Khi nào bị can được đọc, ghi chép tài liệu trong vụ án hình sự? Những trường hợp nào bị can không được đọc, ghi chép tài liệu?
Hồ sơ vụ án bao gồm những gì?
Theo khoản 2 Điều 131 Bộ luật Tố tụng hình sự 2015 quy định hồ sơ vụ án hình sự bao gồm:
Hồ sơ vụ án
2. Hồ sơ vụ án gồm:
a) Lệnh, quyết định, yêu cầu của Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát;
b) Các biên bản tố tụng do Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát lập
c) Các chứng cứ, tài liệu liên quan đến vụ án.
Như vậy, hồ sơ vụ án hình sự bao gồm 3 loại là lệnh, quyết định, yêu cầu của Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát;các biên bản tố tụng do Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát lập; các chứng cứ, tài liệu liên quan đến vụ án.
Khi nào bị can được đọc, ghi chép tài liệu trong vụ án hình sự? (hình từ internet)
Bị can được đọc, ghi chép tài liệu trong hồ sơ vụ án không?
Theo quy định tại khoản 1 Điều 3 Thông tư liên tịch 02/2018/TTLT-BCA-VKSNDTC-TANDTC-BQP quy định về các trường hợp bị can hoặc người đại diện theo pháp luật của pháp nhân thương mại phạm tội được đọc, ghi chép bản sao tài liệu hoặc tài liệu được số hóa trong vụ án hinh sự như sau:
Các trường hợp bị can hoặc người đại diện theo pháp luật của pháp nhân thương mại phạm tội được đọc, ghi chép bản sao tài liệu hoặc tài liệu được số hóa
1. Cơ quan, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng đang thụ lý, giải quyết vụ án quyết định việc sao tài liệu hoặc số hóa tài liệu liên quan đến việc buộc tội, gỡ tội, tài liệu khác liên quan đến việc bào chữa (sau đây gọi chung là tài liệu) để bị can hoặc người đại diện theo pháp luật của pháp nhân thương mại phạm tội thực hiện việc đọc, ghi chép khi họ có yêu cầu nếu không thuộc một trong các trường hợp quy định tại Khoản 2 Điều này.
Như vậy, thì bị can không được đọc, ghi chép tài liệu trong hồ sơ vụ án hình sự mà chỉ được đọc, ghi chép tài liệu hoặc số hóa tài liệu liên quan đến buộc tội, gỡ tội,tài liệu khác liên quan đến bào chữa.
Những trường hợp nào bị can không được đọc ghi chép tài liệu?
Theo quy định tại khoản 2 Điều 3 Thông tư liên tịch 02/2018/TTLT-BCA-VKSNDTC-TANDTC-BQP quy định vê những trường hợp từ chối cho bị can đọc, ghi chép tài liệu như sau:
- Các tài liệu liên quan đến bí mật nhà nước; bí mật nghề nghiệp, bí mật kinh doanh, bí mật đời tư của cá nhân, bí mật gia đình của người tham gia tố tụng mà họ đã yêu cầu cơ quan, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng giữ bí mật theo quy định của Bộ luật Tố tụng hình sự và các quy định khác của pháp luật có liên quan.
+ Các thông tin, tài liệu mà người tham gia tố tụng là người tố giác, báo tin về tội phạm đã yêu cầu cơ quan, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng giữ bí mật;
- Các quyết định, lệnh, văn bản tố tụng đã được cơ quan, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng giao cho bị can hoặc người đại diện theo pháp luật của pháp nhân thương mại phạm tội theo quy định của Bộ luật Tố tụng hình sự;
- Có căn cứ xác định bị can hoặc người đại diện theo pháp luật của pháp nhân thương mại phạm tội thực hiện một trong các hành vi:
+ Mua chuộc, cưỡng ép, xúi giục người khác khai báo gian dối, cung cấp tài liệu sai sự thật; tiêu hủy, giả mạo chứng cứ, tài liệu, dữ liệu điện tử, đồ vật của vụ án; đe dọa, khống chế, trả thù người làm chứng, bị hại, người tố giác tội phạm và người thân thích của những người này.
+ Lừa dối, đe dọa, mua chuộc, sử dụng vũ lực nhằm: ngăn cản người làm chứng ra làm chứng hoặc buộc người khác ra làm chứng gian dối; ngăn cản người bị hại tham gia tố tụng hoặc buộc người bị hại khai báo gian dối; ngăn cản người giám định, người định giá tài sản thực hiện nhiệm vụ hoặc buộc người giám định, người định giá tài sản kết luận sai với sự thật khách quan; ngăn cản người phiên dịch, người dịch thuật thực hiện nhiệm vụ hoặc buộc người phiên dịch, người dịch thuật dịch gian dối; ngăn cản đại diện cơ quan, tổ chức, cá nhân khác tham gia tố tụng.
+ Xúc phạm danh dự, nhân phẩm, uy tín của người có thẩm quyền tiến hành tố tụng; đe dọa, sử dụng vũ lực hoặc có hành vi khác cản trở hoạt động tố tụng của người có thẩm quyền tiến hành tố tụng.
+ Đã được triệu tập mà vắng mặt không vì lý do bất khả kháng hoặc không do trở ngại khách quan và việc vắng mặt của họ gây trở ngại cho hoạt động tố tụng; Ngăn cản việc cấp, giao, nhận hoặc thông báo văn bản tố tụng của cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng;
- Có căn cứ xác định bị can hoặc người đại diện theo pháp luật của pháp nhân thương mại phạm tội tiết lộ thông tin vụ án, bí mật Điều tra mà mình biết khi người có thẩm quyền tiến hành tố tụng đã yêu cầu giữ bí mật; sử dụng tài liệu đã được đọc, ghi chép vào Mục đích xâm phạm lợi ích của Nhà nước, lợi ích công cộng, quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân;
- Khi chưa kết thúc Điều tra vụ án, vụ án đang trong giai đoạn phục hồi Điều tra, Điều tra bổ sung hoặc Điều tra lại hoặc Tòa án đã có quyết định đưa vụ án ra xét xử;
- Cơ quan, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng đã ra quyết định đình chỉ Điều tra hoặc tạm đình chỉ Điều tra; đình chỉ Điều tra hoặc tạm đình chỉ Điều tra đối với bị can; đình chỉ vụ án hoặc tạm đình chỉ vụ án; đình chỉ vụ án hoặc tạm đình chỉ vụ án đối với bị can
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Bệnh thận mạn là gì? Triệu chứng lâm sàng bệnh thận mạn? Các biến chứng của bệnh thận mạn như thế nào?
- Mẫu Báo cáo tổng kết thi hành pháp luật và đánh giá thực trạng quan hệ xã hội về thủ tục ban hành quyết định hành chính?
- Báo cáo tổng kết công tác đội và phong trào thiếu nhi? Tải Mẫu Báo cáo tổng kết công tác đội mới nhất?
- Ngày 20 tháng 12 có sự kiện gì? Ngày 20 tháng 12 là thứ mấy? Ngày 20 12 có phải ngày lễ lớn của nước ta?
- Hợp đồng cho thuê lại lao động không được thỏa thuận về những nội dung nào? Thời hạn cho thuê lại lao động?