Khi nào trẻ em bị đưa vào trại giáo dưỡng? Hồ sơ đề nghị đưa trẻ em vào trại giáo dưỡng có nơi cư trú ổn định bao gồm những gì?
Trại giáo dưỡng là gì?
Căn cứ tại khoản 1 Điều 91 Luật Xử lý vi phạm hành chính 2012 thì đưa vào trường giáo dưỡng là biện pháp xử lý hành chính áp dụng đối với người có hành vi vi phạm pháp luật quy định tại Điều 92 của Luật này nhằm mục đích giúp họ học văn hóa, học nghề, lao động, sinh hoạt dưới sự quản lý, giáo dục của nhà trường.
Theo đó thì trại giáo dưỡng hay còn gọi là trường giáo dưỡng là cơ sở giáo dục bắt buộc nhằm mục đích giúp người có hành vi vi phạm pháp luật nhưng chưa đến mức bị truy cứu trách nhiệm hình sự học văn hóa, học nghề, lao động sinh hoạt dưới sự quản lý, giáo dục của nhà trường.
Trại giáo dưỡng (Hình từ Internet)
Khi nào trẻ em bị đưa vào trại giáo dưỡng?
Căn cứ tại Điều 1 Luật Trẻ em 2016 thì trẻ em là người dưới 16 tuổi.
Theo đó tại Điều 92 Luật xử lý vi phạm hành chính 2012, được sửa đổi bởi khoản 47 Điều 1 Luật Xử lý vi phạm hành chính sửa đổi 2020 như sau:
Đối tượng bị áp dụng biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng
1. Người từ đủ 12 tuổi đến dưới 14 tuổi thực hiện hành vi có dấu hiệu của một tội phạm đặc biệt nghiêm trọng quy định tại Bộ luật Hình sự.
2. Người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi thực hiện hành vi có dấu hiệu của một tội phạm rất nghiêm trọng hoặc một tội phạm đặc biệt nghiêm trọng quy định tại Bộ luật Hình sự, trừ những tội phạm quy định tại khoản 2 Điều 12 của Bộ luật Hình sự.
3. Người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi thực hiện một trong các hành vi quy định tại khoản 2, khoản 3 Điều 90 của Luật này và trước đó đã bị áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn.
4. Người từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi thực hiện một trong các hành vi quy định tại khoản 4 Điều 90 của Luật này nhưng không phải là tội phạm và trước đó đã bị áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn.
5. Không áp dụng biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng đối với các trường hợp sau đây:
a) Người không có năng lực trách nhiệm hành chính;
b) Người đang mang thai có chứng nhận của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh từ tuyến huyện trở lên;
c) Phụ nữ hoặc người duy nhất đang nuôi con nhỏ dưới 36 tháng tuổi được Ủy ban nhân dân cấp xã nơi người đó cư trú xác nhận.
Như vậy, theo quy định trên thì trẻ em bị đưa vào trại giáo dưỡng trong trường hợp sau:
- Người từ đủ 12 tuổi đến dưới 14 tuổi thực hiện hành vi có dấu hiệu của một tội phạm đặc biệt nghiêm trọng quy định tại Bộ luật Hình sự 2015;
- Người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi thực hiện hành vi có dấu hiệu của một tội phạm rất nghiêm trọng hoặc một tội phạm đặc biệt nghiêm trọng quy định tại Bộ luật Hình sự, trừ những tội phạm quy định tại khoản 2 Điều 12 Bộ luật Hình sự 2015;
- Người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi thực hiện một trong các hành vi quy định tại khoản 2, khoản 3 Điều 90 của Luật này và trước đó đã bị áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn.
Lưu ý: Không áp dụng biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng đối với các trường hợp sau đây:
- Người không có năng lực trách nhiệm hành chính;
- Người đang mang thai có chứng nhận của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh từ tuyến huyện trở lên;
- Phụ nữ hoặc người duy nhất đang nuôi con nhỏ dưới 36 tháng tuổi được Ủy ban nhân dân cấp xã nơi người đó cư trú xác nhận.
Hồ sơ đề nghị đưa trẻ em vào trại giáo dưỡng có nơi cư trú ổn định bao gồm những gì?
Căn cứ tại điểm a khoản 1 Điều 99 Luật Xử lý vi phạm hành chính 2012 có quy định như sau:
Lập hồ sơ đề nghị áp dụng biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng
1. Việc lập hồ sơ đề nghị áp dụng biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng đối với đối tượng quy định tại Điều 92 của Luật này được thực hiện như sau:
a) Đối với người chưa thành niên vi phạm có nơi cư trú ổn định thì Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp xã nơi người đó cư trú lập hồ sơ đề nghị áp dụng biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng.
Hồ sơ đề nghị gồm có bản tóm tắt lý lịch; tài liệu về các hành vi vi phạm pháp luật của người vi phạm; biện pháp giáo dục đã áp dụng; bản tường trình của người vi phạm, ý kiến của cha mẹ hoặc người đại diện hợp pháp của họ, ý kiến của nhà trường, cơ quan, tổ chức nơi người chưa thành niên đang học tập hoặc làm việc (nếu có) và các tài liệu khác có liên quan;
b) Đối với người chưa thành niên vi phạm không có nơi cư trú ổn định thì Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp xã nơi người đó có hành vi vi phạm pháp luật lập hồ sơ đề nghị áp dụng biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng.
Hồ sơ đề nghị gồm có biên bản vi phạm; bản tóm tắt lý lịch; tài liệu về các hành vi vi phạm pháp luật của người đó; bản trích lục tiền án, tiền sự; biện pháp giáo dục đã áp dụng (nếu có); bản tường trình của người vi phạm, ý kiến của cha mẹ hoặc người đại diện hợp pháp của họ;
c) Cơ quan Công an cấp xã có trách nhiệm giúp Chủ tịch Ủy ban nhân dân cùng cấp thu thập các tài liệu và lập hồ sơ đề nghị quy định tại điểm a và điểm b khoản 1 Điều này.
…
Như vậy, theo quy định trên thì hồ sơ đề nghị áp dụng biện pháp đưa vào trại giáo dưỡng đối với trẻ em có nơi cư trú ổn định gồm những tài liệu sau:
- Có bản tóm tắt lý lịch;
- Tài liệu về các hành vi vi phạm pháp luật của người vi phạm;
- Biện pháp giáo dục đã áp dụng;
- Bản tường trình của người vi phạm, ý kiến của cha mẹ hoặc người đại diện hợp pháp của họ, ý kiến của nhà trường, cơ quan, tổ chức nơi người chưa thành niên đang học tập hoặc làm việc (nếu có) và các tài liệu khác có liên quan.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Thẩm tra dự án đầu tư xây dựng là gì? Chủ đầu tư phải lựa chọn tổ chức, cá nhân tư vấn thế nào để thẩm tra dự án đầu tư xây dựng?
- Mẫu tờ trình đề nghị thành lập tổ chức kiểm định chất lượng giáo dục mới nhất hiện nay là mẫu nào?
- Mẫu đơn xin cấp sổ đỏ lần đầu 2025 mẫu số 04a/ĐK word? Hướng dẫn kê khai mẫu số 04a/ĐK chi tiết thế nào?
- Phân tích nhân vật tôi trong câu chuyện người ăn xin ngắn gọn chọn lọc? Đặc điểm môn Văn chương trình GDPT là gì?
- Hướng dẫn soạn thảo dự thảo nghị quyết Đại hội chi bộ nhiệm kỳ 25 27? Dự thảo nghị quyết Đại hội chi bộ nhiệm kỳ 25 27 có dạng như thế nào?