Khi tham gia hoạt động phòng chống và khắc phục hậu quả thiên tai trong lĩnh vực đường bộ thì người tham gia trực, người được huy động tham gia được hưởng các chế độ gì?
- Đối tượng nào trực phòng chống thiên tai trong lĩnh vực đường bộ? Và thời gian trực được quy định thế nào?
- Nhiệm vụ của ca trực phòng chống thiên tai trong lĩnh vực đường bộ đối với các đối tượng trực là gì?
- Người tham gia trực, người được huy động tham hoạt động phòng chống và khắc phục hậu quả thiên tai trong lĩnh vực đường bộ được hưởng chế độ gì?
- Công tác kiểm tra hoạt động phòng chống và khắc phục hậu quả thiên tai được quy định ra sao?
Đối tượng nào trực phòng chống thiên tai trong lĩnh vực đường bộ? Và thời gian trực được quy định thế nào?
Căn cứ Điều 18 Thông tư 03/2019/TT-BGTVT có quy định về đối tượng trực phòng chống thiên tai trong lĩnh vực đường bộ bao gồm:
- Lãnh đạo và chuyên viên giúp việc Ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn Bộ Giao thông vận tải;
- Lãnh đạo và chuyên viên giúp việc Ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn Tổng Đường bộ Việt Nam.
Về thời gian trực phòng chống thiên tai có nêu:
- Thời gian trực phòng, chống, ứng phó sự cố thiên tai được thực hiện theo quy định của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi đối với người lao động làm công việc có tính chất đặc biệt trong lĩnh vực phòng chống thiên tai.
- Tùy theo tình hình thiên tai và thời gian nghỉ lễ, tết, Trưởng Ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn các cấp quyết định số lượng người trực, điều chỉnh chế độ trực theo thời gian quy định tại điểm a khoản này.
Công tác phòng chống, khắc phục hậu quả thiên tai trong lĩnh vực đường bộ (Hình từ Internet)
Nhiệm vụ của ca trực phòng chống thiên tai trong lĩnh vực đường bộ đối với các đối tượng trực là gì?
Tại khoản 3 Điều 18 Thông tư 03/2019/TT-BGTVT quy định về nhiệm vụ ca trực sau đây:
- Giúp Ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn các cấp theo dõi, nắm chắc mọi tình hình có liên quan đến công tác phòng, chống, khắc phục hậu quả thiên tai, như:
Diễn biến thời tiết, mưa, lũ, bão và các thiên tai khác thuộc trách nhiệm đơn vị; diễn biến các công trình phòng, chống, khắc phục hậu quả thiên tai;
Tình hình tổ chức lực lượng phòng, chống, khắc phục hậu quả thiên tai và huy động nguồn lực để đối phó với thiên tai (bao gồm nhân lực, vật tư, phương tiện, trang thiết bị);
- Tiếp nhận các chỉ thị, mệnh lệnh, thông báo của Ủy ban Quốc gia Ứng phó sự cố, thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn, Ban Chỉ đạo Trung ương về Phòng chống thiên tai, Ban chỉ huy Phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn cấp trên để kịp thời thông báo đến các đơn vị trực thuộc;
- Tham mưu cho Ủy ban Quốc gia Ứng phó sự cố, thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn, Ban Chỉ đạo Trung ương về Phòng chống thiên tai, Ban chỉ huy Phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn cấp trên trong việc tổ chức phòng, chống, ứng phó và khắc phục hậu quả do thiên tai gây ra trong địa bàn quản lý, xử lý các sự cố công trình phòng chống thiên tai, tổ chức điều động các lực lượng để chi viện các địa phương theo lệnh của Ban chỉ huy Phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn cấp trên;
- Tổng hợp tình hình phòng, chống, khắc phục hậu quả thiên tai trong phạm vi phụ trách để báo cáo với Ban chỉ huy Phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn cấp trên theo định kỳ và sau khi kết thúc mỗi đợt thiên tai hoặc theo yêu cầu đột xuất của Chính phủ, Ban Chỉ đạo Trung ương về Phòng chống thiên tai.
Người tham gia trực, người được huy động tham hoạt động phòng chống và khắc phục hậu quả thiên tai trong lĩnh vực đường bộ được hưởng chế độ gì?
Theo Điều 19 Thông tư 03/2019/TT-BGTVT có quy định về chế độ đối với người tham gia trực, người được huy động tham hoạt động phòng, chống, khắc phục hậu quả thiên tai như sau:
- Người làm nhiệm vụ trực, người được huy động tham gia hoạt động phòng, chống và khắc phục hậu quả thiên tai (tại trụ sở và tại hiện trường) được hưởng chế độ trực, trợ cấp, làm thêm giờ theo quy định.
- Người có thẩm quyền quyết định huy động nhân lực, vật tư, phương tiện, trang thiết bị của tổ chức, cá nhân thuộc phạm vi quản lý có trách nhiệm thanh toán kinh phí từ ngân sách nhà nước cho các tổ chức, cá nhân tham gia hoạt động ứng phó sự cố thiên tai và tìm kiếm cứu nạn hoặc hoàn trả, bồi thường thiệt hại cho tổ chức, cá nhân được huy động theo quy định.
Công tác kiểm tra hoạt động phòng chống và khắc phục hậu quả thiên tai được quy định ra sao?
Theo quy định tại Điều 21 Thông tư 03/2019/TT-BGTVT quy định về công tác kiểm tra hoạt động phòng, chống và khắc phục hậu quả thiên tai, cụ thể:
Công tác kiểm tra hoạt động phòng, chống và khắc phục hậu quả thiên tai
1. Hàng năm, Bộ Giao thông vận tải, Tổng cục Đường bộ Việt Nam lập kế hoạch kiểm tra và triển khai thực hiện kiểm tra việc chấp hành các quy định của pháp luật trong công tác phòng, chống, khắc phục hậu quả thiên tai và quản lý, bảo quản, sử dụng vật tư, trang thiết bị dự phòng đối với các cơ quan, đơn vị liên quan.
Để đối phó với các diễn biến bất ngờ của thiên tai, Ban Chỉ huy PCTT&TKCN Bộ Giao thông vận tải, Ban Chỉ huy PCTT&TKCN Tổng cục Đường bộ Việt Nam và các cơ quan có thẩm quyền tiến hành các hoạt động kiểm tra đột xuất nhằm đôn đốc và chấn chỉnh kịp thời các thiếu sót, vi phạm để tăng cường hiệu quả của công tác quản lý nhà nước về phòng, chống, khắc phục hậu quả thiên tai.
2. Các Cục Quản lý đường bộ, Sở Giao thông vận tải, Ban Quản lý dự án, doanh nghiệp đầu tư xây dựng và quản lý khai thác công trình đường bộ căn cứ vào chức năng, nhiệm vụ và điều kiện đặc thù của địa bàn quản lý chủ động tổ chức thực hiện kiểm tra định kỳ, kiểm tra đột xuất việc thực hiện các quy định của pháp luật về công tác phòng, chống, khắc phục hậu quả thiên tai và quản lý, bảo quản, sử dụng vật tư, trang thiết bị dự phòng đối với các đơn vị trực thuộc và các doanh nghiệp, nhà thầu thi công công trình đường bộ trên địa bàn thuộc phạm vi quản lý.
3. Thủ trưởng các cơ quan, tổ chức có liên quan phải chỉ đạo thực hiện việc kiểm tra và tự kiểm tra công tác phòng, chống, khắc phục hậu quả thiên tai phù hợp với nhiệm vụ được giao.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Quy định 22 về xử lý kỷ luật đảng viên? Quy trình xử lý kỷ luật đảng viên thế nào? Những điều Đảng viên không được làm?
- Thủ tục Cấp Chứng nhận trường tiểu học đạt kiểm định chất lượng giáo dục từ ngày 25/1/2025 như thế nào?
- Mẫu biên bản bàn giao hàng hóa bán đấu giá trong thương mại? Địa điểm thanh toán tiền mua hàng hóa bán đấu giá là ở đâu?
- Bài phát biểu tất niên xóm, tổ dân phố hay và ý nghĩa 2025? Bài phát biểu tất niên xóm ngắn gọn?
- Lỗi không cài quai mũ bảo hiểm phạt bao nhiêu đối với người điều khiển xe máy? Bị trừ mấy điểm giấy phép lái xe?