợi nhuận thu được từ thương mại hóa kết quả nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ bị phạt bao nhiêu tiền? Phần lợi bất hợp pháp thu được xử lý ra sao? Chánh Thanh tra Bộ Khoa học và Công nghệ có quyền phạt tiền đối với tổ chức thực hiện hành vi trên hay không? Câu hỏi của anh Minh (Long An).

Không phân chia lợi nhuận thu được từ thương mại hóa kết quả nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ được tạo ra bằng ngân sách nhà nước bị phạt bao nhiêu tiền?

Theo khoản 2 Điều 18 Nghị định 51/2019/NĐ-CP quy định về các hành vi vi phạm nghĩa vụ về phân chia lợi nhuận thu được từ thương mại hóa kết quả nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ được tạo ra bằng ngân sách nhà nước như sau:

Vi phạm nghĩa vụ về phân chia lợi nhuận thu được từ thương mại hóa kết quả nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ được tạo ra bằng ngân sách nhà nước
1. Phạt tiền từ 8.000.000 đồng đến 12.000.000 đồng đối với hành vi thực hiện không đúng tỷ lệ phân chia lợi nhuận thu được từ thương mại hóa kết quả nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ.
2. Phạt tiền từ 12.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với hành vi không phân chia lợi nhuận thu được từ thương mại hóa kết quả nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ.
...

Theo đó, hành vi không phân chia lợi nhuận thu được từ thương mại hóa kết quả nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ được tạo ra bằng ngân sách nhà nước có thể bị xử phạt vi phạm hành chính với mức phạt từ 12.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng.

Đây là mức phạt đối với cá nhân có hành vi vi phạm, trường hợp tổ chức thực hiện hành vi vi phạm sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính với mức phạt gấp 02 lần cá nhân tức là phạt tiền từ 24.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng (Theo khoản 3 Điều 3 Nghị định 51/2019/NĐ-CP).

Phân chia lợi nhuận thu được từ thương mại hóa kết quả nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ được tạo ra bằng ngân sách nhà nước

Phân chia lợi nhuận thu được từ thương mại hóa kết quả nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ được tạo ra bằng ngân sách nhà nước (Hình từ Internet)

Phần lợi bất hợp pháp thu được từ thương mại hóa kết quả nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ được tạo ra bằng ngân sách nhà nước bị xử lý như thế nào?

Theo khoản 3 Điều 18 Nghị định 51/2019/NĐ-CP quy định về các hành vi vi phạm nghĩa vụ về phân chia lợi nhuận thu được từ thương mại hóa kết quả nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ được tạo ra bằng ngân sách nhà nước như sau:

Vi phạm nghĩa vụ về phân chia lợi nhuận thu được từ thương mại hóa kết quả nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ được tạo ra bằng ngân sách nhà nước
...
3. Biện pháp khắc phục hậu quả:
a) Buộc phân chia đúng tỷ lệ phân chia lợi nhuận thu được từ thương mại hóa kết quả nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ do thực hiện hành vi quy định tại các khoản 1 và 2 Điều này;
b) Buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi vi phạm quy định tại các khoản 1 và 2 Điều này.

Như vậy, cá nhân, tổ chức thu lợi bất hợp pháp buộc phải phân chia đúng tỷ lệ phân chia lợi nhuận thu được từ thương mại hóa kết quả nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ được tạo ra bằng ngân sách nhà nước.

Ngoài ra, cá nhân, tổ chức thu lợi bất hợp pháp buộc phải nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi vi phạm nêu trên.

Chánh Thanh tra Bộ Khoa học và Công nghệ có quyền phạt tiền đối với tổ chức không phân chia lợi nhuận thu được từ thương mại hóa kết quả nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ được tạo ra bằng ngân sách nhà nước hay không?

Theo Điều 27 Nghị định 51/2019/NĐ-CP, Thanh tra chuyên ngành về khoa học và công nghệ có thẩm quyền xử phạt đối với các hành vi vi phạm nghĩa vụ về phân chia lợi nhuận thu được từ thương mại hóa kết quả nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ được tạo ra bằng ngân sách nhà nước.

Căn cứ theo khoản 5 Điều 28 Nghị định 51/2019/NĐ-CP quy định về thẩm quyền của Thanh tra chuyên ngành về khoa học và công nghệ như sau:

Thẩm quyền của Thanh tra chuyên ngành về khoa học và công nghệ
...
5. Chánh Thanh tra Bộ, Tổng cục trưởng Tổng cục Tiêu chuẩn đo lường chất lượng, Cục trưởng Cục An toàn bức xạ và hạt nhân thuộc Bộ Khoa học và Công nghệ có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 50.000.000 đồng;
c) Tước quyền sử dụng có thời hạn: Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động khoa học và công nghệ, Giấy chứng nhận hoạt động văn phòng đại diện, chi nhánh, Giấy phép chuyển giao công nghệ, Giấy chứng nhận đăng ký chuyển giao công nghệ, Giấy chứng nhận đăng ký gia hạn, sửa đổi, bổ sung nội dung chuyển giao công nghệ, Giấy chứng nhận đủ điều kiện hoạt động dịch vụ đánh giá, giám định công nghệ;
d) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính;
đ) Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả theo quy định tại Điều 4 Nghị định này.

Theo đó, Chánh Thanh tra Bộ Khoa học và Công nghệ có quyền phạt tiền đến 50.000.000 đồng đối với các hành vi vi phạm.

Đây là thẩm quyền áp dụng đối với một hành vi vi phạm hành chính của cá nhân, trường hợp phạt tiền đối với tổ chức thì thẩm quyền xử phạt gấp 02 lần thẩm quyền xử phạt cá nhân.

Tức là Chánh Thanh tra Bộ Khoa học và Công nghệ có quyền phạt tiền lên đến 100.000.000 đồng đối các hành vi vi phạm nghĩa vụ về phân chia lợi nhuận thu được từ thương mại hóa kết quả nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ được tạo ra bằng ngân sách nhà nước (Theo khoản 5 Điều 3 Nghị định 51/2019/NĐ-CP).

Mức phạt tiền cao nhất đối với tổ chức không phân chia lợi nhuận thu được từ thương mại hóa kết quả nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ được tạo ra bằng ngân sách nhà nước là 40.000.000 đồng.

Vậy Chánh Thanh tra Bộ Khoa học và Công nghệ có quyền phạt tiền đối với tổ không phân chia lợi nhuận thu được từ thương mại hóa kết quả nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ.

Hoạt động khoa học và công nghệ Tải về các quy định hiện hành liên quan đến Hoạt động khoa học và công nghệ
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Pháp luật
Việc liên kết, tham gia hoạt động khoa học và công nghệ với nước ngoài được thực hiện như thế nào?
Pháp luật
Chuyên gia nước ngoài tham gia hoạt động khoa học và công nghệ tại Việt Nam sẽ được cơ quan nào có trách nhiệm thực hiện việc vinh danh, khen thưởng?
Pháp luật
Cá nhân hoạt động khoa học và công nghệ tham gia giảng dạy, đào tạo đại học có được xét bổ nhiệm giáo sư, phó giáo sư không?
Pháp luật
Nghiên cứu cơ bản là gì? Chính phủ thành lập Quỹ gì để tài trợ, cấp kinh phí cho việc thực hiện nghiên cứu cơ bản?
Pháp luật
Cá nhân hoạt động khoa học và công nghệ vay vốn trung và dài hạn để hoạt động khoa học và công nghệ được hưởng lãi suất ưu đãi khi nào?
Pháp luật
Hội đồng tuyển chọn cá nhân hoạt động khoa học và công nghệ đi đào tạo bồi dưỡng chuyên gia do ai thành lập?
Pháp luật
Cá nhân hoạt động khoa học và công nghệ được xem xét cử đi đào tạo bồi dưỡng chuyên gia cần đáp ứng điều kiện gì?
Pháp luật
Cá nhân hoạt động khoa học và công nghệ có trình độ tiến sĩ được xem xét, cử đi bồi dưỡng sau tiến sĩ khi đáp ứng những điều kiện gì?
Pháp luật
Người chuyển giao kết quả hoạt động khoa học và công nghệ khi chưa được chủ sở hữu đồng ý thì bị xử phạt thế nào?
Pháp luật
Đại học quốc gia xây dựng kế hoạch hoạt động khoa học và công nghệ như thế nào và có nhiệm vụ gì?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Hoạt động khoa học và công nghệ
889 lượt xem
TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Hoạt động khoa học và công nghệ
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào