Điều kiện kết hôn được quy định như thế nào? Khi kết hôn có bắt buộc phải theo tôn giáo của chồng không?
Tín ngưỡng tôn giáo là gì?
Theo Điều 2 Luật Tín ngưỡng, tôn giáo 2016 quy định: Tín ngưỡng là niềm tin của con người được thể hiện thông qua những lễ nghi gắn liền với phong tục, tập quán truyền thống để mang lại sự bình an về tinh thần cho cá nhân và cộng đồng.
Tôn giáo là niềm tin của con người tồn tại với hệ thống quan niệm và hoạt động bao gồm đối tượng tôn thờ, giáo lý, giáo luật, lễ nghi và tổ chức.
Tôn trọng quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo của vợ, chồng căn cứ theo Điều 22 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 quy định:
Vợ, chồng có nghĩa vụ tôn trọng quyền tự do tín ngưỡng tôn giáo của nhau.
Khi kết hôn có bắt buộc phải theo tôn giáo của chồng không?
Điều kiện kết hôn được quy định như thế nào?
Căn cứ tại Điều 8 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 quy định cụ thể:
“Điều 8. Điều kiện kết hôn
1. Nam, nữ kết hôn với nhau phải tuân theo các điều kiện sau đây:
a) Nam từ đủ 20 tuổi trở lên, nữ từ đủ 18 tuổi trở lên;
b) Việc kết hôn do nam và nữ tự nguyện quyết định;
c) Không bị mất năng lực hành vi dân sự;
d) Việc kết hôn không thuộc một trong các trường hợp cấm kết hôn theo quy định tại các điểm a, b, c và d khoản 2 Điều 5 của Luật này.
2. Nhà nước không thừa nhận hôn nhân giữa những người cùng giới tính.”
Bên cạnh đó, Điều 5 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 quy định:
“Điều 5. Bảo vệ chế độ hôn nhân và gia đình
1. Quan hệ hôn nhân và gia đình được xác lập, thực hiện theo quy định của Luật này được tôn trọng và được pháp luật bảo vệ.
2. Cấm các hành vi sau đây:
a) Kết hôn giả tạo, ly hôn giả tạo;
b) Tảo hôn, cưỡng ép kết hôn, lừa dối kết hôn, cản trở kết hôn;
c) Người đang có vợ, có chồng mà kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng với người khác hoặc chưa có vợ, chưa có chồng mà kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng với người đang có chồng, có vợ;
d) Kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng giữa những người cùng dòng máu về trực hệ; giữa những người có họ trong phạm vi ba đời; giữa cha, mẹ nuôi với con nuôi; giữa người đã từng là cha, mẹ nuôi với con nuôi, cha chồng với con dâu, mẹ vợ với con rể, cha dượng với con riêng của vợ, mẹ kế với con riêng của chồng;
đ) Yêu sách của cải trong kết hôn;
e) Cưỡng ép ly hôn, lừa dối ly hôn, cản trở ly hôn;
g) Thực hiện sinh con bằng kỹ thuật hỗ trợ sinh sản vì mục đích thương mại, mang thai hộ vì mục đích thương mại, lựa chọn giới tính thai nhi, sinh sản vô tính;
h) Bạo lực gia đình;
i) Lợi dụng việc thực hiện quyền về hôn nhân và gia đình để mua bán người, bóc lột sức lao động, xâm phạm tình dục hoặc có hành vi khác nhằm mục đích trục lợi.
3. Mọi hành vi vi phạm pháp luật về hôn nhân và gia đình phải được xử lý nghiêm minh, đúng pháp luật.
Cơ quan, tổ chức, cá nhân có quyền yêu cầu Tòa án, cơ quan khác có thẩm quyền áp dụng biện pháp kịp thời ngăn chặn và xử lý người có hành vi vi phạm pháp luật về hôn nhân và gia đình.
4. Danh dự, nhân phẩm, uy tín, bí mật đời tư và các quyền riêng tư khác của các bên được tôn trọng, bảo vệ trong quá trình giải quyết vụ việc về hôn nhân và gia đình.”
Như vậy, hai anh chị đủ điều kiện để kết hôn với nhau và không trái với quy định pháp luật.
Khi kết hôn có bắt buộc phải theo tôn giáo của chồng không?
Theo Điều 24 Hiến pháp 2013 quy định:
- Mọi người có quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo, theo hoặc không theo một tôn giáo nào. Các tôn giáo bình đẳng trước pháp luật.
- Nhà nước tôn trọng và bảo hộ quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo.
- Không ai được xâm phạm tự do tín ngưỡng, tôn giáo hoặc lợi dụng tín ngưỡng, tôn giáo để vi phạm pháp luật.
Các hành vi bị nghiêm cấm căn cứ Điều 5 Luật Tín ngưỡng, tôn giáo 2016, cụ thể:
“Điều 5. Các hành vi bị nghiêm cấm
1. Phân biệt đối xử, kỳ thị vì lý do tín ngưỡng, tôn giáo.
2. Ép buộc, mua chuộc hoặc cản trở người khác theo hoặc không theo tín ngưỡng, tôn giáo.
3. Xúc phạm tín ngưỡng, tôn giáo.
4. Hoạt động tín ngưỡng, hoạt động tôn giáo:
a) Xâm phạm quốc phòng, an ninh, chủ quyền quốc gia, trật tự, an toàn xã hội, môi trường;
b) Xâm hại đạo đức xã hội; xâm phạm thân thể, sức khỏe, tính mạng, tài sản; xúc phạm danh dự, nhân phẩm của người khác;
c) Cản trở việc thực hiện quyền và nghĩa vụ công dân;
d) Chia rẽ dân tộc; chia rẽ tôn giáo; chia rẽ người theo tín ngưỡng, tôn giáo với người không theo tín ngưỡng, tôn giáo, giữa những người theo các tín ngưỡng, tôn giáo khác nhau.
5. Lợi dụng hoạt động tín ngưỡng, hoạt động tôn giáo để trục lợi.”
Quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo của mọi người căn cứ theo Điều 6 Luật Tín ngưỡng, tôn giáo 2016 quy định:
“1. Mọi người có quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo, theo hoặc không theo một tôn giáo nào.
2. Mỗi người có quyền bày tỏ niềm tin tín ngưỡng, tôn giáo; thực hành lễ nghi tín ngưỡng, tôn giáo; tham gia lễ hội; học tập và thực hành giáo lý, giáo luật tôn giáo.
3. Mỗi người có quyền vào tu tại cơ sở tôn giáo, học tại cơ sở đào tạo tôn giáo, lớp bồi dưỡng của tổ chức tôn giáo. Người chưa thành niên khi vào tu tại cơ sở tôn giáo, học tại cơ sở đào tạo tôn giáo phải được cha, mẹ hoặc người giám hộ đồng ý.
4. Chức sắc, chức việc, nhà tu hành có quyền thực hiện lễ nghi tôn giáo, giảng đạo, truyền đạo tại cơ sở tôn giáo hoặc địa điểm hợp pháp khác.
5. Người bị tạm giữ, người bị tạm giam theo quy định của pháp luật về thi hành tạm giữ, tạm giam; người đang chấp hành hình phạt tù; người đang chấp hành biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng, cơ sở giáo dục bắt buộc, cơ sở cai nghiện bắt buộc có quyền sử dụng kinh sách, bày tỏ niềm tin tín ngưỡng, tôn giáo.
6. Chính phủ quy định chi tiết việc bảo đảm thực hiện các quyền quy định tại khoản 5 Điều này.”
Do vậy, sau khi kết hôn, chị không bắt buộc phải bỏ đạo để theo chồng căn cứ theo khoản 2 Điều 5 Luật Tín ngưỡng, tôn giáo 2016. Để giữ gìn quan hệ gia đình, nhất là nhà chồng, chị cần giải thích với bố mẹ chồng là việc chị theo đạo Công giáo không ảnh hưởng đến nghĩa vụ làm dâu, làm vợ, làm mẹ. Chị vẫn thực hiện đầy đủ trách nhiệm cùng chồng thờ cúng tổ tiên, ông bà cha mẹ; các dịp lễ tết thực hiện các nghi lễ cúng bái, thắp hương gia tiên.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Cà phê Arabica là gì? Việt Nam có trồng cà phê Arabica? Cà phê Arabica có phải là hàng hóa do nhà nước định giá?
- Thành viên tham gia thị trường điện có phải phối hợp với Cục Điều tiết điện lực trong giám sát thị trường điện không?
- Trong hoạt động xây dựng, trách nhiệm của các bộ, cơ quan ngang bộ là gì? Nguyên tắc cơ bản trong hoạt động xây dựng?
- Mẫu đơn đề nghị cấp Giấy phép cung cấp dịch vụ trò chơi điện tử G1 trên mạng mới nhất theo Nghị định 147 ra sao?
- Ứng cứu khẩn cấp trong hoạt động dầu khí được quy định như thế nào? Báo cáo đánh giá rủi ro trong hoạt động dầu khí được cập nhật bao lâu một lần?