Khi tôm sú có triệu chứng lâm sàng mắc bệnh hoại tử gan tụy cấp tính thì cần thực hiện lấy mẫu bệnh phẩm như thế nào để tiến hành chẩn đoán bệnh?

Tôi muốn biết ở khoản thời gian nào trong năm thì bệnh hoại tử gan tụy cấp tính ở tôm sú sẽ xảy ra thường xuyên nhất? Trong trường hợp tôm sú có dấu hiệu mắc bệnh thì cần phải tiến hành lấy mẫu như thế nào để tiến hành chẩn đoán bệnh? Câu hỏi của anh Châu từ Cà Mau.

Bệnh hoại tử gan tụy cấp tính ở tôm sú xảy ra thường xuyên nhất ở khoảng thời gian nào trong năm?

Theo tiểu mục 5.1 Mục 5 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 8710-19:2019 về Bệnh thủy sản - Quy trình chẩn đoán - Phần 19: Bệnh hoại tử gan tụy cấp tính ở tôm quy định về đặc điểm dịch tể học của bệnh hoại tử gan tụy cấp tính như sau:

Chẩn đoán lâm sàng
5.1 Dịch tễ học
Loài cảm nhiễm: Tôm sú (Penaeus monodon) và tôm thẻ chân trắng (Penaeus vannamei). Tôm nuôi trong giai đoạn từ tháng 4 đến tháng 9 mắc bệnh nhiều nhất.
Giai đoạn tôm bị bệnh có thể xuất hiện khoảng 10 ngày sau khi thả tôm, nhưng mẫn cảm nhất ở giai đoạn tôm 20 ngày tuổi đến 45 ngày tuổi. Tỷ lệ tôm nhiễm bệnh và chết có thể lên đến 100 %. Bệnh lây nhiễm từ tôm bệnh sang tôm khỏe qua nguồn thức ăn và nguồn nước.
...

Từ tiêu chuẩn nêu trên thì bệnh hoại tử gan tụy cấp tính ở tôm sú xuất hiện thường xuyên nhất trong giai đoạn từ tháng 4 đến 9 trong năm.

Giai đoạn tôm bị bệnh có thể xuất hiện khoảng 10 ngày sau khi thả tôm, nhưng mẫn cảm nhất ở giai đoạn tôm 20 ngày tuổi đến 45 ngày tuổi. Tỷ lệ tôm nhiễm bệnh và chết có thể lên đến 100 %.

Bệnh lây nhiễm từ tôm bệnh sang tôm khỏe qua nguồn thức ăn và nguồn nước.

Khi tôm sú có triệu chứng lâm sàng mắc bệnh hoại tử gan tụy cấp tính thì cần thực hiện lấy mẫu bệnh phẩm như thế nào để tiến hành chẩn đoán bệnh?

Khi tôm sú có triệu chứng lâm sàng mắc bệnh hoại tử gan tụy cấp tính thì cần thực hiện lấy mẫu bệnh phẩm như thế nào để tiến hành chẩn đoán bệnh? (Hình từ Internet)

Khi tôm sú có triệu chứng lâm sàng mắc bệnh hoại tử gan tụy cấp tính thì cần thực hiện lấy mẫu bệnh phẩm như thế nào để tiến hành chẩn đoán bệnh?

Theo tiểu mục 6.1 Mục 6 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 8710-19:2019 về Bệnh thủy sản - Quy trình chẩn đoán - Phần 19: Bệnh hoại tử gan tụy cấp tính ở tôm quy định về việc lấy mẫu và xử lý mẫu như sau:

Chẩn đoán trong phòng thí nghiệm
6.1 Lấy mẫu và xử lý mẫu bệnh phẩm
6.1.1 Lấy mẫu
- Tôm trưởng thành và tôm bố mẹ (lớn hơn 25 ngày tuổi): Thu nguyên con, hoặc thu các loại mẫu: gan, tụy và đầu. Mẫu có thể được gộp từ 1 mẫu đến 5 mẫu thành 1 mẫu xét nghiệm.
- Ấu trùng hoặc hậu ấu trùng tôm (postlarvae) (từ 1 ngày tuổi đến 25 ngày tuổi): Thu nguyên con, lượng mẫu ít nhất khoảng 1 g/mẫu.
Mẫu tôm phải còn sống hoặc vừa mới chết. Mẫu không dập nát. Mẫu phải được lấy vô trùng, các bộ phận phải để riêng biệt trong từng túi hay lọ vô trùng bảo quản ở nhiệt độ từ 2 °C đến 8°C (không bảo quản mẫu xét nghiệm vi trùng ở nhiệt độ âm). Bệnh phẩm từ lúc lấy cho tới khi thực hiện xét nghiệm không được quá 24 giờ.
6.1.2 Xử lý mẫu
Mẫu sau khi lấy (xem 6.1.1), tiến hành cắt nhuyễn hoặc nghiền nát ít nhất 1 g mẫu, trộn đều tạo thành hỗn hợp mẫu đồng nhất.
...

Theo đó, khi tôm sú có triệu chứng lâm sàng mắc bệnh hoại tử gan tụy cấp tính thì có thể tiến hành lấy mẫu bệnh phẩm như sau:

- Đối với tôm trưởng thành và tôm bố mẹ (lớn hơn 25 ngày tuổi): Thu nguyên con, hoặc thu các loại mẫu: gan, tụy và đầu. Mẫu có thể được gộp từ 1 mẫu đến 5 mẫu thành 1 mẫu xét nghiệm.

- Đối với ấu trùng hoặc hậu ấu trùng tôm (postlarvae) (từ 1 ngày tuổi đến 25 ngày tuổi): Thu nguyên con, lượng mẫu ít nhất khoảng 1g/mẫu.

Cần lưu ý: mẫu bệnh phẩm dùng trong thí nghiệm để chẩn đoán bệnh hoại tử gan tụy cấp tính ở tôm phải là mẫu tôm phải còn sống hoặc vừa mới chết. Mẫu không dập nát. Mẫu phải được lấy vô trùng, các bộ phận phải để riêng biệt trong từng túi hay lọ vô trùng bảo quản ở nhiệt độ từ 2 °C đến 8°C (không bảo quản mẫu xét nghiệm vi trùng ở nhiệt độ âm). Bệnh phẩm từ lúc lấy cho tới khi thực hiện xét nghiệm không được quá 24 giờ.

Sau khi lấy được mẫu cần tiến hành cắt nhuyễn hoặc nghiền nát ít nhất 1g mẫu, trộn đều tạo thành hỗn hợp mẫu đồng nhất.

Tôm sú mắc bệnh hoại tử gan tụy cấp tính thì cần dùng đến những thiết bị dụng cụ nào để hỗ trợ chẩn đoán bệnh?

Theo Mục 4 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 8710-19:2019 về Bệnh thủy sản - Quy trình chẩn đoán - Phần 19: Bệnh hoại tử gan tụy cấp tính ở tôm quy định về thiết bị, dụng cụ dùng để chẩn đoán bệnh hoại tử gan tụy cấp tính ở tôm như sau:

Thiết bị, dụng cụ
Sử dụng thiết bị, dụng cụ thông thường của phòng thí nghiệm sinh học, bao gồm những thiết bị, dụng cụ sau:
4.1 Thiết bị, dụng cụ sử dụng chung
4.1.1 Tủ lạnh: tủ lạnh thường (từ 0°C đến 8 °C), tủ lạnh âm sâu (từ âm 20 °C đến âm 80 °C);
4.1.2 Buồng cấy an toàn sinh học cấp 2;
4.1.3 Tủ ấm, duy trì nhiệt độ ở 28 °C đến 30 °C;
4.1.4 Máy lắc trộn vortex, có thể hoạt động với tốc độ từ 200 g đến 2500 g;
4.1.5 Nồi hấp vô trùng, duy trì nhiệt độ 115 °C và 121 °C;
4.1.6 Cối, chày sứ, kéo, panh kẹp, que cấy vô trùng;
4.1.7 Dụng cụ tiêu hao như: găng tay, khẩu trang, bảo hộ cá nhân.
4.2 Phương pháp nuôi cấy, phân lập và định danh vi khuẩn
4.2.1 Kính hiển vi quang học, vật kính 10X, 20X, 40X và 100X;
4.2.2 Máy định danh vi khuẩn hoặc thiết bị khác tương đương.
4.3 Phương pháp PCR và Realtime-PCR
4.3.1 Máy nhân gen (PCR, realtime PCR);
4.3.2 Máy ly tâm, có thể thực hiện ở 1500 g đến 2500 g, 10000 g và 12000 g;
4.3.3 Máy lắc ủ nhiệt;
4.3.4 Máy spindown, máy ly tâm lắng;
4.3.5 Máy tách chiết ADN/ARN tự động (nếu có);
4.3.6 Bộ điện di: khay đổ thạch, bể điện di, máy đọc và chụp ảnh gel
Ngoài ra, còn có các loại đầu típ, pipet, ống nghiệm, đĩa petri và các vật tư tiêu hao phù hợp cho quá trình thực hiện các biện pháp kỹ thuật trong tiêu chuẩn này.

Như vậy, khi chẩn đoán bệnh hoại tử gan tụy cấp tính ở tôm thì cần sử dụng những thiết bị, dụng cụ theo tiêu chuẩn nêu trên.

Bệnh hoại tử gan tụy ở tôm
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Pháp luật
Khi tôm sú có triệu chứng lâm sàng mắc bệnh hoại tử gan tụy cấp tính thì cần thực hiện lấy mẫu bệnh phẩm như thế nào để tiến hành chẩn đoán bệnh?
Pháp luật
Để thực hiện phương pháp nhuộm gram nhằm chẩn đoán bệnh hoại tử gan tụy cấp tính ở tôm cần chuẩn bị thành phần thuốc nhuộm ra sao?
Pháp luật
Thực hiện tách chiết ADN trong phương pháp PCR để chẩn đoán bệnh hoại tử gan tụy cấp tính ở tôm như thế nào?
Pháp luật
Kết quả phản ứng Realtime PCR như thế nào thì có thể kết luật tôm sú nhiễm bệnh hoại tử gan tụy cấp tính?
Pháp luật
Dùng phương pháp nuôi cấy phân lập và định danh vi khuẩn chẩn đoán bệnh hoại tử gan tụy cấp tính ở tôm có cho kết quả chính xác không?
Pháp luật
Tôm sú mắc bệnh hoại tử gan tụy cấp tính sẽ có những triệu chứng lâm sàng ra sao? Bệnh hoại tử gan tụy cấp tính ở tôm làm loại bệnh như thế nào?
Pháp luật
Quá trình phản ứng PCR nhằm chẩn đoán bệnh hoại tử gan tụy ở tôm tiến hành như thế nào? Mẫu thử có kết quả nhiễm bệnh hoại tử gan tụy ở tôm thì sẽ cho ra kết quả như thế nào?
Pháp luật
Kết quả chạy điện di trên mẫu thử như thế nào thì kết luận tôm mắc bệnh hoại tử gan tụy? Cần sử dụng cặp mồi nào khi áp dụng phương pháp PCR để chẩn đoán bệnh hoại tử gan tụy ở tôm?
Pháp luật
Cần phải lấy bao nhiêu mẫu để chẩn đoán bệnh hoại tử gan tụy ở tôm bằng phương pháp PCR? Phương pháp PCR để chẩn đoán bệnh hoại tử gan tụy ở tôm hoạt động dựa trên nguyên tắc nào?
Pháp luật
Để chẩn đoán tôm có mắc bệnh hoại tử gan tụy không bằng phương pháp PCR thì phải tiến hành lấy mẫu chẩn đoán như như thế nào?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Bệnh hoại tử gan tụy ở tôm
1,334 lượt xem
TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Bệnh hoại tử gan tụy ở tôm

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Bệnh hoại tử gan tụy ở tôm

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào