Tòa án quyết định chấm dứt thời hạn giáo dục tại trường giáo dưỡng với học sinh mới chấp hành được một phần hai thời hạn được không?
- Tòa án quyết định chấm dứt thời hạn giáo dục tại trường giáo dưỡng với học sinh mới chấp hành được một phần hai thời hạn được không?
- Học sinh bị ốm đau, bệnh tật tại trường giáo dưỡng có chế độ ăn nhiều hơn tiêu chuẩn ăn ngày thường không?
- Ai chịu chi phí khám bệnh của học sinh trường giáo dưỡng đang trong thời gian điều trị bệnh thì hết thời hạn chấp hành giáo dục tại trường?
Tòa án quyết định chấm dứt thời hạn giáo dục tại trường giáo dưỡng với học sinh mới chấp hành được một phần hai thời hạn được không?
Căn cứ theo quy định về chấm dứt trước thời hạn biện pháp giáo dục tại trường giáo dưỡng tại Điều 97 Bộ luật Hình sự 2015 như sau:
Chấm dứt trước thời hạn biện pháp giáo dục tại trường giáo dưỡng
Nếu người được giáo dục tại trường giáo dưỡng đã chấp hành một phần hai thời hạn, có nhiều tiến bộ, thì theo đề nghị của trường giáo dưỡng được giao trách nhiệm quản lý, giáo dục, Tòa án có thể quyết định chấm dứt thời hạn giáo dục tại trường giáo dưỡng.
Như vậy, sau khi người chấp hành biện pháp giáo dục tại trường giáo dưỡng được một phần hai thời hạn và có nhiều tiến bộ thì theo đề nghị của trường giáo dưỡng đang quan lý và giáo dục, Tòa án có thể quyết định chấm dứt giáo dục tại trường giáo dưỡng trước thời hạn.
Tòa án có quyết định chấm dứt thời hạn giáo dục tại trường giáo dưỡng với học sinh mới chấp hành được một phần hai thời hạn không? (Hình từ Internet)
Học sinh bị ốm đau, bệnh tật tại trường giáo dưỡng có chế độ ăn nhiều hơn tiêu chuẩn ăn ngày thường không?
Căn cứ theo quy định về chế độ ăn mặc của học sinh trường giáo dưỡng tại khoản 1 Điều 28 Nghị định 133/2020/NĐ-CP như sau:
Chế độ ăn, mặc của học sinh trường giáo dưỡng
1. Học sinh được Nhà nước đảm bảo, tiêu chuẩn định lượng mỗi tháng gồm:
a) 17 kg gạo tẻ;
b) 1,2 kg thịt lợn;
c) 1,2 kg cá;
d) 0,5 kg đường;
đ) 0,75 lít nước mắm;
e) 0,1 kg bột ngọt;
g) 0,5 kg muối;
h) 15 kg rau xanh;
i) 0,2 lít dầu ăn;
k) Gia vị khác tương đương 0,5 kg gạo tẻ;
l) Chất đốt tương đương 17 kg củi hoặc 15 kg than.
Lương thực, thực phẩm, chất đốt bảo đảm chất lượng và có mức giá trung bình theo thời giá thị trường tại địa phương.
Chế độ ăn trong các ngày lễ, Tết của học sinh được thực hiện theo quy định của pháp luật và khoản 1 Điều 149 Luật Thi hành án hình sự năm 2019.
Hiệu trưởng trường giáo dưỡng có thể hoán đổi định lượng ăn nêu trên cho phù hợp với thực tế để đảm bảo học sinh ăn hết tiêu chuẩn ăn. Hiệu trưởng trường giáo dưỡng quyết định chế độ ăn đối với học sinh ốm đau, bệnh tật trên cơ sở đề xuất của cán bộ y tế nhưng tổng định lượng mức ăn không quá 02 lần tiêu chuẩn ăn ngày thường.
...
Như vậy, khi học sinh ốm đau, bệnh tật trên cơ sở đề xuất của cán bộ y tế, hiệu trưởng trường giáo dưỡng quyết định chế độ ăn đối với học sinh đó nhưng tổng định lượng mức ăn không quá 02 lần tiêu chuẩn ngày thường.
Ai chịu chi phí khám bệnh của học sinh trường giáo dưỡng đang trong thời gian điều trị bệnh thì hết thời hạn chấp hành giáo dục tại trường?
Căn cứ theo quy định tại khoản 3 và khoản 5 Điều 29 Nghị định 133/2020/NĐ-CP về chế độ chăm sóc y tế đối với học sinh trường giáo dưỡng như sau:
Chế độ chăm sóc y tế đối với học sinh trường giáo dưỡng
...
2. Trường hợp học sinh bị ốm nặng vượt quá khả năng điều trị của bệnh xá nhà trường thì được chuyển đến cơ sở y tế cấp huyện, cấp tỉnh nơi có trường giáo dưỡng để điều trị.
Trong thời hạn 07 ngày kể từ ngày đưa học sinh đến tuyến trên để điều trị thì Hiệu trưởng trường giáo dưỡng phải báo cáo Cục trưởng Cục Cảnh sát quản lý trại giam, cơ sở giáo dục bắt buộc, trường giáo dưỡng và thông báo cho cha, mẹ hoặc người giám hộ của học sinh biết, phối hợp với nhà trường chăm sóc, điều trị. Chế độ ăn, cấp phát thuốc, bồi dưỡng cho học sinh do cơ sở khám bệnh, chữa bệnh chỉ định.
3. Trong thời gian điều trị tại cơ sở y tế chuyên khoa mà học sinh hết thời hạn chấp hành biện pháp giáo dục tại trường giáo dưỡng, thì Hiệu trưởng trường giáo dưỡng phải cấp giấy chứng nhận chấp hành xong biện pháp tư pháp giáo dục tại trường giáo dưỡng.
4. Cơ sở khám bệnh, chữa bệnh của Nhà nước có trách nhiệm phối hợp với trường giáo dưỡng trên địa bàn, tổ chức khám bệnh, chữa bệnh cho học sinh; xây dựng hoặc bố trí khu, buồng riêng để khám bệnh, chữa bệnh cho học sinh, phòng trực của cán bộ quản lý phù hợp với điều kiện của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh.
5. Các chi phí khám bệnh tại khoản 1, khoản 2, khoản 4 Điều này được ngân sách nhà nước cấp. Trừ trường hợp thân nhân hoặc người đại diện hợp pháp của học sinh tự nguyện chi trả kinh phí điều trị bệnh.
Như vậy, trường hợp học sịnh bị ốm nặng vượt quá khả năng điều trị của bệnh xá nhà trường thì sẽ đưa học sinh đến các cơ sở y tế chuyên khoa cấp huyện, cấp tỉnh.
Chế độ ăn, cấp phát thuốc, bồi dưỡng cho học sinh do cơ sở khám chữa bệnh chỉ định và chi phí đó được ngân sách nhà nước cấp, trừ trường hợp thân nhân hoặc người đại diện hợp pháp của học sinh tự nguyện chi trả kinh phí điều trị bệnh.
Còn đối với các chi phí phát sinh sau khi học sinh được cấp giấy chứng nhận chấp hành xong biện pháp tư pháp giáo dục tại trường giáo dưỡng mà vẫn tiếp tục điều trị sẽ do thân nhân hoặc người đại diện hợp pháp hoặc gia đình học sinh chi trả.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Phần mềm Họp không giấy của Kiểm toán nhà nước được xây dựng nhằm mục đích gì? Được quản lý tập trung ở đâu?
- Lưu học sinh Campuchia hệ đào tạo dài hạn tự lựa chọn phương tiện là xe khách có được hỗ trợ thanh toán giá vé không?
- Vận động viên đe dọa xâm phạm sức khỏe tính mạng trong thi đấu thể thao có bị xử phạt hay không?
- Giới nghiêm là gì? Lệnh giới nghiêm trong hoạt động quốc phòng cần phải xác định những nội dung nào?
- Hệ thống thông tin phục vụ giao dịch điện tử trong cơ quan nhà nước có số lượng người sử dụng bao nhiêu được xem là có quy mô rất lớn?