Khi thi hành án tử hình thì sẽ tiêm mũi thuốc nào đầu tiên? Người tham gia Hội đồng thi hành án tử hình được hưởng chế độ bồi dưỡng thế nào?
Khi thi hành án tử hình thì sẽ tiêm mũi thuốc nào đầu tiên?
Các bước thi hành án tử hình bằng hình thưc tiêm thuộc độc được quy định tại khoản 4 Điều 6 Nghị định 43/2020/NĐ-CP như sau:
Quy trình thực hiện tiêm thuốc
...
4. Cán bộ trực tiếp thi hành án tử hình chịu trách nhiệm thực hiện các bước sau:
a) Chuẩn bị đủ 03 liều thuốc (trong đó có 02 liều dự phòng);
b) Xác định tĩnh mạch để thực hiện tiêm; trường hợp không xác định được tĩnh mạch thì báo cáo Chủ tịch Hội đồng thi hành án tử hình để yêu cầu bác sĩ hỗ trợ xác định tĩnh mạch;
c) Đưa kim tiêm đã nối sẵn với ống truyền thuốc vào tĩnh mạch đã được xác định theo quy trình:
Bước 1: Tiêm thuốc làm mất tri giác.
Sau khi tiêm thuốc xong, cán bộ chuyên môn thực hiện thi hành án tử hình phải tiến hành kiểm tra, nếu người bị thi hành án tử hình chưa mất tri giác thì tiếp tục tiêm thuốc cho đến khi họ mất tri giác.
Bước 2: Tiêm thuốc làm liệt hệ vận động.
Bước 3: Tiêm thuốc làm ngừng hoạt động của tim.
d) Kiểm tra hoạt động tim của người bị thi hành án tử hình qua máy điện tâm đồ. Trường hợp sau mười phút mà người bị thi hành án tử hình chưa chết, cán bộ kiểm tra phải báo cáo Chủ tịch Hội đồng thi hành án tử hình để ra lệnh sử dụng thuốc dự phòng;
Mỗi lần tiêm thuốc sau mười phút mà người bị thi hành án tử hình chưa chết, cán bộ kiểm tra phải báo cáo Chủ tịch Hội đồng thi hành án tử hình để ra lệnh tiếp tục sử dụng liều thuốc dự phòng tiêm lần thứ hai, thứ ba;
Trường hợp tiêm hết liều thuốc thứ ba sau mười phút mà người bị thi hành án chưa chết thì Đội trưởng Đội thi hành án phải báo cáo Chủ tịch Hội đồng thi hành án tử hình ra quyết định tạm dừng thi hành án.
...
Theo quy định trên, khi thi hành án tử hình thì sẽ tiêm mũi thuốc làm mất tri giác đầu tiên.
Thi hành án tử hình (Hình từ Internet)
Hội đồng thi hành án tử hình gồm những ai?
Thành phần Hội đồng thi hành án tử hình được quy định tại Điều 78 Luật Thi hành án hình sự 2019 như sau:
Quyết định thành lập Hội đồng thi hành án tử hình
1. Ngay khi có quyết định thi hành án tử hình, Chánh án Tòa án đã ra quyết định thi hành án có văn bản yêu cầu Viện trưởng Viện kiểm sát cùng cấp, Thủ trưởng cơ quan thi hành án hình sự Công an cấp tỉnh hoặc Thủ trưởng cơ quan thi hành án hình sự cấp quân khu cử đại diện lãnh đạo tham gia Hội đồng thi hành án tử hình. Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được văn bản yêu cầu, Viện trưởng Viện kiểm sát cùng cấp, Thủ trưởng cơ quan thi hành án hình sự Công an cấp tỉnh hoặc Thủ trưởng cơ quan thi hành án hình sự cấp quân khu phải có văn bản cử đại diện lãnh đạo tham gia Hội đồng thi hành án tử hình.
2. Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được văn bản cử đại diện lãnh đạo tham gia Hội đồng thi hành án tử hình của các cơ quan quy định tại khoản 1 Điều này, Chánh án Tòa án đã ra quyết định thi hành án phải ra quyết định thành lập Hội đồng thi hành án tử hình. Quyết định thành lập Hội đồng thi hành án tử hình phải ghi rõ ngày, tháng, năm ra quyết định, họ, tên, chức vụ của người ra quyết định; căn cứ ra quyết định; họ, tên, chức vụ của người tham gia Hội đồng.
3. Hội đồng thi hành án tử hình bao gồm:
a) Chánh án hoặc Phó Chánh án Tòa án đã ra quyết định thi hành án làm Chủ tịch Hội đồng;
b) Viện trưởng hoặc Phó Viện trưởng Viện kiểm sát cùng cấp;
c) Thủ trưởng hoặc Phó Thủ trưởng cơ quan thi hành án hình sự cùng cấp.
4. Giúp việc cho Hội đồng thi hành án tử hình có Thư ký là cán bộ, công chức của Tòa án, do Chánh án Tòa án có thẩm quyền ra quyết định thi hành án phân công.
Theo đó, Hội đồng thi hành án tử hình gồm:
+ Chánh án hoặc Phó Chánh án Tòa án đã ra quyết định thi hành án làm Chủ tịch Hội đồng.
+ Viện trưởng hoặc Phó Viện trưởng Viện kiểm sát cùng cấp.
+ Thủ trưởng hoặc Phó Thủ trưởng cơ quan thi hành án hình sự cùng cấp.
Người tham gia Hội đồng thi hành án tử hình được hưởng chế độ bồi dưỡng thế nào?
Chế độ bồi dưỡng mà người tham gia Hội đồng thi hành án tử hình được hưởng quy định tại Điều 3 Nghị định 43/2020/NĐ-CP như sau:
Chế độ, chính sách đối với người tham gia thi hành án tử hình
1. Người tham gia Đội thi hành án tử hình được hưởng chế độ bồi dưỡng bằng ba lần mức lương cơ sở khi thi hành án tử hình đối với 01 người và nghỉ dưỡng 10 ngày theo quy định chung về chế độ nghỉ dưỡng đối với cán bộ, chiến sĩ Công an nhân dân, Quân đội nhân dân.
2. Người tham gia Hội đồng thi hành án tử hình, cán bộ quản giáo, người ghi âm, ghi hình, chụp ảnh, phiên dịch, thực hiện lăn tay người bị thi hành án tử hình, khâm liệm, mai táng tử thi được hưởng chế độ bồi dưỡng bằng một lần mức lương cơ sở khi thi hành án tử hình đối với 01 người.
3. Người tham gia bảo đảm an ninh, trật tự; đại diện Ủy ban nhân dân cấp xã; Điều tra viên được hưởng chế độ bồi dưỡng bằng một phần hai mức lương cơ sở khi thi hành án tử hình đối với 01 người.
Như vậy, người tham gia Hội đồng thi hành án tử hình được hưởng chế độ bồi dưỡng bằng một lần mức lương cơ sở khi thi hành án tử hình đối với 01 người.
Với mức lương cơ sở hiện nay là 1.800.000 đồng/tháng theo quy định tại khoản 2 Điều 3 Nghị định 24/2023/NĐ-CP.
Do đó, người tham gia Hội đồng thi hành án tử hình được hưởng chế độ bồi dưỡng bằng một lần là 1.800.000 đồng đối với 01 người.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Gợi ý kết quả khắc phục những hạn chế khuyết điểm của chi bộ tại báo cáo kiểm điểm chi bộ mới nhất?
- Chiến lược phát triển kinh tế xã hội 10 năm 2021 2030 nêu phương hướng nhiệm vụ giải pháp: Xây dựng các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, phòng thủ quân khu thành khu vực gì?
- Báo cáo thành tích cá nhân Bí thư chi bộ cuối năm 2024? Tải báo cáo thành tích của Bí thư chi bộ thôn cuối năm?
- Hộ gia đình bị thu hồi đất phi nông nghiệp không phải đất ở có thể được bồi thường bằng đất ở hoặc nhà ở không?
- Mẫu Bản kiểm điểm của Chủ tịch Ủy ban nhân dân mới nhất? Hướng dẫn viết bản kiểm điểm của Chủ tịch Ủy ban nhân dân?