Khi quyết định cấp tín dụng hợp vốn cho khách hàng thì tổ chức tín dụng cần lập bao nhiêu bản hợp đồng cấp tín dụng?
- Khi quyết định cấp tín dụng hợp vốn cho khách hàng thì tổ chức tín dụng cần lập bao nhiêu bản hợp đồng cấp tín dụng?
- Tài sản bảo đảm trong việc cấp tín dụng hợp nhất sẽ do thành viên đầu mối cấp tín dụng nào giữ?
- Việc kiểm tra tài khoản cấp tín dụng hợp vốn được các thành viên đầu mối cấp tín dụng quản lý ra sao?
- Trách nhiệm của khách hàng khi ký kết hợp đồng cấp tín dụng hợp vốn là gì?
Khi quyết định cấp tín dụng hợp vốn cho khách hàng thì tổ chức tín dụng cần lập bao nhiêu bản hợp đồng cấp tín dụng?
Căn cứ Điều 12 Thông tư 42/2011/TT-NHNN quy định về hợp đồng cấp tín dụng như sau:
Hợp đồng cấp tín dụng.
1. Hợp đồng cấp tín dụng do các thành viên tham gia ký kết hoặc ủy quyền cho thành viên đầu mối cấp tín dụng hợp vốn đại diện cho bên cấp tín dụng hợp vốn ký với khách hàng.
2. Hợp đồng cấp tín dụng phải phù hợp với quy định của pháp luật về hợp đồng dân sự, hoạt động cấp tín dụng, các quy định của pháp luật có liên quan và phải quy định rõ quyền và nghĩa vụ của Bên cấp tín dụng hợp vốn và khách hàng. Hợp đồng cấp tín dụng lập thành nhiều bản để khách hàng và mỗi thành viên giữ 01 bản.
Theo đó, hợp đồng cấp tín dụng phải phù hợp với quy định của pháp luật về hợp đồng dân sự, hoạt động cấp tín dụng, các quy định của pháp luật có liên quan và phải quy định rõ quyền và nghĩa vụ của Bên cấp tín dụng hợp vốn và khách hàng. Hợp đồng cấp tín dụng lập thành nhiều bản để khách hàng và mỗi thành viên giữ 01 bản.
Như vậy, việc ký hợp đồng cấp tín dụng với khách hàng thì tổ chức tín dụng có thể cử một người đại diện ủy quyền cho thành viên đầu mối cấp tín dụng hợp vốn đại diện cho bên cấp tín dụng hợp vốn ký với khách hàng nhưng hợp đồng vẫn phải lập thành nhiều bản để các thành viên mỗi người để giữ một bản hợp đồng.
Khi quyết định cấp tín dụng hợp vốn cho khách hàng thì tổ chức tín dụng cần lập bao nhiêu bản hợp đồng cấp tín dụng? (Hình từ Internet)
Tài sản bảo đảm trong việc cấp tín dụng hợp nhất sẽ do thành viên đầu mối cấp tín dụng nào giữ?
Căn cứ Điều 13 Thông tư 42/2011/TT-NHNN quy định về tài sản bảo đảm trong cấp tín dụng hợp vốn như sau:
Tài sản bảo đảm trong cấp tín dụng hợp vốn
1. Các thành viên thỏa thuận và quyết định về hình thức bảo đảm bằng tài sản hoặc không bảo đảm bằng tài sản, phù hợp với quy định của pháp luật.
2. Các thành viên thỏa thuận về việc cử đại diện hoặc ủy quyền cho thành viên đầu mối nhận tài sản bảo đảm chịu trách nhiệm đại diện cho bên cấp tín dụng hợp vốn quản lý, theo dõi và xử lý tài sản bảo đảm cho các khoản cấp tín dụng theo quy định của pháp luật.
3. Các thành viên được hoàn trả vốn và có nghĩa vụ thanh toán các chi phí phát sinh theo tỷ lệ tham gia hợp vốn trong trường hợp Bên cấp tín dụng hợp vốn xử lý tài sản đảm bảo để thu hồi nợ. Các chi phí này được thỏa thuận và quy định cụ thể trong hợp đồng hợp vốn, hợp đồng cấp tín dụng.
Từ quy định trên thì pháp luật không chỉ định bắt buộc thành viên nào phải đứng ra giữa tài sản bảo đảm của khách hành khi thực hiện cấp tín dụng hợp vốn.
Các thành viên có thể thỏa thuận về việc cử đại diện hoặc ủy quyền cho thành viên đầu mối nhận tài sản bảo đảm chịu trách nhiệm đại diện cho bên cấp tín dụng hợp vốn quản lý, theo dõi và xử lý tài sản bảo đảm cho các khoản cấp tín dụng theo quy định của pháp luật.
Các thành viên được hoàn trả vốn và có nghĩa vụ thanh toán các chi phí phát sinh theo tỷ lệ tham gia hợp vốn trong trường hợp Bên cấp tín dụng hợp vốn xử lý tài sản đảm bảo để thu hồi nợ. Các chi phí này được thỏa thuận và quy định cụ thể trong hợp đồng hợp vốn, hợp đồng cấp tín dụng.
Việc kiểm tra tài khoản cấp tín dụng hợp vốn được các thành viên đầu mối cấp tín dụng quản lý ra sao?
Căn cứ Điều 15 Thông tư 42/2011/TT-NHNN quy định về việc kiểm tra khoản cấp tín dụng và quy trình xử lý rủi ro trong cấp tín dụng hợp vốn như sau:
Kiểm tra khoản cấp tín dụng và quy trình xử lý rủi ro trong cấp tín dụng hợp vốn.
1. Các thành viên tham gia cấp tín dụng hợp vốn theo dõi, kiểm tra khoản cấp tín dụng thông qua hình thức luân phiên, cử đại diện hoặc ủy quyền cho thành viên đầu mối cấp tín dụng hợp vốn thực hiện.
2. Trường hợp phát hiện khách hàng vi phạm hợp đồng cấp tín dụng thì phải thông báo ngay cho các thành viên khác biết để thống nhất biện pháp xử lý.
3. Bên cấp tín dụng hợp vốn có quyền khởi kiện theo quy định của pháp luật, trong trường hợp khách hàng vi phạm hợp đồng cấp tín dụng.
Như vậy, các thành viên tham gia cấp tín dụng hợp vốn theo dõi, kiểm tra khoản cấp tín dụng thông qua hình thức luân phiên, cử đại diện hoặc ủy quyền cho thành viên đầu mối cấp tín dụng hợp vốn thực hiện.
Trường hợp phát hiện khách hàng vi phạm hợp đồng cấp tín dụng thì phải thông báo ngay cho các thành viên khác biết để thống nhất biện pháp xử lý.
Bên cấp tín dụng hợp vốn có quyền khởi kiện theo quy định của pháp luật, trong trường hợp khách hàng vi phạm hợp đồng cấp tín dụng.
Trách nhiệm của khách hàng khi ký kết hợp đồng cấp tín dụng hợp vốn là gì?
Căn cứ Điều 16 Thông tư 42/2011/TT-NHNN quy định về chế độ thông tin, báo cáo như sau:
Chế độ thông tin, báo cáo
1. Khách hàng có trách nhiệm báo cáo cho thành viên đầu mối cấp tín dụng hợp vốn về tiến độ sử dụng khoản cấp tín dụng và các báo cáo, thông tin cần thiết theo yêu cầu của thành viên đầu mối cấp tín dụng hợp vốn. Khách hàng phải chịu trách nhiệm về tính hợp pháp và chính xác của các thông tin do mình cung cấp.
2. Thành viên đầu mối cấp tín dụng hợp vốn có trách nhiệm cung cấp các thông tin về khách hàng và dự án được cấp tín dụng hợp vốn cho các thành viên khác, theo quy định trong hợp đồng hợp vốn.
...
Theo đó, khách hàng có trách nhiệm báo cáo cho thành viên đầu mối cấp tín dụng hợp vốn về tiến độ sử dụng khoản cấp tín dụng và các báo cáo, thông tin cần thiết theo yêu cầu của thành viên đầu mối cấp tín dụng hợp vốn. Khách hàng phải chịu trách nhiệm về tính hợp pháp và chính xác của các thông tin do mình cung cấp.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Lợi nhuận của nhà đầu tư trong hoạt động dầu khí là gì? Chuyển nhượng dự án dầu khí ở nước ngoài thì thực hiện nghĩa vụ tài chính tại đâu?
- Vạch xương cá là gì? Vạch xương cá trên đường để làm gì? Đi theo vạch xương cá như thế nào để không bị phạm luật?
- Tải mẫu bảng tổng hợp dự toán xây dựng công trình điều chỉnh mới nhất hiện nay theo Thông tư 11?
- Chuyển đất trồng lúa sang đất ở không được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền cho phép bị phạt bao nhiêu?
- Quyền khác đối với tài sản là gì? Gồm những quyền nào? Quyền khác đối với tài sản có bị hạn chế, bị tước đoạt?