Khi thực hiện nghiệp vụ thương lượng thanh toán cho khách hàng là người không cư trú thì ngân hàng thương mại có quyền gì?
Khi thực hiện nghiệp vụ thương lượng thanh toán cho khách hàng là người không cư trú thì ngân hàng thương mại có quyền gì?
Căn cứ theo khoản 4 Điều 5 Thông tư 21/2024/TT-NHNN có quy định về nghiệp vụ thương lượng thanh toán như sau:
Nguyên tắc thực hiện nghiệp vụ thư tín dụng và các hoạt động kinh doanh khác liên quan đến thư tín dụng
...
4. Khi thực hiện nghiệp vụ thương lượng thanh toán cho khách hàng là người không cư trú, ngân hàng phải tuân thủ quy định tại Thông tư này và quy định của pháp luật về quản lý ngoại hối đối với việc cho vay, thu hồi nợ nước ngoài.
...
Cùng với đó, căn cứ theo khoản 2 Điều 31 Thông tư 21/2024/TT-NHNN có quy định như sau:
Điều kiện đối với khách hàng
1. Ngân hàng xem xét, quyết định thương lượng thanh toán khi khách hàng có đủ các điều kiện sau đây:
a) Có đầy đủ năng lực pháp luật dân sự, năng lực hành vi dân sự theo quy định của pháp luật;
b) Thư tín dụng để phục vụ hoạt động mua bán hàng hóa, dịch vụ hợp pháp;
c) Bộ chứng từ đủ điều kiện quy định tại Điều 32 Thông tư này;
d) Có phương án sử dụng vốn khả thi;
đ) Có khả năng tài chính để hoàn trả số tiền được thương lượng thanh toán.
2. Trường hợp khách hàng là người không cư trú, ngân hàng (trừ chi nhánh ngân hàng nước ngoài thương lượng thanh toán bằng ngoại tệ thực hiện theo quy định tại khoản 3 Điều này) chỉ xem xét, quyết định thương lượng thanh toán bộ chứng từ theo thư tín dụng cho khách hàng khi khách hàng có đủ các điều kiện quy định tại khoản 1 Điều này và phải đáp ứng một trong những yêu cầu sau:
a) Là doanh nghiệp được thành lập và hoạt động tại nước ngoài có vốn góp của doanh nghiệp Việt Nam dưới hình thức đầu tư quy định tại điểm a, c khoản 1 Điều 52 Luật Đầu tư hoặc dưới hình thức đầu tư khác quy định tại điểm đ khoản 1 Điều 52 Luật Đầu tư;
b) Ngân hàng phát hành thư tín dụng là người cư trú.
3. Chi nhánh ngân hàng nước ngoài chỉ xem xét, quyết định thương lượng thanh toán bộ chứng từ theo thư tín dụng bằng ngoại tệ cho khách hàng là người không cư trú khi khách hàng có đủ các điều kiện quy định tại khoản 1 Điều này và ngân hàng phát hành thư tín dụng là người cư trú.
Như vậy, trong trường hợp thực hiện nghiệp vụ thương lượng thanh toán cho khách hàng là người không cư trú thì ngân hàng thương mại (trừ chi nhánh ngân hàng nước ngoài thương lượng thanh toán bằng ngoại tệ thực hiện theo quy định tại khoản 3 Điều 31 Thông tư 21/2024/TT-NHNN) chỉ xem xét, quyết định thương lượng thanh toán bộ chứng từ theo thư tín dụng cho khách hàng khi khách hàng có đủ các điều kiện quy định như sau:
(1) Có đầy đủ năng lực pháp luật dân sự, năng lực hành vi dân sự theo quy định của pháp luật;
(2) Thư tín dụng để phục vụ hoạt động mua bán hàng hóa, dịch vụ hợp pháp;
(3) Bộ chứng từ đủ điều kiện quy định tại Điều 31 Thông tư 21/2024/TT-NHNN;
(4) Có phương án sử dụng vốn khả thi;
(5) Có khả năng tài chính để hoàn trả số tiền được thương lượng thanh toán.
(6) Là doanh nghiệp được thành lập và hoạt động tại nước ngoài có vốn góp của doanh nghiệp Việt Nam dưới hình thức đầu tư quy định tại điểm a, c khoản 1 Điều 52 Luật Đầu tư 2020 hoặc dưới hình thức đầu tư khác quy định tại điểm đ khoản 1 Điều 52 Luật Đầu tư 2020;
(7) Ngân hàng phát hành thư tín dụng là người cư trú.
Khi thực hiện nghiệp vụ thương lượng thanh toán cho khách hàng là người không cư trú thì ngân hàng thương mại có quyền gì? (Hình từ Internet)
Đồng tiền trong nghiệp vụ thương lượng thanh toán được pháp luật quy định như thế nào?
Căn cứ theo Điều 33 Thông tư 21/2024/TT-NHNN có quy định như sau:
Theo đó, đồng tiền trong nghiệp vụ thương lượng thanh toán được pháp luật quy định như sau:
- Đối với bộ chứng từ theo thư tín dụng phát hành bằng đồng Việt Nam, ngân hàng thương lượng thanh toán bằng đồng Việt Nam cho khách hàng.
- Đối với bộ chứng từ theo thư tín dụng phát hành bằng ngoại tệ, ngân hàng thương lượng thanh toán bằng ngoại tệ ghi trên thư tín dụng hoặc thương lượng thanh toán quy đổi ra đồng Việt Nam, đồng ngoại tệ khác theo tỷ giá thỏa thuận.
Thỏa thuận thương lượng thanh toán sẽ gồm những nội dung nào?
Căn cứ theo khoản 1 Điều 37 Thông tư 21/2024/TT-NHNN có quy định như sau:
Theo đó, thỏa thuận thương lượng thanh toán phải bao gồm tối thiểu các nội dung chính sau:
- Thông tin về các bên có liên quan bao gồm ngân hàng thương lượng, bên thụ hưởng và các bên liên quan khác (nếu có);
- Thông tin về bộ chứng từ kèm thư tín dụng, các thông tin khác theo yêu cầu của ngân hàng thương lượng;
- Giá thương lượng thanh toán;
- Đồng tiền thương lượng thanh toán;
- Phương thức thương lượng thanh toán;
- Thời hạn thương lượng thanh toán;
- Lãi suất, lãi suất phạt và các chi phí liên quan;
- Các trường hợp chấm dứt thỏa thuận thương lượng thanh toán trước thời hạn (nếu có);
- Xử lý vi phạm;
- Hiệu lực của thỏa thuận thương lượng thanh toán;
- Các nội dung khác do các bên thỏa thuận phù hợp với quy định của pháp luật.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Quy hoạch mạng lưới đường bộ là gì? 02 nội dung tổ chức giao thông đường bộ trong giai đoạn quy hoạch mạng lưới đường bộ?
- Mẫu số 3C Hồ sơ mời sơ tuyển xây lắp qua mạng theo Thông tư 22 mới nhất? Tải về hồ sơ mời sơ tuyển xây lắp qua mạng?
- Văn khấn rằm tháng giêng tại cơ quan? Giờ cúng Rằm tháng Giêng 2025 tại cơ quan đẹp? Top khung giờ đẹp?
- Rằm tháng Giêng cúng mặn được không? Mâm cỗ mặn cúng Rằm tháng Giêng? Cúng Rằm tháng Giêng phải tuân thủ nguyên tắc gì?
- Văn khấn rằm tháng giêng tại nhà thờ họ tộc 2025? Văn khấn nôm tại nhà thờ họ tộc? Bài cúng tế tổ Rằm tháng Giêng?