Khi xử lý sự cố liên quan đến hoạt động của Phòng máy chủ của Ủy ban Dân tộc cần tuân thủ những nguyên tắc gì?

Xin hỏi, đánh giá và phân loại mức độ ảnh hưởng của sự cố liên quan đến hoạt động của Phòng máy chủ của Ủy ban Dân tộc theo mấy mức? Khi xử lý sự cố liên quan đến hoạt động của Phòng máy chủ của Ủy ban Dân tộc cần tuân thủ những nguyên tắc gì? Câu hỏi của anh Hà Thu tại Quảng Bình.

Khi phát hiện có sự cố ảnh hưởng đến hoạt động của Phòng máy chủ của Ủy ban Dân tộc, Trung tâm Thông tin phải làm gì?

Theo khoản 1 Điều 13 Quy chế Quản lý, vận hành và khai thác Phòng máy chủ của Ủy ban Dân tộc ban hành kèm theo Quyết định 326/QĐ-UBDT năm 2022 quy định về xử lý sự cố như sau:

Quy định về xử lý sự cố
1. Khi phát hiện có sự cố, Trung tâm Thông tin thực hiện các biện pháp cô lập và xác định nguyên nhân xảy ra sự cố theo nguyên tắc hạn chế tối đa ảnh hưởng tới hoạt động của hệ thống; đồng thời phải thông báo cho đơn vị sử dụng và các cơ quan, đơn vị có liên quan về tình hình sự cố.
...

Như vậy, khi phát hiện có sự cố ảnh hưởng đến hoạt động của Phòng máy chủ của Ủy ban Dân tộc, Trung tâm Thông tin thực hiện các biện pháp cô lập và xác định nguyên nhân xảy ra sự cố theo nguyên tắc hạn chế tối đa ảnh hưởng tới hoạt động của hệ thống;

Đồng thời phải thông báo cho đơn vị sử dụng và các cơ quan, đơn vị có liên quan về tình hình sự cố.

Phòng máy chủ 3

Xử lý sự cố ảnh hưởng đến hoạt động của Phòng máy chủ của Ủy ban Dân tộc (Hình từ Internet)

Xử lý sự cố liên quan đến hoạt động của Phòng máy chủ của Ủy ban Dân tộc, đánh giá và phân loại mức độ ảnh hưởng của sự cố theo mấy mức?

Căn cứ theo khoản 2 Điều 13 Quy chế Quản lý, vận hành và khai thác Phòng máy chủ của Ủy ban Dân tộc Ban hành kèm theo Quyết định 326/QĐ-UBDT năm 2022 quy định về xử lý sự cố như sau:

Quy định về xử lý sự cố
...
2. Tùy thuộc vào mức độ ảnh hưởng của sự cố, đánh giá và phân loại theo 03 mức: sự cố thông thường, sự cố nghiêm trọng và sự cố đặc biệt nghiêm trọng.
a) Đối với các sự cố thông thường (không gây ảnh hưởng đến hoạt động của Phòng máy chủ), Trung tâm Thông tin nhanh chóng xử lý sự cố.
b) Đối với các sự cố nghiêm trọng (các sự cố liên quan đến thiết bị mạng, thiết bị bảo mật, máy chủ, đường truyền dữ liệu, cơ sở dữ liệu, các sự cố liên quan đến an ninh thông tin, mất mát dữ liệu, gây ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động của Phòng máy chủ), ngay sau khi phát hiện sự cố Trung tâm Thông tin cần đánh giá ảnh hưởng của sự cố, thông báo và phối hợp với các đơn vị sử dụng lập phương án tạm thời duy trì các dịch vụ.
c) Đối với các sự cố đặc biệt nghiêm trọng (gây ngưng trệ đến toàn bộ hoạt động của Phòng máy chủ), Trung tâm Thông tin phải có đánh giá ảnh hưởng của sự cố, thông báo cho các đơn vị sử dụng và thực hiện báo cáo ngay về cơ quan chủ sở hữu để có chỉ đạo xử lý.

Theo quy định trên, tùy thuộc vào mức độ ảnh hưởng của sự cố liên quan đến hoạt động của Phòng máy chủ của Ủy ban Dân tộc, đánh giá và phân loại theo 03 mức: sự cố thông thường, sự cố nghiêm trọng và sự cố đặc biệt nghiêm trọng.

- Đối với các sự cố thông thường (không gây ảnh hưởng đến hoạt động của Phòng máy chủ), Trung tâm Thông tin nhanh chóng xử lý sự cố.

- Đối với các sự cố nghiêm trọng (các sự cố liên quan đến thiết bị mạng, thiết bị bảo mật, máy chủ, đường truyền dữ liệu, cơ sở dữ liệu, các sự cố liên quan đến an ninh thông tin, mất mát dữ liệu, gây ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động của Phòng máy chủ), ngay sau khi phát hiện sự cố Trung tâm Thông tin cần đánh giá ảnh hưởng của sự cố, thông báo và phối hợp với các đơn vị sử dụng lập phương án tạm thời duy trì các dịch vụ.

- Đối với các sự cố đặc biệt nghiêm trọng (gây ngưng trệ đến toàn bộ hoạt động của Phòng máy chủ), Trung tâm Thông tin phải có đánh giá ảnh hưởng của sự cố, thông báo cho các đơn vị sử dụng và thực hiện báo cáo ngay về cơ quan chủ sở hữu để có chỉ đạo xử lý.

Khi xử lý sự cố liên quan đến hoạt động của Phòng máy chủ của Ủy ban Dân tộc cần tuân thủ những nguyên tắc gì?

Căn cứ theo khoản 3 Điều 13 Quy chế Quản lý, vận hành và khai thác Phòng máy chủ của Ủy ban Dân tộc Ban hành kèm theo Quyết định 326/QĐ-UBDT năm 2022 quy định về xử lý sự cố như sau:

Quy định về xử lý sự cố
...
3. Yêu cầu đối với việc xử lý sự cố cần tuân thủ các nguyên tắc:
a) Phải tuân thủ Quy trình xử lý sự cố Phòng máy chủ đã được phê duyệt và ban hành.
b) Đảm bảo tuyệt đối an toàn cho người và thiết bị của hệ thống.
c) Các dữ liệu quan trọng phải được sao lưu trước khi xử lý sự cố.
d) Ghi nhật ký sự cố kỹ thuật phát sinh tại chỗ (theo Mẫu số 01).
đ) Thông báo cho các bên liên quan về thời gian khắc phục xong sự cố.
e) Lập báo cáo sự cố gửi cơ quan chủ sở hữu đối với các sự cố nghiêm trọng và đặc biệt nghiêm trọng trong vòng 24 giờ kể từ khi phát hiện sự cố.

Theo đó, yêu cầu đối với việc xử lý sự cố liên quan đến hoạt động của Phòng máy chủ của Ủy ban Dân tộc cần tuân thủ các nguyên tắc:

- Phải tuân thủ Quy trình xử lý sự cố Phòng máy chủ đã được phê duyệt và ban hành.

- Đảm bảo tuyệt đối an toàn cho người và thiết bị của hệ thống.

- Các dữ liệu quan trọng phải được sao lưu trước khi xử lý sự cố.

- Ghi nhật ký sự cố kỹ thuật phát sinh tại chỗ (theo Mẫu số 01).

- Thông báo cho các bên liên quan về thời gian khắc phục xong sự cố.

- Lập báo cáo sự cố gửi cơ quan chủ sở hữu đối với các sự cố nghiêm trọng và đặc biệt nghiêm trọng trong vòng 24 giờ kể từ khi phát hiện sự cố.

Ủy ban Dân tộc
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Pháp luật
Trách nhiệm của các đơn vị thuộc Ủy ban Dân tộc Việt Nam khi gặp sự cố hoặc nguy cơ mất an toàn thông tin là gì?
Pháp luật
Đối với cá nhân làm việc tại các đơn vị thuộc Ủy ban Dân tộc Việt Nam, trong hợp đồng tuyển dụng có bắt buộc có các điều khoản về bảo mật công nghệ thông tin không?
Pháp luật
Ủy ban Dân tộc Việt Nam đặt ra những yêu cầu gì đối với máy tính sử dụng soạn thảo văn bản bí mật nhà nước?
Pháp luật
Ủy ban Dân tộc quy định về việc tiếp khách trong nước như thế nào theo quy định của pháp luật hiện hành?
Pháp luật
Ủy ban Dân tộc quy định về việc khen thưởng đối với tập thể, cá nhân người nước ngoài có thành tích trong hợp tác quốc tế như thế nào?
Pháp luật
Ủy ban Dân tộc quy định quy trình, thủ tục tổ chức Đoàn ra do Thứ trưởng, Phó Chủ nhiệm là Trưởng đoàn như thế nào?
Pháp luật
Ủy ban dân tộc quy định về thủ tục xin phép tổ chức hội nghị, hội thảo quốc tế thuộc thẩm quyền quản lý của Thủ tướng Chính phủ như thế nào?
Pháp luật
Quy định về khánh tiết của Ủy ban Dân tộc trong dịp Tết Nguyên đán Việt Nam? Việc tổ chức chiêu đãi và tặng quà đối với các hoạt động đối ngoại khác như thế nào?
Pháp luật
Thư ký, giúp việc Lãnh đạo Ủy ban Dân tộc có được quyền tháp tùng khi Lãnh đạo Ủy ban đi công tác hay không?
Pháp luật
Ủy ban Dân tộc thực hiện việc cập nhật và cung cấp thông tin trên Cổng thông tin điện tử như thế nào?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Ủy ban Dân tộc
246 lượt xem
TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Ủy ban Dân tộc
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào
Type: