Thể lệ cuộc thi vẽ tranh Bảo vệ môi trường trong học đường chủ đề Ngôi trường xanh 2024 thế nào?
Thể lệ cuộc thi vẽ tranh Bảo vệ môi trường trong học đường chủ đề Ngôi trường xanh 2024 thế nào?
Theo Thông báo từ BTC Cuộc thi thì thể lệ cuộc thi vẽ tranh Bảo vệ môi trường trong học đường chủ đề Ngôi trường xanh 2024 như sau:
(I) MỤC ĐÍCH - YÊU CẦU
Bảo vệ môi trường không còn là vấn đề riêng của một quốc gia mà đã trở nên cấp bách với toàn nhân loại. Nhiều quốc gia trên thế giới đang thực thi các biện pháp và nỗ lực hướng tới môi trường xanh, bền vững. Việc giáo dục trẻ em ý thức bảo vệ môi trường là vô cùng cần thiết. Trên cơ sở đó, Tạp chí điện tử Môi trường và Cuộc sống tổ chức Cuộc thi vẽ tranh về Bảo vệ môi trường trong học đường với chủ đề “Ngôi trường xanh”.
- Cuộc thi nhằm nâng cao nhận thức, hành động của trẻ em về bảo vệ môi trường; khuyến khích các em tăng cường tư duy, thực hành kỹ năng xanh, hành vi xanh, thúc đẩy lối sống xanh.
- Cuộc thi được triển khai rộng rãi trên toàn quốc, kêu gọi các trường học, các cơ sở giáo dục,... động viên, tập hợp đông đảo học sinh tham gia.
(II) NỘI DUNG
Cuộc thi vẽ tranh về Bảo vệ môi trường trong học đường với chủ đề “Ngôi trường xanh” bao gồm các nội dung dưới đây:
- Các em học sinh vẽ tranh theo chủ đề “Ngôi trường xanh” trong đó thể hiện cảm nhận, suy nghĩ, mong ước, nguyện vọng của bản thân về một môi trường sống trong lành, hòa hợp thiên nhiên cũng như những mơ ước, hành động cần thiết để có môi trường xanh, sạch, đẹp hơn.
- Bức tranh thể rõ chủ đề “Ngôi trường xanh” của cuộc thi.
- Nội dung thông điệp rõ ràng ngắn gọn và súc tích cần được ghi rõ vào phía mặt sau của tác phẩm dự thi.
(III) ĐIỀU KIỆN TÁC PHẨM DỰ THI
(1) Điều kiện chung
- Bức tranh phải do chính học sinh thể hiện, không được vẽ theo nhóm, không sao chép các tranh đã từng tham dự hoặc đạt giải tại các cuộc thi khác....
- Tranh tham dự phải là những bức tranh chưa được trưng bày, triển lãm, đăng tải trên các ấn phẩm, sách báo, tạp chí hoặc trên bất kỳ phương tiện thông tin đại chúng.
- Tác giả bức tranh và người giám hộ phải chịu trách nhiệm hoàn toàn về bản quyền và trách nhiệm nếu có tranh chấp về bản quyền của bức tranh.
- Ban Tổ chức không chịu trách nhiệm đối với những bức tranh bị thất lạc trong quá trình vận chuyển.
- Ban Giám khảo có quyền quyết định cuối cùng đối với những bức tranh đạt giải.
- Tất cả tranh dự thi đều không được gửi trả lại cho tác giả và thuộc bản quyền của Ban tổ chức. Ban tổ chức được quyền bán, đấu giá các tác phẩm dự thi để gây quỹ cho các hoạt động vì môi trường. Ban tổ chức được quyền sử dụng thông tin về tác giả, hình ảnh, tranh dự thi vào mục đích truyền thông mà không cần phải xin phép tác giả cũng như không phải trả bất cứ chi phí nào.
Lưu ý: Bài dự thi không hợp lệ:
- Bài dự thi được thực hiện bởi 2 người trở lên.
- Tranh sao chép hoặc vi phạm bản quyền tác giả.
- Thiếu thông tin thí sinh, không đúng chủ đề, không đúng kích cỡ quy định.
- Bài dự thi gửi về sau thời gian kết thúc nhận bài của BTC (tính theo dấu bưu điện)
(2) Hình thức thể hiện
- Tranh được vẽ trên giấy vẽ khổ A3.
- Tranh được vẽ bằng các loại màu tự chọn như: chì, bột màu, sáp màu, sơn dầu, màu nước, bút dạ màu hoặc các chất liệu khác.
- Tác phẩm thể hiện rõ 3 yếu tố: Thông điệp, sự độc đáo và yếu tố nghệ thuật. Trong đó thông điệp và sự độc đáo, sáng tạo được ưu tiên nhất.
- Thông điệp: Tác phẩm thể hiện sinh động hình ảnh ước mơ của em về ngôi nhà xanh trong trí tưởng tượng của các em, từ đó gửi gắm thông điệp về ý thức sinh thái trong lối sống xanh hiện đại.
- Sự độc đáo, sáng tạo: Tác phẩm thể hiện sự sáng tạo, mới lạ, độc đáo về chủ đề và không có sự can thiệp của người lớn vào nét vẽ và ý tưởng.
- Yếu tố nghệ thuật: Tác phẩm cân đối, hài hòa về bố cục, màu sắc và kỹ thuật.
(3) Hồ sơ tác phẩm
- Mỗi cá nhân có thể gửi tối đa 02 bức tranh kèm theo mô tả giới thiệu ý tưởng về tác phẩm của mình.
- Tất cả các tác phẩm tham dự Cuộc thi phải ghi rõ họ tên, ngày tháng năm sinh, trường, lớp, địa chỉ trường, địa chỉ nhà riêng và số điện thoại (của phụ huynh hoặc đại diện Nhà Thiếu nhi, Trung tâm…) vào mặt sau của bức tranh.
- Các tác phẩm dự thi sai quy định sẽ bị loại và Ban tổ chức không chịu trách nhiệm giải quyết các khiếu nại có liên quan.
(IV) TIÊU CHÍ CHẤM ĐIỂM
Tiêu chí chấm điểm: Tổng 100 điểm
Đúng chủ đề, phù hợp lứa tuổi (20 điểm)
Bố cục tranh cân đối, rõ ràng, hài hòa (30 điểm)
Màu sắc tươi sáng, phù hợp, tô màu không lem (30 điểm).
Có ý tưởng sáng tạo (20 điểm)
(V) ĐỐI TƯỢNG DỰ THI
Là thiếu nhi Việt Nam, có độ tuổi từ 6 đến 10 (học sinh cấp 1) đang học tập tại các trường Tiểu học, các Cung, Nhà Thiếu nhi, Trung tâm hoạt động Thanh Thiếu nhi và ở địa bàn dân cư trong cả nước; thiếu nhi là người nước ngoài đang sinh sống học tập tại Việt Nam.
(VII) THỜI GIAN VÀ ĐỊA CHỈ NHẬN TÁC PHẨM
(1) Thời gian nhận tác phẩm
- Thời gian nhận bài dự thi: Từ ngày 01/10/2024 - 15/12/2024.
- Thời gian chấm vòng Sơ loại: Từ ngày 16/12/2024 - 20/12/2024.
- Thời gian chấm Chung khảo: Từ ngày 23/12/2024 - 27/12/2024.
- Lễ trao giải dự kiến vào: Tháng 12/2024
(2) Địa chỉ nhận tác phẩm
Trụ sở Tòa soạn Tạp chí điện tử Môi trường và Cuộc sống
Phòng 209, Tòa nhà B3D Phố Mạc Thái Tổ, P. Trung Hòa, Q. Cầu Giấy, Tp. Hà Nội
Điện thoại: 024 322 43 28 47 – Fax: 024362810979
Đường dây nóng: 0986.666.917
Thể lệ cuộc thi vẽ tranh Bảo vệ môi trường trong học đường chủ đề Ngôi trường xanh 2024 như trên.
Thể lệ cuộc thi vẽ tranh Bảo vệ môi trường trong học đường chủ đề Ngôi trường xanh 2024 thế nào? (Hình từ Internet)
Cuộc thi vẽ tranh Bảo vệ môi trường trong học đường chủ đề Ngôi trường xanh 2024 có giải thưởng thế nào?
Theo Thông báo từ BTC thì Cuộc thi vẽ tranh Bảo vệ môi trường trong học đường chủ đề Ngôi trường xanh 2024 có giải thưởng gồm"
- 07 giải Nhất: Mỗi giải 05 triệu đồng
- 10 giải Nhì: Mỗi giải 03 triệu đồng
- 15 giải Ba: Mỗi giải 02 triệu đồng
- 20 giải Tư: Mỗi giải 1 triệu đồng
- 50 giải Triển Vọng, 50 giải Tài năng, 50 giải Đam mê: Mỗi giải nhận được Giấy chứng nhận và quà từ BTC
Nguyên tắc bảo vệ môi trường là gì?
Căn cứ theo Điều 4 Luật Bảo vệ môi trường 2020 quy định nguyên tắc bảo vệ môi trường như sau:
- Bảo vệ môi trường là quyền, nghĩa vụ và trách nhiệm của mọi cơ quan, tổ chức, cộng đồng dân cư, hộ gia đình và cá nhân.
- Bảo vệ môi trường là điều kiện, nền tảng, yếu tố trung tâm, tiên quyết cho phát triển kinh tế - xã hội bền vững. Hoạt động bảo vệ môi trường phải gắn kết với phát triển kinh tế, quản lý tài nguyên và được xem xét, đánh giá trong quá trình thực hiện các hoạt động phát triển.
- Bảo vệ môi trường gắn kết hài hòa với an sinh xã hội, quyền trẻ em, bình đẳng giới, bảo đảm quyền mọi người được sống trong môi trường trong lành.
- Hoạt động bảo vệ môi trường phải được tiến hành thường xuyên, công khai, minh bạch; ưu tiên dự báo, phòng ngừa ô nhiễm, sự cố, suy thoái môi trường, quản lý rủi ro về môi trường, giảm thiểu phát sinh chất thải, tăng cường tái sử dụng, tái chế chất thải để khai thác giá trị tài nguyên của chất thải.
- Bảo vệ môi trường phải phù hợp với quy luật, đặc điểm tự nhiên, văn hóa, lịch sử, cơ chế thị trường, trình độ phát triển kinh tế - xã hội; thúc đẩy phát triển vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi.
- Cơ quan, tổ chức, cộng đồng dân cư, hộ gia đình và cá nhân được hưởng lợi từ môi trường có nghĩa vụ đóng góp tài chính cho hoạt động bảo vệ môi trường; gây ô nhiễm, sự cố và suy thoái môi trường phải chi trả, bồi thường thiệt hại, khắc phục, xử lý và chịu trách nhiệm khác theo quy định của pháp luật.
- Hoạt động bảo vệ môi trường bảo đảm không gây phương hại chủ quyền, an ninh và lợi ích quốc gia, gắn liền với bảo vệ môi trường khu vực và toàn cầu.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Hàng hóa quá cảnh khi xuất khẩu bắt buộc phải là toàn bộ hàng hóa đã nhập khẩu? Hoạt động cho phép quá cảnh hàng hóa được quy định thế nào?
- Đất cơ sở sản xuất phi nông nghiệp là gì? NSDĐ sử dụng đất cơ sở sản xuất phi nông nghiệp thông qua hình thức nào?
- Chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp của kiểm toán viên nội bộ tổ chức tín dụng phi ngân hàng gồm các quy tắc nào?
- Kế toán là gì? Nguyên tắc kế toán theo quy định của Luật Kế toán? Chữ viết và chữ số sử dụng trong kế toán?
- Đất sử dụng cho hoạt động khoáng sản là gì? Thuộc nhóm đất nào? Sử dụng đất cho hoạt động khoáng sản như thế nào?