Không lập Báo cáo tổng hợp thông tin tài chính kịp thời thì Kho bạc Nhà nước cấp huyện sẽ bị xử lý như thế nào?
Báo cáo tổng hợp thông tin tài chính huyện là gì?
Căn cứ Điều 3 Nghị định 25/2017/NĐ-CP định nghĩa về Báo cáo tổng hợp thông tin tài chính huyện như sau:
Giải thích từ ngữ
1. Báo cáo cung cấp thông tin tài chính: Là báo cáo của các cơ quan, đơn vị, tổ chức quy định tại khoản 1 các Điều 16, Điều 17, Điều 18 Nghị định này lập theo biểu mẫu do Bộ Tài chính hướng dẫn để cung cấp các thông tin tài chính của đơn vị mình và các đơn vị cấp dưới (nếu có), phục vụ lập báo cáo tài chính nhà nước.
2. Báo cáo tổng hợp thông tin tài chính huyện: Là báo cáo do Kho bạc Nhà nước cấp huyện lập, phản ánh toàn bộ thông tin tài chính nhà nước có nguồn gốc từ ngân sách nhà nước hoặc do Nhà nước quản lý trên phạm vi quận, huyện, thị xã, thành phố trực thuộc tỉnh (gọi chung là huyện) để phục vụ lập báo cáo tài chính nhà nước.
Theo quy định trên thì Báo cáo tổng hợp thông tin tài chính huyện là báo cáo do Kho bạc Nhà nước cấp huyện lập, phản ánh toàn bộ thông tin tài chính nhà nước có nguồn gốc từ ngân sách nhà nước hoặc do Nhà nước quản lý trên phạm vi quận, huyện, thị xã, thành phố trực thuộc tỉnh để phục vụ lập báo cáo tài chính nhà nước.
Không lập Báo cáo tổng hợp thông tin tài chính kịp thời thì Kho bạc Nhà nước cấp huyện sẽ bị xử lý như thế nào? (Hình từ Internet)
Báo cáo tổng hợp thông tin tài chính huyện phải được gửi đến Kho bạc Nhà nước cấp tỉnh trước thời gian nào?
Căn cứ Điều 10 Nghị định 25/2017/NĐ-CP quy định về thời gian lập và gửi Báo cáo tổng hợp thông tin tài chính huyện như sau:
Quy trình lập, gửi báo cáo tổng hợp thông tin tài chính huyện
1. Kho bạc Nhà nước cấp huyện lập và gửi báo cáo theo quy trình sau:
a) Tiếp nhận, kiểm tra, phân loại thông tin trên các Báo cáo cung cấp thông tin tài chính của các đơn vị quy định tại khoản 1 Điều 16 Nghị định này;
b) Phối hợp với các đơn vị quy định tại khoản 1 Điều 16 Nghị định này hoàn thiện Báo cáo cung cấp thông tin;
c) Tổng hợp thông tin báo cáo và xử lý các thông tin trùng lắp;
d) Lập Báo cáo tổng hợp thông tin tài chính huyện theo biểu mẫu quy định;
đ) Gửi Báo cáo tổng hợp thông tin tài chính huyện cho Kho bạc Nhà nước cấp tỉnh để lập Báo cáo tài chính nhà nước tỉnh, đồng thời gửi Ủy ban nhân dân và cơ quan tài chính đồng cấp để biết.
2. Thời hạn lập, gửi Báo cáo tổng hợp thông tin tài chính huyện: Trước ngày 30 tháng 6 của năm tài chính tiếp theo.
Theo đó, thời hạn lập, gửi Báo cáo tổng hợp thông tin tài chính huyện là trước ngày 30 tháng 6 của năm tài chính tiếp theo.
Việc lập báo cáo tài chính để gửi Kho bạc Nhà nước cấp tỉnh phải đảm bảo thực hiện theo trình tự sau:
(1) Tiếp nhận, kiểm tra, phân loại thông tin trên các Báo cáo cung cấp thông tin tài chính của các cơ quan quản lý, thực hiện thu, chi ngân sách nhà nước cấp huyện; cơ quan quản lý tài sản, nguồn vốn của Nhà nước cấp huyện; xã, phường, thị trấn có trách nhiệm lập báo cáo
(2) Phối hợp với các đơn vị nộp báo cáo để hoàn thiện Báo cáo cung cấp thông tin;
(3) Tổng hợp thông tin báo cáo và xử lý các thông tin trùng lắp;
(4) Lập Báo cáo tổng hợp thông tin tài chính huyện theo biểu mẫu quy định;
(5) Gửi Báo cáo tổng hợp thông tin tài chính huyện cho Kho bạc Nhà nước cấp tỉnh để lập Báo cáo tài chính nhà nước tỉnh, đồng thời gửi Ủy ban nhân dân và cơ quan tài chính đồng cấp để biết.
Không lập Báo cáo tổng hợp thông tin tài chính kịp thời thì Kho bạc Nhà nước cấp huyện sẽ bị xử lý như thế nào?
Căn cứ Điều 9 Nghị định 25/2017/NĐ-CP quy định về quyền, trách nhiệm của đơn vị lập Báo cáo tài chính nhà nước như sau:
Quyền, trách nhiệm của đơn vị lập Báo cáo tài chính nhà nước
1. Kho bạc Nhà nước giúp Bộ Tài chính lập Báo cáo tài chính nhà nước toàn quốc để trình Chính phủ báo cáo Quốc hội.
2. Kho bạc Nhà nước cấp tỉnh lập Báo cáo tài chính nhà nước tỉnh theo chỉ đạo của Kho bạc Nhà nước, trình Ủy ban nhân dân tỉnh để báo cáo Hội đồng nhân dân tỉnh và gửi Kho bạc Nhà nước để lập Báo cáo tài chính nhà nước toàn quốc.
3. Trường hợp các cơ quan, đơn vị, tổ chức không chấp hành đầy đủ, kịp thời chế độ cung cấp thông tin cho Kho bạc Nhà nước các cấp quy định tại Điều 16, Điều 17, Điều 18 của Nghị định này, Kho bạc Nhà nước các cấp thực hiện công khai danh sách và tạm dừng chi ngân sách các cơ quan, đơn vị, tổ chức này, trừ các khoản chi lương, phụ cấp, trợ cấp xã hội, học bổng và một số khoản chi cấp thiết theo quy định của Bộ Tài chính. Việc cấp phát, chi trả chỉ được thực hiện trở lại khi cơ quan, đơn vị, tổ chức đã chấp hành đầy đủ quy định.
Như vậy, trong trường hợp Kho bạc Nhà nước cấp huyện không lập Báo cáo tổng hợp thông tin tài chính kịp thời theo quy định thì Kho bạc Nhà nước cấp trên sẽ công khai danh sách và tạm dừng chi ngân sách đơn vị vi pham.
Lưu ý: việc tạm ngừng ngân sách sẽ trừ các khoản chi lương, phụ cấp, trợ cấp xã hội, học bổng và một số khoản chi cấp thiết theo quy định của Bộ Tài chính.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Khi đấu giá theo phương thức đặt giá xuống mà chỉ có một người đăng ký tham gia đấu giá thì cuộc đấu giá thực hiện như nào?
- Chế độ cử tuyển là gì? Người học theo chế độ cử tuyển có trách nhiệm như thế nào khi tốt nghiệp?
- Rối loạn lưỡng cực là gì? Nguyên nhân gây rối loạn lượng cực? Rối loạn lượng cực có tái phát không?
- Trường cao đẳng sư phạm trung ương trực thuộc cơ quan nào? Nội dung quy chế tổ chức của trường cao đẳng sư phạm trung ương?
- Tranh chấp hợp đồng dân sự là gì? Những tranh chấp về dân sự thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án bao gồm tranh chấp hợp đồng dân sự?