Khi tham gia điều ước quốc tế một thông báo hay thông tin mà quốc gia muốn đưa ra phải thực hiện như thế nào?
Khi tham gia điều ước quốc tế một thông báo hay thông tin mà quốc gia muốn đưa ra phải thực hiện như thế nào?
Căn cứ theo khoản 1 Điều 78 Công ước Viên về Luật Điều ước quốc tế năm 1969 quy định như sau:
Thông báo và thông tin
Trừ những trường hợp điều ước hoặc Công ước này có quy định khác, một thông báo hay thông tin mà một quốc gia phải làm theo Công ước này sẽ:
a) Được chuyển trực tiếp; nếu không có cơ quan lưu chiểu, đến các quốc gia mà thông báo hay thông tin phải chuyển đến hoặc nếu có cơ quan lưu chiểu thì chuyển cho cơ quan lưu chiểu này;
b) Chỉ được coi là quốc gia hữu quan đã hoàn thành việc thông tin, thông báo khi quốc gia mà thông tin hay thông báo phải chuyển đến đã nhận được thông tin hoặc thông báo đó hoặc cơ quan đã nhận được thông tin hoặc thông báo đó;
c) Nếu chuyển cho cơ quan lưu chiểu thì quốc gia nhận được thông tin hay thông báo chỉ coi là đã nhận được kể từ khi quốc gia đó nhận được thông báo của cơ quan lưu chiểu như đã quy định ở điểm e khoản 1 Điều 77.
Như vậy, khi tham gia điều ước quốc tế một thông báo hay thông tin mà quốc gia muốn đưa ra phải thực hiện như trên.
Điều ước quốc tế (Hình từ Internet)
Khi văn bản một điều ước quốc tế có sai lầm thì sẽ tiến hành sửa chữa sai lầm bằng những biện pháp nào?
Căn cứ theo khoản 1 Điều 79 Công ước Viên về Luật Điều ước quốc tế năm 1969 quy định như sau:
Việc sửa chữa những sai lầm trong các văn bản điều ước hoặc trong các bản sao đã chứng thực
1. Nếu, sau khi xác thực văn bản một điều ước, các quốc gia ký kết và các quốc gia tham gia nhất trí thấy văn bản có sai lầm, thì sẽ tiến hành sửa chữa sai lầm bằng một trong các biện pháp sau đây, trừ khi các quốc gia đó quyết định một cách sửa chữa khác:
a) Chữa văn bản theo nghĩa thích hợp và những vị đại diện được ủy quyền cho thể thức đó ký tắt vào chỗ sửa chữa;
b) Lập một văn kiện hay trao đổi các văn kiện trong đó ghi nhận là việc sửa chữa đã được thỏa thuận đưa vào trong văn bản;
c) Lập một văn bản toàn bộ điều ước đã được sửa chữa theo đúng thủ tục đã áp dụng đối với văn bản gốc.
2. Trừ một điều ước có cơ quan lưu chiểu thì cơ quan lưu chiểu này thông báo cho các quốc gia ký kết và các quốc gia tham gia biết sai lầm và đề nghị sửa chữa sai lầm đó và sẽ định ra một thời hạn thích hợp cho việc lập ra các phản đối đối với việc sửa chữa đã được đề nghị. Kết thúc thời hạn đã định:
a) Nếu không có một phản đối nào được đưa ra thì cơ quan lưu chiểu sẽ tiến hành việc sửa chữa và ký tắt vào chỗ sửa chữa của văn bản, và sẽ lập một biên bản về việc sửa chữa văn bản và gửi bản sao cho các bên tham gia điều ước và cho các quốc gia có tư cách để tham gia điều ước;
b) Nếu có việc phản đối được đưa ra thì cơ quan lưu chiểu sẽ thông báo việc phản đối đó cho các quốc gia ký kết và các quốc gia tham gia.
3. Những quy tắc ghi trong các khoản 1 và 2 cũng sẽ được áp dụng khi văn bản đã được xác thực bằng hai hay nhiều ngôn ngữ và khi phát hiện có điểm không hoàn toàn như nhau mà theo thảo thuận của các quốc gia ký kết và các quốc gia tham gia, nó cần được sửa chữa.
4. Văn bản đã sửa chữa sẽ thay thế ab intio (trên nguyên tắc) đối với văn bản có sai lầm, trừ khi các quốc gia ký kết và các quốc gia tham gia có các quyết định khác.
5. Việc sửa chữa văn bản một điều ước đã được đăng ký sẽ phải được thông báo cho Ban thư ký Liên hiệp quốc.
6. Khi phát hiện một sai lầm trong một bản sao đã chứng thực thì cơ quan lưu chiểu sẽ phải lập một biên bản sửa chữa và gửi bản sao cho các quốc gia ký kết và các quốc gia tham gia.
Như vậy, khi văn bản một điều ước quốc tế có sai lầm thì sẽ tiến hành sửa chữa sai lầm bằng những biện pháp sau:
- Chữa văn bản theo nghĩa thích hợp và những vị đại diện được ủy quyền cho thể thức đó ký tắt vào chỗ sửa chữa;
- Lập một văn kiện hay trao đổi các văn kiện trong đó ghi nhận là việc sửa chữa đã được thỏa thuận đưa vào trong văn bản;
- Lập một văn bản toàn bộ điều ước đã được sửa chữa theo đúng thủ tục đã áp dụng đối với văn bản gốc.
Việc đăng ký và công bố điều ước quốc tế được thực hiện như thế nào?
Căn cứ theo Điều 80 Công ước Viên về Luật Điều ước quốc tế năm 1969 quy định như sau:
Việc đăng ký và công bố điều ước
1. Các điều ước, sau khi có hiệu lực, sẽ được chuyển đến Ban thư ký Liên hiệp quốc để đăng ký hoặc lưu trữ và ghi vào danh bạ, tùy từng trường hợp, cũng như để công bố.
2. Việc chỉ định một cơ quan lưu chiểu sẽ cho phép cơ quan đó thực hiện những hành động quy định ở khoản trên.
Như vậy, các điều ước, sau khi có hiệu lực, sẽ được chuyển đến Ban thư ký Liên hiệp quốc để đăng ký hoặc lưu trữ và ghi vào danh bạ, tùy từng trường hợp, cũng như để công bố.
Việc chỉ định một cơ quan lưu chiểu sẽ cho phép cơ quan đó thực hiện những hành động quy định ở khoản trên.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Tháng Chạp là tháng gì? Tháng Chạp âm lịch gọi là gì? Tháng Chạp là tháng mấy Dương lịch 2025?
- Hướng dẫn kê khai bổ sung thuế GTGT theo Nghị định 126? Thời hạn nộp thuế trong trường hợp khai bổ sung?
- Nhà đầu tư trong hoạt động đấu thầu là nhà đầu tư độc lập hay nhà đầu tư liên danh theo quy định?
- Nội dung hoạt động chỉ huy lực lượng phòng thủ dân sự như thế nào? Lực lượng nòng cốt trong phòng thủ dân sự?
- Dịch vụ sự nghiệp công là gì? Dịch vụ sự nghiệp công không sử dụng ngân sách nhà nước gồm những dịch vụ nào?