Khi nào vượt đèn vàng bị xử phạt? Vượt đèn vàng theo hiệu lệnh cho phép đi tiếp của người điều khiển giao thông có vi phạm pháp luật?
Khi nào vượt đèn vàng bị xử phạt?
Theo quy định tại hoản 3 Điều 10 Luật Giao thông đường bộ 2008 giải thích tín hiệu đèn màu vàng là phải dừng lại trước vạch dừng, trừ trường hợp đã đi quá vạch dừng thì được đi tiếp.
Bên cạnh đó, theo quy định tại khoản 10.3 Điều 10 Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 41:2019/BGTVT về Báo hiệu đường bộ ban hành kèm theo Thông tư 54/2019/TT-BGTVT cũng đưa ra những giải thích tương tự như sau:
Điều khiển giao thông bằng tín hiệu đèn
...
10.3.Ý nghĩa của đèn tín hiệu:
...
10.3.2.Tín hiệu vàng báo hiệu thay đổi tín hiệu của đèn xanh sang đỏ. Tín hiệu vàng bật sáng, phải dừng lại trước vạch dừng, trường hợp đã đi quá vạch dừng hoặc đã quá gần vạch dừng nếu dừng lại thấy nguy hiểm thì được đi tiếp.
Trong trường hợp tín hiệu vàng nhấp nháy là được đi nhưng phải giảm tốc độ, chú ý quan sát, nhường đường cho người đi bộ qua đường hoặc các phương tiện khác theo quy định của Luật Giao thông đường bộ.
...
Theo đó, khi tín hiệu vàng bật sáng nhưng đã đi quá vạch dừng hoặc đã quá gần vạch dừng nếu dừng lại thấy nguy hiểm thì được đi tiếp.
Hoặc trong trường hợp tín hiệu vàng nhấp nháy là được đi nhưng phải giảm tốc độ, chú ý quan sát, nhường đường cho người đi bộ qua đường hoặc các phương tiện khác.
Như vậy, trong trường hợp tín hiệu vàng bật sáng, xe đang ở trước vạch dừng mà cố ý vượt qua thì được xem là vượt đèn vàng và có thể bị xử phạt.
Điều này cũng đồng nghĩa với việc, không dừng đèn vàng nếu đã đi quá vạch sơn sẽ không bị phạt.
Khi nào vượt đèn vàng bị xử phạt? (Hình từ Internet)
Mức phạt vượt đèn vàng là bao nhiêu?
Tại điểm a khoản 5 Điều 5 Nghị định 100/2019/NĐ-CP được sửa đổi bởi khoản 34 Điều 2 Nghị định 123/2021/NĐ-CP có quy định lỗi vượt đèn vàng ô tô như sau:
Xử phạt người điều khiển xe ô tô và các loại xe tương tự xe ô tô vi phạm quy tắc giao thông đường bộ
...
5. Phạt tiền từ 4.000.000 đồng đến 6.000.000 đồng đối với người điều khiển xe thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây:
a) Không chấp hành hiệu lệnh, chỉ dẫn của biển báo hiệu, vạch kẻ đường, trừ các hành vi vi phạm quy định tại điểm a, điểm d, điểm g, điểm h, điểm i, điểm k khoản 2; điểm a, điểm d, điểm đ, điểm e, điểm k, điểm l, điểm o, điểm r, điểm s khoản 3; điểm b, điểm c, điểm d, điểm đ, điểm I khoản 4; điểm a, điểm c, điểm d, điểm đ, điểm e, điểm g, điểm i khoản 5; điểm a khoản 6; điểm a, điểm c, điểm d khoản 7;
...
11. Ngoài việc bị phạt tiền, người điều khiển xe thực hiện hành vi vi phạm còn bị áp dụng các hình thức xử phạt bổ sung sau đây:
a) Thực hiện hành vi quy định tại điểm e khoản 4 Điều này bị tịch thu thiết bị phát tín hiệu ưu tiên lắp đặt sử dụng trái quy định;
b) Thực hiện hành vi quy định tại điểm đ khoản 2; điểm h, điểm i khoản 3; khoản 4; điểm a, điểm b, điểm d, điểm đ, điểm g, điểm i khoản 5 Điều này bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 01 tháng đến 03 tháng;
...
Theo điểm e khoản 4 Điều 6 Nghị định 100/2019/NĐ-CP được sửa đổi bởi Điều 2 Nghị định 123/2021/NĐ-CP có quy định về lỗi vượt đèn vàng xe máy như sau:
Xử phạt người điều khiển xe mô tô, xe gắn máy (kể cả xe máy điện), các loại xe tương tự xe mô tô và các loại xe tương tự xe gắn máy vi phạm quy tắc giao thông đường bộ
...
4. Phạt tiền từ 800.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với người điều khiển xe thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây:
...
e) Không chấp hành hiệu lệnh của đèn tín hiệu giao thông;
...
10. Ngoài việc bị phạt tiền, người điều khiển xe thực hiện hành vi vi phạm còn bị áp dụng các hình thức xử phạt bổ sung sau đây:
a) Thực hiện hành vi quy định tại điểm g khoản 2 Điều này bị tịch thu thiết bị phát tín hiệu ưu tiên lắp đặt, sử dụng trái quy định;
b) Thực hiện hành vi quy định tại điểm b, điểm e, điểm i khoản 3; điểm e, điểm g, điểm h khoản 4; khoản 5 Điều này bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 01 tháng đến 03 tháng;
...
Tại điểm đ khoản 5 Điều 7 Nghị định 100/2019/NĐ-CP được sửa đổi bởi khoản 34 Điều 2 Nghị định 123/2021/NĐ-CP có quy định về lỗi vượt đèn vàng máy kéo, xe máy chuyên dùng như sau:
Xử phạt người điều khiển máy kéo, xe máy chuyên dùng (sau đây gọi chung là xe) vi phạm quy tắc giao thông đường bộ
...
5. Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với người điều khiển xe thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây:
...
đ) Không chấp hành hiệu lệnh của đèn tín hiệu giao thông.
10. Ngoài việc bị phạt tiền, người điều khiển xe thực hiện hành vi vi phạm còn bị áp dụng các hình thức xử phạt bổ sung sau đây:
a) Thực hiện hành vi quy định tại điểm b, điểm c, điểm g khoản 3; điểm a, điểm c, điểm d, điểm e khoản 4; khoản 5 Điều này bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe (khi điều khiển máy kéo), chứng chỉ bồi dưỡng kiến thức pháp luật về giao thông đường bộ (khi điều khiển xe máy chuyên dùng) từ 01 tháng đến 03 tháng;
...
Tại điểm đ khoản 2 Điều 8 Nghị định 100/2019/NĐ-CP có quy định về lỗi vượt đèn vàng xe đạp, xe đạp điện như sau:
Xử phạt người điều khiển xe đạp, xe đạp máy (kể cả xe đạp điện), người điều khiển xe thô sơ khác vi phạm quy tắc giao thông đường bộ
...
2. Phạt tiền từ 100.000 đồng đến 200.000 đồng đối với người điều khiển xe thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây:
...
đ) Không chấp hành hiệu lệnh của đèn tín hiệu giao thông.
Theo đó mức phạt vượt đèn vàng đối với các phương tiện như sau:
Đối với xe máy: Phạt tiền từ 800.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với người điều khiển xe, có thể bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 01 tháng đến 03 tháng.
Đối với ô tô: Phạt tiền từ 4.000.000 đồng đến 6.000.000 đồng đối với người điều khiển xe, có thể bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 01 tháng đến 03 tháng.
Đối với máy kéo, xe máy chuyên dùng: Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng, có thể bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe (khi điều khiển máy kéo), chứng chỉ bồi dưỡng kiến thức pháp luật về giao thông đường bộ (khi điều khiển xe máy chuyên dùng) từ 01 tháng đến 03 tháng;
Đối với xe đạp, xe máy điện: Phạt tiền từ 100.000 đồng đến 200.000 đồng.
Vượt đèn vàng theo hiệu lệnh cho phép đi tiếp của người điều khiển giao thông có vi phạm pháp luật?
Căn cứ khoản 2 Điều 11 Luật Giao thông đường bộ 2008 quy định, khi có người điều khiển giao thông thì người tham gia giao thông phải chấp hành hiệu lệnh của người điều khiển giao thông.
Cũng tại Điều 8 Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 41:2019/BGTVT về Báo hiệu đường bộ ban hành kèm theo Thông tư 54/2019/TT-BGTVT quy định hiệu lực của người điều khiển giao thông như sau:
Hiệu lực của người điều khiển giao thông
Người tham gia giao thông đều phải chấp hành nghiêm chỉnh hiệu lệnh của người điều khiển giao thông, kể cả trong trường hợp hiệu lệnh trái với tín hiệu của đèn điều khiển giao thông, biển báo hiệu hoặc vạch kẻ đường.
Như vậy, nếu người điều khiển giao thông có hiệu lệnh cho phép tiếp tục đi thì người tham gia giao thông có thể vượt đèn đỏ, vượt đèn vàng mà không xem là vi phạm pháp luật.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Tiêu chí phân loại vị trí việc làm trong đơn vị sự nghiệp công lập là gì? Việc điều chỉnh vị trí việc làm thực hiện như thế nào?
- Người bị dẫn độ tạm thời có phải trả lại ngay cho Việt Nam sau khi quá trình tố tụng hình sự nước yêu cầu kết thúc không?
- Mẫu báo cáo sơ kết học kỳ 1 THCS mới nhất? Tải về mẫu báo cáo sơ kết học kỳ 1 trường THCS ở đâu?
- Rủi ro tín dụng của tổ chức tín dụng phi ngân hàng gồm các loại rủi ro nào? Thời hạn báo cáo nội bộ về rủi ro tín dụng?
- Nhiệm vụ, giải pháp trong Đề án Truyền thông phòng chống tác hại của rượu bia đến năm 2030 như nào?