Tại sao phải bảo vệ môi trường? Hàng xóm đổ rác lung tung thì bị phạt như thế nào? Trách nhiệm của cá nhân, hộ gia đình trong bảo vệ môi trường?
Môi trường là gì? Tại sao phải bảo vệ môi trường?
Theo khoản 1 Điều 3 Luật bảo vệ môi trường 2020 như sau:
“Môi trường bao gồm các yếu tố vật chất tự nhiên và nhân tạo quan hệ mật thiết với nhau, bao quanh con người, có ảnh hưởng đến đời sống, kinh tế, xã hội, sự tồn tại, phát triển của con người, sinh vật và tự nhiên.”
Tại sao phải bảo vệ môi trường? Bởi vì chính vì môi trường có ảnh hưởng trực tiếp đến cuộc sống của con người, chúng ta cần phải có trách nhiệm giữ gìn và bảo vệ môi trường sống xung quanh. Bảo vệ môi trường còn giúp đảm bảo cân bằng sinh thái, khắc phục được những hậu quả mà con người gây ra.
Trách nhiệm của cá nhân, hộ gia đình trong bảo vệ môi trường
Theo khoản 1 Điều 60 của Luật bảo vệ môi trường 2020, quy định về trách nhiệm bảo vệ môi trường của cá nhân, hộ gia đình như sau:
- Giảm thiểu, phân loại chất thải rắn sinh hoạt tại nguồn; thu gom và chuyển rác thải sinh hoạt đã được phân loại đến đúng nơi quy định;
- Giảm thiểu, xử lý và xả nước thải sinh hoạt đúng nơi quy định; không để vật nuôi gây mất vệ sinh trong khu dân cư;
- Không phát tán khí thải, gây tiếng ồn, độ rung và tác động khác gây ô nhiễm môi trường; ảnh hưởng xấu đến cộng đồng dân cư xung quanh;
- Chi trả kinh phí dịch vụ thu gom; vận chuyển và xử lý chất thải theo quy định của pháp luật
- Tham gia hoạt động bảo vệ môi trường tại cộng đồng dân cư;
- Có công trình vệ sinh theo quy định. Trường hợp chưa có công trình, thiết bị xử lý nước thải, khi xây dựng mới hoặc cải tạo, sửa chữa nhà ở riêng lẻ tại đô thị, khu dân cư tập trung, phải xây lắp công trình, thiết bị xử lý nước thải tại chỗ đáp ứng yêu cầu về bảo vệ môi trường theo quy định.
Hàng xóm đổ rác lung tung có bị phạt hay không?
Căn cứ khoản 2 Điều 25 Nghị định 45/2022/NĐ-CP (Có hiệu lực thi hành từ ngày 25/8/2022) quy định:
Vi phạm các quy định về bảo vệ môi trường nơi công cộng, khu đô thị, khu dân cư; vận chuyển nguyên liệu, vật liệu, hàng hóa gây ô nhiễm môi trường
…
2. Hành vi thu gom, thải rác thải trái quy định về bảo vệ môi trường bị xử phạt như sau:
a) Phạt tiền từ 100.000 đồng đến 150.000 đồng đối với hành vi vứt, thải, bỏ đầu, mẩu, tàn thuốc lá không đúng nơi quy định tại khu chung cư, thương mại, dịch vụ hoặc nơi công cộng;
b) Phạt tiền từ 150.000 đồng đến 250.000 đồng đối với hành vi vệ sinh cá nhân (tiểu tiện, đại tiện) không đúng nơi quy định tại khu chung cư, thương mại, dịch vụ hoặc nơi công cộng;
c) Phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với hành vi vứt, thải, bỏ rác thải, đổ nước thải không đúng nơi quy định tại khu chung cư, thương mại, dịch vụ hoặc nơi công cộng, trừ vi phạm quy định tại điểm d khoản này;
d) Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với hành vi vứt, thải, bỏ rác thải trên vỉa hè, lòng đường hoặc vào hệ thống thoát nước thải đô thị hoặc hệ thống thoát nước mặt; đổ nước thải không đúng quy định trên vỉa hè, lòng đường phố; thải bỏ chất thải nhựa phát sinh từ sinh hoạt vào ao hồ, kênh rạch, sông, suối, biển.
…
Theo đó hành vi vứt, thải, bỏ rác thải không đúng nơi quy đinh, vứt, bỏ rác thải trên vỉa hè, lòng đường hoặc vào hệ thống thoát nước thải như các quy định trên thì sẽ bị phạt tiền đến 2 triệu đồng. Đồng thời, buộc khôi phục lại tình trạng ban đầu; nếu gây ô nhiễm môi trường phải thực hiện các biện pháp khắc phục tình trạng ô nhiễm môi trường.
Trước đó điểm a khoản 18 Điều 1 Nghị định 55/2021/NĐ-CP sửa đổi bổ sung khoản 1 Điều 20 Nghị định 155/2016/NĐ-CP (Hết hiệu lực thi hành từ ngày 25/8/2022), hành vi thu gom, thải rác thải sinh hoạt trái quy định về bảo vệ môi trường sẽ bị xử phạt như sau:
1. Hành vi thu gom, thải rác thải sinh hoạt trái quy định về bảo vệ môi trường bị xử phạt như sau:
ạ) Phạt tiền từ 100.000 đồng đến 150.000 đồng đối với hành vi vứt, thải, bỏ đầu, mẩu và tàn thuốc lá không đúng nơi quy định tại khu chung cư, thương mại, dịch vụ hoặc nơi công cộng;
b) Phạt tiền từ 150.000 đồng đến 250.000 đồng đối với hành vi vệ sinh cá nhân (tiểu tiện, đại tiện) không đúng nơi quy định tại khu chung cư, thương mại, dịch vụ hoặc nơi công cộng;
c) Phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với hành vi vứt, thải, bỏ rác thải sinh hoạt, đổ nước thải không đúng nơi quy định tại khu chung cư, thương mại, dịch vụ hoặc nơi công cộng, trừ vi phạm quy định tại điểm d khoản này;
d) Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với hành vi vứt, thải rác thải sinh hoạt, trên vỉa hè, lòng đường hoặc vào hệ thống thoát nước thải đô thị hoặc hệ thống thoát nước mặt; đổ nước thải không đúng quy định trên vỉa hè, lòng đường phố.
Đổ rác bừa bãi
Hàng xóm đổ rác lung tung ra đường sẽ bị phạt như thế nào?
Căn cứ khoản 4 Điều 12 Nghị định 100/2019/NĐ-CP thì hành vi đổ rác không đúng nơi quy định bị xử phạt như sau:
“4. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với cá nhân, từ 2.000.000 đồng đến 4.000.000 đồng đối với tổ chức thực hiện hành vi đổ rác ra đường bộ không đúng nơi quy định, trừ các hành vi vi phạm quy định tại: điểm a khoản 6 Điều này; khoản 3, khoản 4 Điều 20 Nghị định này.”
Theo đó, nếu như đổ rác không đúng nơi quy định, đổ rác tràn ra đường bộ thì hàng xóm có thể sẽ bị phạt tiền với mức phạt nhiều nhất là 2 triệu đồng đối với cá nhân và 4 triệu đồng đối với tổ chức theo quy định của pháp luật. Ngoài ra, còn phải buộc phải thu dọn rác, chất phế thải và khôi phục lại tình trạng ban đầu theo quy định tại khoản 10 Điều này.
Như vậy, hành vi đổ thu gom và đổ rác thải không đúng quy định, gây ảnh hưởng đến hàng xóm và môi trường sống dân cư sẽ bị xử phạt hành chính theo quy định của pháp luật. Tất nhiên, khi rơi vào những trường hợp như thế này trong cuộc sống xóm giềng, chúng ta nên có những hành động xử lý thật khôn khéo để tránh những rắc rối không cần thiết và giữ được tình cảm láng giềng.
Bảo vệ môi trường là trách nhiệm của tất cả mọi người, của toàn xã hội chứ không phải của một cá nhân hay tập thể. Vì thế mỗi cá nhân chúng ta cần phải có ý thức trách nhiệm bảo vệ môi trường mọi lúc mọi nơi, chung tay xây dựng một xã hội xanh, sạch, đẹp.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu bản nhận xét đánh giá cán bộ của cấp ủy mới nhất? Hướng dẫn viết bản nhận xét đánh giá cán bộ của cấp ủy chi tiết?
- Có thể xét nâng bậc lương trước thời hạn đối với cán bộ, công chức, viên chức và người lao động đã có thông báo nghỉ hưu?
- Phê bình người có hành vi bạo lực gia đình có phải là một biện pháp ngăn chặn hành vi bạo lực gia đình?
- Mẫu biên bản họp hội đồng thi đua khen thưởng? Cách viết mẫu biên bản hội đồng thi đua khen thưởng?
- Người nước ngoài được sở hữu bao nhiêu nhà ở tại Việt Nam? Người nước ngoài được sở hữu nhà ở tại Việt Nam tối đa bao nhiêu năm?