Khi phát hiện có tình huống khẩn nguy sân bay người phát hiện cần cung cấp đến mức tối đa nếu có thể các thông tin gì?

Tôi có thắc mắc muốn được giải đáp như sau khi phát hiện có tình huống khẩn nguy sân bay người phát hiện cần cung cấp đến mức tối đa nếu có thể các thông tin gì? Tình huống khẩn nguy là gì? Việc phân loại tình huống khẩn nguy được quy định như thế nào? Câu hỏi của anh H.Q.A đến từ Hà Nội.

Khi phát hiện có tình huống khẩn nguy sân bay người phát hiện cần cung cấp đến mức tối đa nếu có thể các thông tin gì?

Căn cứ tại Mục 3 Chương 4 Phụ lục 1 Hướng dẫn việc lập kế hoạch khẩn nguy sân bay ban hành kèm theo Quyết định 675/QĐ-CHK năm 2022 thì khi phát hiện có tình huống khẩn nguy, người phát hiện cần cung cấp đến mức tối đa nếu có thể các thông tin sau:

Tình huống có liên quan đến tàu bay

- Loại tàu bay, dấu hiệu đăng ký, dấu hiệu quốc tịch tàu bay;

- Loại và lượng nhiên liệu còn trên tàu bay;

- Tên chủ sở hữu, người khai thác tàu bay;

- Họ và tên người chỉ huy tàu bay;

- Ngày, giờ xảy ra sự cố hoặc tai nạn tàu bay;

- Nơi khởi hành lần cuối và nơi dự định hạ cánh tiếp theo của tàu bay;

- Tọa độ vị trí của tàu bay lâm nạn;

- Số hành khách, thành viên tổ bay trên tàu bay;

- Số người chết, bị thương (bao gồm hành khách, thành viên tổ bay và người thứ ba);

- Tính chất sự cố, tai nạn và mức độ thiệt hại đối với tàu bay;

- Thông tin về hàng nguy hiểm trên tàu bay;

- Các tin tức khác (nếu biết).

Tình huống không có liên quan đến tàu bay

- Thời gian, địa điểm;

- Tình huống (đe dọa bom, sự cố hàng hóa nguy hiểm, lũ lụt, giông bão, cháy nổ, sập đổ cơ sở hạ tầng…);

- Số nhân viên, hành khách liên quan;

- Số nhân viên, hành khách thương vong;

- Các tin tức khác (nếu biết).

Khi phát hiện có tình huống khẩn nguy, người phát hiện cần cung cấp đến mức tối đa nếu có thể các thông tin nào?

Khi phát hiện có tình huống khẩn nguy sân bay người phát hiện cần cung cấp đến mức tối đa nếu có thể các thông tin gì? (Hình từ Internet)

Tình huống khẩn nguy là gì? Việc phân loại tình huống khẩn nguy được quy định như thế nào?

Căn cứ tại Mục 4 Chương 1 Phụ lục 1 Hướng dẫn việc lập kế hoạch khẩn nguy sân bay ban hành kèm theo Quyết định 675/QĐ-CHK năm 2022 thì

“Tình huống khẩn nguy” là bất kỳ tình huống nào có khả năng hoặc thật sự gây ra những tổn thất/ thương tích nghiêm trọng cho hành khách, tổ bay và nhân viên, làm hư hỏng nặng tàu bay, trang thiết bị hoặc tài sản khác và/hoặc gây ra những thiệt hại kéo dài cho các hoạt động của cảng hàng không, sân bay.

Việc phân loại tình huống khẩn nguy được quy định tại Mục 5 Chương 1 Phụ lục 1 Hướng dẫn việc lập kế hoạch khẩn nguy sân bay ban hành kèm theo Quyết định 675/QĐ-CHK năm 2022 như sau:

Phân loại theo cấp độ khẩn nguy

- Khẩn nguy chờ tại chỗ: Là mức độ sẵn sàng triển khai công tác khẩn nguy, khi tàu bay đang đáp xuống cảng hàng không, sân bay bị trục trặc hoặc nghi ngờ có trục trặc về kỹ thuật, nhưng chưa đến mức gặp khó khăn khi hạ cánh. Các phương tiện khẩn nguy sẵn sàng chờ tại chỗ.

- Khẩn nguy hoàn toàn: Là mức độ sẵn sàng cao, đã triển khai công tác khẩn nguy để chuẩn bị đối phó với trường hợp một tàu bay khi chuẩn bị tiếp cận hạ cánh, phát tín hiệu khẩn nguy vì trục trặc kỹ thuật và các tình huống khẩn nguy khác có thể dẫn đến tai nạn.

Phân loại theo vùng trách nhiệm

- Tình huống khẩn nguy xảy ra trong vùng trách nhiệm cảng hàng không: Là các tình huống khẩn nguy tại cảng hàng không, tai nạn tàu bay trong vùng trách nhiệm tìm kiếm, cứu nạn của cảng hàng không, sân bay.

- Tình huống khẩn nguy ngoài vùng trách nhiệm cảng hàng không, sân bay: Là những tai nạn tàu bay xảy ra ngoài vùng trách nhiệm tìm kiếm, cứu nạn của cảng hàng không, sân bay.

Phân nhóm hành vi can thiệp bất hợp pháp

- Nhóm hành vi cấp độ 1 bao gồm:

+ Xâm nhập trái pháp luật vào tàu bay, cảng hàng không, sân bay và công trình, trang bị, thiết bị hàng không dân dụng;

+ Đưa vật phẩm nguy hiểm vào tàu bay, cảng hàng không, sân bay và khu vực hạn chế khác trái pháp luật;

+ Cung cấp thông tin sai đến mức uy hiếp an toàn của tàu bay đang bay hoặc trên mặt đất; an toàn của hành khách, tổ bay, nhân viên mặt đất hoặc người tại cảng hàng không, sân bay và công trình, trang bị, thiết bị hàng không dân dụng;

+ Cố ý thực hiện hành vi vi phạm pháp luật uy hiếp đến an toàn khai thác tàu bay; khai thác cảng hàng không, sân bay; bảo đảm hoạt động bay; tấn công, can thiệp trái phép vào hệ thống thông tin chuyên ngành hàng không.

- Nhóm hành vi cấp độ 2 bao gồm:

+ Chiếm đoạt bất hợp pháp tàu bay đang bay;

+ Chiếm đoạt bất hợp pháp tàu bay trên mặt đất;

+ Sử dụng tàu bay như một vũ khí;

+ Bắt giữ con tin trong tàu bay hoặc tại cảng hàng không, sân bay.

Công tác khẩn nguy sân bay có bao gồm ứng phó tình huống tàu bay lâm nạn ngoài cảng hàng không hay không?

Căn cứ tại khoản 1 Điều 98 Thông tư 29/2021/TT-BGTVT về công tác khẩn nguy sân bay như sau:

Công tác khẩn nguy sân bay
1. Công tác khẩn nguy sân bay bao gồm các tình huống sau:
a) Ứng phó tình huống tàu bay lâm nạn ngoài cảng hàng không, sân bay;
b) Khẩn nguy sân bay đối với tàu bay gặp sự cố, tai nạn trong cảng hàng không, sân bay;
c) Khẩn nguy sân bay liên quan đến tình huống các công trình, nhà xưởng, đài trạm tại cảng hàng không, sân bay bị cháy, nổ, bị sập đổ vì bão lốc, ngập úng, khẩn nguy y tế (bao gồm cả trường hợp tàu bay chở khách về từ vùng có dịch bệnh);
d) Khẩn nguy sân bay trong điều kiện môi trường khắc nghiệt, địa hình khu vực lân cận cảng hàng không, sân bay phức tạp, gần biển;
đ) Khẩn nguy đối với hành vi can thiệp bất hợp pháp vào hoạt động hàng không dân dụng theo quy định của pháp luật về an ninh hàng không.

Như vậy, công tác khẩn nguy sân bay bao gồm tình huống ứng phó tình huống tàu bay lâm nạn ngoài cảng hàng không, sân bay.

An ninh hàng không
Căn cứ pháp lý
Kênh YouTube THƯ VIỆN PHÁP LUẬT
MỚI NHẤT
Pháp luật
Việc lục soát an ninh hàng không đối với tàu bay cần phải được thông báo với cá nhân, cơ quan nào?
Pháp luật
Những thứ cấm đem lên máy bay năm 2024? An toàn hoạt động tại sân bay được quy định như thế nào?
Pháp luật
Kiểm soát an ninh nội bộ là gì? Thực hiện kiểm soát an ninh nội bộ đối với nhân viên hàng không theo nguyên tắc nào?
Pháp luật
Vụ việc vi phạm an ninh hàng không phải được rút kinh nghiệm, giảng bình để khắc phục những sơ hở, thiếu sót nào?
Pháp luật
Hướng dẫn các giấy tờ nhân thân khi đi máy bay từ ngày 15/02/2024? Quy định về vé, thẻ lên tàu bay và thông tin cá nhân hành khách như thế nào?
Pháp luật
Công tác bảo đảm an ninh hàng không là trách nhiệm của ai? Bộ Giao thông vận tải chỉ đạo cơ quan trong ngành hàng không thực hiện công tác thế nào?
Pháp luật
Vị trí đỗ biệt lập là gì? Vị trí đỗ biệt lập cho tàu bay có thuộc công trình phục vụ bảo đảm an ninh hàng không của sân bay không?
Pháp luật
Chương trình công tác năm, quý, tháng của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam được quy định như thế nào?
Pháp luật
Hành lý thất lạc tại sân bay là gì? Hành lý thất lạc tại sân bay sau khi kiểm tra có cần niêm phong an ninh không?
Pháp luật
Công trình phục vụ bảo đảm an ninh hàng không của nhà ga, sân bay và nằm ngoài nhà ga, sân bay bao gồm những gì?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - An ninh hàng không
670 lượt xem
TÌM KIẾM LIÊN QUAN
An ninh hàng không
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào