Khi điều trị vết thương ngực hoặc bụng qua đường bụng thì người bệnh sẽ được nằm ở tư thế nào khi phẫu thuật?
Khi điều trị vết thương ngực hoặc bụng qua đường bụng thì người bệnh sẽ được nằm ở tư thế nào khi phẫu thuật?
Phẫu thuật điều trị vết thương ngực - bụng qua đường bụng là một trong 45 quy trình kỹ thuật quy trình kỹ thuật Ngoại khoa, chuyên khoa Phẫu thuật Tim mạch- Lồng ngực” ban hành kèm theo Quyết định 5732/QĐ-BYT năm 2017.
Căn cứ theo Mục V Quy trình kỹ thuật phẫu thuật điều trị vết thương ngực - bụng qua đường bụng ban hành kèm theo Quyết định 5732/QĐ-BYT năm 2017 như sau:
PHẪU THUẬT ĐIỀU TRỊ VẾT THƯƠNG NGỰC - BỤNG QUA ĐƯỜNG BỤNG
...
V. CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH
1. Tư thế: Người bệnh nằm ngửa.
2. Vô cảm: Gây mê nội khí quản 2 nòng; theo dõi điện tim và bão hoà ô xy mao mạch (SpO2) liên tục. Đặt 2 đường truyền tĩnh mạch trung ương và ngoại vi. Thở máy có ô-xy hỗ trợ 100%.
3. Kỹ thuật:
- Đặt dẫn lưu màng phổi và khâu kín vết thương ngực
- Mở bụng tìm và xử trí các thương tổn trong ổ bụng. Nếu không có thương tổn các tạng trong ổ bụng thì khâu kín cơ hoành và đóng bụng.
- Nếu có thủng tạng rỗng thì cần tránh nguy cơ nhiễm trùng khoang màng phổi thì cần:
+ Với phẫu thuật viên có kinh nghiệm: Mở rộng chỗ rách cơ hoành bơm rửa sạch khoang màng phổi bằng huyết thanh pha Betadine và thám sát tổn thương trong khoang màng phổi.
+ Với phẫu thuật viên khác: Xử trí các thương tổn trong ổ bụng, khâu kín cơ hoành, đóng bụng và xử trí các thương tổn cũng như bơm rửa khoang màng phổi theo một đường mở ngực riêng.
Như vậy, có thể thấy rằng theo quy định trên thì các bước tiến hành thì người thực hiện cho người bệnh nằm ngửa.
Phẫu thuật điều trị vết thương ngực - bụng qua đường bụng (Hình từ internet)
Điều trị vết thương ngực hoặc bụng qua đường bụng thì theo dõi người bệnh như thế nào?
Căn cứ theo tiểu mục 1 Mục VI Quy trình kỹ thuật phẫu thuật điều trị vết thương ngực - bụng qua đường bụng ban hành kèm theo Quyết định 5732/QĐ-BYT năm 2017 như sau:
PHẪU THUẬT ĐIỀU TRỊ VẾT THƯƠNG NGỰC - BỤNG QUA ĐƯỜNG BỤNG
...
VI. THEO DÕI VÀ XỬ TRÍ TAI BIẾN
1. Theo dõi:
- Xét nghiệm hồng cầu, hematocrit ngay sau khi về bệnh phòng nếu có mất máu.
- Theo dõi mạch, huyết áp, hô hấp, dẫn lưu.
- Cho kháng sinh điều trị nhiễm khuẩn đường tĩnh mạch, giảm đau; truyền máu và các dung dịch thay thế máu ... tuỳ theo tình trạng huyết động và các thông số xét nghiệm.
- Lí liệu pháp hô hấp ngay từ ngày đầu sau mổ.
Theo đó, việc theo dõi bệnh nhân sau khi điều trị vết thương ngực hoặc bụng qua đường bụng như sau:
- Xét nghiệm hồng cầu, hematocrit ngay sau khi về bệnh phòng nếu có mất máu.
- Theo dõi mạch, huyết áp, hô hấp, dẫn lưu.
- Cho kháng sinh điều trị nhiễm khuẩn đường tĩnh mạch, giảm đau; truyền máu và các dung dịch thay thế máu ... tuỳ theo tình trạng huyết động và các thông số xét nghiệm.
- Lí liệu pháp hô hấp ngay từ ngày đầu sau mổ.
Như vậy, sau khi điều trị vết thương ngực hoặc bụng qua đường bụng thì người bệnh cần được quan tâm theo dõi như trên.
Điều trị vết thương ngực hoặc bụng qua đường bụng xong nếu chảy máu sau mổ thì phải xử lý ra sao?
Căn cứ theo tiểu mục 2 Mục VI Quy trình kỹ thuật phẫu thuật điều trị vết thương ngực - bụng qua đường bụng ban hành kèm theo Quyết định 5732/QĐ-BYT năm 2017 như sau:
PHẪU THUẬT ĐIỀU TRỊ VẾT THƯƠNG NGỰC - BỤNG QUA ĐƯỜNG BỤNG
VI. THEO DÕI VÀ XỬ TRÍ TAI BIẾN
...
2. Xử trí tai biến:
- Chảy máu sau mổ: Do sót thương tổn trong ngực hoặc trong bụng. Chỉ định mổ lại cầm máu cấp cứu nếu chảy > 100 ml/giờ + rối loạn huyết động; hoặc > 200 ml/giờ trong 3 giờ liền đối với dẫn lưu màng phổi.
- Xẹp phổi sau mổ: do người bệnh không thở tốt và bít tắc đờm rãi sau mổ. Lâm sàng người bệnh khó thở, sốt, nghe rì rào phế nang giảm; x-quang có hình ảnh xẹp phổi. Cần phải giảm đau tốt cho người bệnh, kháng sinh toàn thân, người bệnh cần ngồi dậy sớm, vỗ rung và ho khạc đờm rãi. Nếu cần có thể soi hút phế quản.
- Các biến chứng về ổ bụng đặc biệt là khi bỏ sót thương tổn trong ổ bụng hoặc xử trí ở giai đoạn muộn do không chẩn đoán được khi vào viện.
- Suy hô hấp do liệt hoành sau mổ khi mổ cắt phải thần kinh hoành. Cần phục hồi chức năng sau mổ tốt, cai máy thở dần, hoặc phẫu thuật khâu gấp nếp cơ hoành.
- Nhiễm trùng vết mổ.
Như vậy, theo quy định trên thì nếu người bệnh sau phẫu thuật bị chảy máu sau mổ do sót thương tổn trong ngực hoặc trong bụng. Chỉ định mổ lại cầm máu cấp cứu nếu chảy > 100 ml/giờ + rối loạn huyết động; hoặc > 200 ml/giờ trong 3 giờ liền đối với dẫn lưu màng phổi.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu Giấy đề nghị cấp lại Giấy phép sử dụng vật liệu nổ công nghiệp đối với trường hợp giấy phép bị mất hoặc hư hỏng?
- Cách viết phong bì mừng thọ người cao tuổi 2025 hay và ý nghĩa? Cách viết phong bì mừng thọ 70, 75, 80, 85, 90, 95, 100 tuổi?
- Điều kiện năng lực của tổ chức thi công xây dựng công trình hạng 1 chuẩn Nghị định 175 được quy định như nào?
- Tiêu chuẩn tặng Bằng khen của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng trong công tác thi đua khen thưởng theo Thông tư 93?
- Mẫu Kinh nghiệm thực hiện dự án của nhà đầu tư thuộc E HSMST dự án PPP theo Thông tư 15 mới nhất?