Khi định giá tài sản là hàng cấm trong tố tụng hình sự thì căn cứ định giá nào được ưu tiên áp dụng đầu tiên?
Hàng cấm trong tố tụng hình sự là hàng hóa như thế nào?
Theo quy định tại khoản 4 Điều 3 Nghị định 30/2018/NĐ-CP quy định như sau:
Giải thích từ ngữ
Trong Nghị định này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
1. Tài sản cần định giá là tài sản được cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng ra văn bản yêu cầu định giá để giải quyết vụ án hình sự.
2. Phương pháp định giá tài sản là những cách thức để tiến hành xác định giá trị bằng tiền của tài sản cần định giá.
3. Tài sản tương tự là tài sản cùng loại, tương đồng với tài sản cần định giá về một số đặc trưng cơ bản như mục đích sử dụng, công dụng, đặc điểm pháp lý và một số đặc điểm về kinh tế - kỹ thuật chủ yếu, bao gồm nguyên lý cấu tạo, tính năng kỹ thuật và tính năng sử dụng.
4. Hàng cấm là hàng hóa cấm kinh doanh, cấm lưu hành, cấm sử dụng tại Việt Nam; hàng hóa chưa được phép lưu hành, chưa được phép sử dụng tại Việt Nam theo quy định của pháp luật.
Theo đó, hàng cấm trong tố tụng hình sự là hàng hóa cấm kinh doanh, cấm lưu hành, cấm sử dụng tại Việt Nam; hàng hóa chưa được phép lưu hành, chưa được phép sử dụng tại Việt Nam theo quy định của pháp luật.
Khi định giá tài sản là hàng cấm trong tố tụng hình sự thì căn cứ định giá nào được ưu tiên áp dụng? (Hình từ Internet).
Khi định giá tài sản là hàng cấm trong tố tụng hình sự thì căn cứ định giá nào được ưu tiên áp dụng đầu tiên?
Căn cứ theo quy định tại khoản 2 Điều 15 Nghị định 30/2018/NĐ-CP quy định như sau:
Căn cứ định giá tài sản
...
2. Việc định giá tài sản là hàng cấm phải dựa trên ít nhất một trong các căn cứ theo thứ tự ưu tiên sau:
a) Giá mua bán thu thập được trên thị trường không chính thức tại thời điểm và tại nơi tài sản là hàng cấm được yêu cầu định giá hoặc tại địa phương khác;
b) Giá ghi trên hợp đồng hoặc hóa đơn mua bán hoặc tờ khai nhập khẩu hàng cấm (nếu có);
c) Giá do doanh nghiệp thẩm định giá cung cấp;
d) Giá thị trường trong khu vực hoặc thế giới của hàng cấm do cơ quan, tổ chức có thẩm quyền thông báo hoặc cung cấp thông tin;
đ) Giá niêm yết, giá ghi trên hợp đồng hoặc hóa đơn mua bán hoặc tờ khai nhập khẩu của tài sản tương tự được phép kinh doanh, lưu hành, sử dụng tại Việt Nam;
e) Giá thị trường trong khu vực và thế giới của tài sản tương tự được phép kinh doanh, lưu hành, sử dụng tại các thị trường này;
g) Các căn cứ khác giúp xác định giá trị của tài sản cần định giá do cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng hình sự cung cấp và chịu trách nhiệm về tính chính xác, tin cậy của các căn cứ này.
...
Như vậy, theo quy định nêu trên, việc định giá tài sản là hàng cấm phải dựa trên ít nhất một trong các căn cứ theo thứ tự ưu tiên sau đây:
(1) Giá mua bán thu thập được trên thị trường không chính thức tại thời điểm và tại nơi tài sản là hàng cấm được yêu cầu định giá hoặc tại địa phương khác;
(2) Giá ghi trên hợp đồng hoặc hóa đơn mua bán hoặc tờ khai nhập khẩu hàng cấm (nếu có);
(3) Giá do doanh nghiệp thẩm định giá cung cấp;
(4) Giá thị trường trong khu vực hoặc thế giới của hàng cấm do cơ quan, tổ chức có thẩm quyền thông báo hoặc cung cấp thông tin;
(5) Giá niêm yết, giá ghi trên hợp đồng hoặc hóa đơn mua bán hoặc tờ khai nhập khẩu của tài sản tương tự được phép kinh doanh, lưu hành, sử dụng tại Việt Nam;
(6) Giá thị trường trong khu vực và thế giới của tài sản tương tự được phép kinh doanh, lưu hành, sử dụng tại các thị trường này;
(7) Các căn cứ khác giúp xác định giá trị của tài sản cần định giá do cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng hình sự cung cấp và chịu trách nhiệm về tính chính xác, tin cậy của các căn cứ này.
Như vậy, giá mua bán thu thập được trên thị trường không chính thức tại thời điểm và tại nơi tài sản là hàng cấm được yêu cầu định giá hoặc tại địa phương khác là căn cứ định giá được ưu tiên áp dụng đầu tiên khi định giá tài sản là hàng cấm.
Những đối tượng nào không được tham gia định giá tài sản là hàng cấm?
Theo quy định tại Điều 13 Nghị định 30/2018/NĐ-CP quy định các trường hợp không được tham gia định giá tài sản như sau:
Các trường hợp không được tham gia định giá tài sản
Người thuộc một trong các trường hợp sau đây thì không được tham gia định giá tài sản:
1. Đồng thời là bị hại, đương sự; là người đại diện, người thân thích của bị hại, đương sự hoặc của bị can, bị cáo.
2. Đã tham gia định giá hoặc định giá lại tài sản đang được trưng cầu định giá.
3. Đã tham gia với tư cách là người bào chữa, người làm chứng, người giám định, người phiên dịch, người dịch thuật trong vụ án đó.
4. Đã tiến hành tố tụng trong vụ án đó.
5. Có căn cứ rõ ràng để chứng minh người đó không vô tư trong khi thực hiện định giá.
6. Người đang trong thời gian thi hành kỷ luật từ hình thức cảnh cáo trở lên.
Theo quy định này, người thuộc một trong các trường hợp sau đây thì không được tham gia định giá tài sản là hàng cấm:
- Đồng thời là bị hại, đương sự; là người đại diện, người thân thích của bị hại, đương sự hoặc của bị can, bị cáo.
- Đã tham gia định giá hoặc định giá lại tài sản đang được trưng cầu định giá.
- Đã tham gia với tư cách là người bào chữa, người làm chứng, người giám định, người phiên dịch, người dịch thuật trong vụ án đó.
- Đã tiến hành tố tụng trong vụ án đó.
- Có căn cứ rõ ràng để chứng minh người đó không vô tư trong khi thực hiện định giá.
- Người đang trong thời gian thi hành kỷ luật từ hình thức cảnh cáo trở lên.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Tổ chức hội thảo khoa học kỷ niệm 95 năm ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam ngày 3 2 khi nào?
- Thuế thu nhập cá nhân khi chuyển nhượng bất động sản gồm những khoản nào? Cách tính thuế ra sao?
- Cổ phần ưu đãi cổ tức của tổ chức tín dụng có được phép chuyển thành cổ phần phổ thông hay không?
- Mẫu quyết định thay đổi thư ký trước khi mở phiên Tòa hình sự là mẫu nào? Tải mẫu và hướng dẫn viết?
- Mẫu quyết định trả hồ sơ để điều tra bổ sung dùng cho Hội đồng xét xử trong tố tụng hình sự? Tải mẫu và hướng dẫn viết?