Khi điều khiển máy nghiền đá tham gia giao thông trên đường thì cần phải mang theo những giấy tờ gì?
Khi điều khiển máy nghiền đá tham gia giao thông trên đường thì cần phải mang theo những giấy tờ gì?
Căn cứ Mục 3 TCVN 7772:2007 xe, máy và thiết bị thi công di động - phân loại thì máy nghiền đá là máy có hệ thống thiết bị để nghiền đá. Bao gồm máy nghiền đá tự hành và máy nghiền đá di động. Theo bảng dưới đây:
Theo Điều 3 Thông tư 89/2015/TT-BGTVT được sửa đổi bởi khoản 3 Điều 1 Thông tư 23/2020/TT-BGTVT có quy định:
“Điều 3. Giải thích từ ngữ
Một số từ ngữ sử dụng trong Thông tư này bao gồm:
1. Xe máy chuyên dùng (sau đây viết tắt là xe) gồm các loại xe được nêu trong tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 7772:2007 “Xe, máy và thiết bị thi công di động - phân loại” và các loại xe được nêu tại mục C của Phụ lục I và mục D của Phụ lục II của Thông tư số 41/2018/TT-BGTVT ngày 30 tháng 07 năm 2018 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải quy định Danh mục sản phẩm, hàng hóa có khả năng gây mất an toàn thuộc trách nhiệm quản lý nhà nước của Bộ Giao thông vận tải."
Đồng thời tại khoản 21 Điều 3 Luật Giao thông đường bộ 2008 có quy định:
"Điều 3. Giải thích từ ngữ
Trong Luật này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
...
21. Phương tiện tham gia giao thông đường bộ gồm phương tiện giao thông đường bộ và xe máy chuyên dùng.
..."
Máy nghiền đá được chai thành 2 loại chính và được xếp vào xe máy chuyên dùng được phép tham gia giao thông.
Căn cứ khoản 2 Điều 62 Luật Giao thông đường bộ 2008 như sau:
"Điều 62. Điều kiện của người điều khiển xe máy chuyên dùng tham gia giao thông
1. Người điều khiển xe máy chuyên dùng tham gia giao thông phải đủ độ tuổi, sức khỏe phù hợp với ngành nghề lao động và có chứng chỉ bồi dưỡng kiến thức pháp luật về giao thông đường bộ, bằng hoặc chứng chỉ điều khiển xe máy chuyên dùng do cơ sở đào tạo người điều khiển xe máy chuyên dùng cấp.
2. Người điều khiển xe máy chuyên dùng khi tham gia giao thông phải mang theo các giấy tờ sau đây:
a) Đăng ký xe;
b) Chứng chỉ bồi dưỡng kiến thức pháp luật về giao thông đường bộ, bằng hoặc chứng chỉ điều khiển xe máy chuyên dùng;
c) Giấy chứng nhận kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường đối với xe máy chuyên dùng quy định tại Điều 57 của Luật này."
Như vậy, xe nâng hàng được xác định là xe máy chuyên dùng, đối với điều khiển xe máy chuyên dùng khi tham gia giao thông cần phải có:
- Giấy tờ đăng ký xe;
- Chứng chỉ bồi dưỡng kiến thức pháp luật về giao thông đường bộ;
- Bằng hoặc chứng chỉ điều khiển xe máy chuyên dùng
- Giấy chứng nhận kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường đối với xe máy chuyên dùng;
Khi điều khiển máy nghiền đá tham gia giao thông trên đường thì cần phải mang theo những giấy tờ gì? (Hình từ Internet)
Hồ sơ đăng ký máy máy nghiền đá cần những giấy tờ gì?
Theo quy định tại Điều 5 Thông tư 22/2019/TT-BGTVT như sau:
Điều 5. Hồ sơ đăng ký xe máy chuyên dùng
1. Hồ sơ đăng ký xe máy chuyên dùng lần đầu bao gồm:
a) Tờ khai đăng ký xe máy chuyên dùng theo mẫu số 2 của Phụ lục 2 ban hành kèm theo Thông tư này;
b) Bản chính giấy tờ xác định quyền sở hữu xe máy chuyên dùng theo quy định tại Điều 3 của Thông tư này trừ các trường hợp quy định tại khoản 3 Điều 19 của Thông tư này;
c) Bản chính giấy tờ xác định nguồn gốc xe máy chuyên dùng theo quy định tại Điều 4 của Thông tư này trừ các trường hợp quy định tại khoản 3 Điều 19 của Thông tư này.
2. Xe máy chuyên dùng được tạm nhập, tái xuất thuộc các chương trình dự án của nước ngoài đầu tư tại Việt Nam, các dự án ODA đầu tư tại Việt Nam phải thực hiện đăng ký có thời hạn. Hồ sơ đăng ký bao gồm:
a) Tờ khai đăng ký có thời hạn xe máy chuyên dùng theo mẫu số 3 của Phụ lục 2 ban hành kèm theo Thông tư này;
b) Giấy phép đầu tư hoặc Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư (bản sao và xuất trình bản chính để đối chiếu hoặc bản sao có chứng thực);
c) Bản chính giấy tờ xác định quyền sở hữu xe máy chuyên dùng theo quy định tại Điều 3 Thông tư này trừ các trường hợp quy định tại khoản 3 Điều 19 của Thông tư này;
d) Bản chính giấy tờ xác định nguồn gốc xe máy chuyên dùng theo quy định tại Điều 4 của Thông tư này trừ các trường hợp quy định tại khoản 3 Điều 19 của Thông tư này.
3. Xe máy chuyên dùng chưa đăng ký, khi di chuyển trên đường bộ phải được đăng ký tạm thời. Hồ sơ đăng ký bao gồm:
a) Tờ khai cấp Giấy chứng nhận đăng ký tạm thời xe máy chuyên dùng theo mẫu số 4 của Phụ lục 2 ban hành kèm theo Thông tư này;
b) Giấy tờ xác định quyền sở hữu xe máy chuyên dùng theo quy định tại Điều 3 của Thông tư này (bản sao và xuất trình bản chính để đối chiếu hoặc bản sao có chứng thực);
c) Giấy tờ xác định nguồn gốc xe máy chuyên dùng theo quy định tại Điều 4 của Thông tư này (bản sao và xuất trình bản chính để đối chiếu hoặc bản sao có chứng thực).
Theo đó, hồ sơ đăng ký máy rải bê tông nhựa cần có:
- Tờ khai đăng ký xe máy chuyên dùng theo mẫu số 2 của Phụ lục 2 ban hành kèm theo Thông tư này;
- Bản chính giấy tờ xác định quyền sở hữu xe máy chuyên dùng theo quy định tại Điều 3 của Thông tư này trừ các trường hợp quy định tại khoản 3 Điều 19 của Thông tư này;
- Bản chính giấy tờ xác định nguồn gốc xe máy chuyên dùng theo quy định tại Điều 4 của Thông tư này trừ các trường hợp quy định tại khoản 3 Điều 19 của Thông tư này.
Còn đối với máy rải bê tông nhựa chưa đăng ký, khi di chuyển trên đường bộ phải được đăng ký tạm thời. Hồ sơ đăng ký bao gồm:
- Tờ khai cấp Giấy chứng nhận đăng ký tạm thời xe máy chuyên dùng theo mẫu số 4 của Phụ lục 2 ban hành kèm theo Thông tư này;
- Giấy tờ xác định quyền sở hữu xe máy chuyên dùng theo quy định tại Điều 3 của Thông tư này (bản sao và xuất trình bản chính để đối chiếu hoặc bản sao có chứng thực);
- Giấy tờ xác định nguồn gốc xe máy chuyên dùng theo quy định tại Điều 4 của Thông tư này (bản sao và xuất trình bản chính để đối chiếu hoặc bản sao có chứng thực).
Điều khiển máy nghiền đá nhưng không mang theo Giấy đăng ký xe sẽ bị xử phạt như thế nào?
Tại Điều 22 Nghị định 100/2019/NĐ-CP như sau:
"Điều 22. Xử phạt các hành vi vi phạm quy định về điều kiện của người điều khiển xe máy chuyên dùng
1. Phạt tiền từ 100.000 đồng đến 200.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:
a) Người điều khiển xe máy chuyên dùng không đúng độ tuổi hoặc tuổi không phù hợp với ngành nghề theo quy định;
b) Người điều khiển xe máy chuyên dùng không mang theo bằng (hoặc chứng chỉ) điều khiển, chứng chỉ bồi dưỡng kiến thức pháp luật về giao thông đường bộ;
c) Người điều khiển xe máy chuyên dùng không mang theo Giấy đăng ký xe;
d) Người điều khiển xe máy chuyên dùng không mang theo Giấy chứng nhận an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường (đối với loại xe có quy định phải kiểm định).
2. Phạt tiền từ 600.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với người điều khiển xe máy chuyên dùng không có bằng (hoặc chứng chỉ) điều khiển, chứng chỉ bồi dưỡng kiến thức pháp luật về giao thông đường bộ."
Điều khiển máy nghiền đá nhưng không mang theo Giấy đăng ký xe sẽ bị phạt tiền từ 100.000 đồng đến 200.000 đồng.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Sửa đổi Nghị định 24/2024/NĐ-CP về lựa chọn nhà thầu hướng dẫn Luật Đấu thầu 2023 theo dự thảo thế nào?
- Đề cương tuyên truyền kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam và 35 năm Ngày hội Quốc phòng toàn dân?
- Hướng dẫn ghi Phiếu lấy ý kiến đồng nghiệp trong tổ chuyên môn đối với giáo viên cơ sở phổ thông mới nhất?
- Người nhận hối lộ trong việc đăng ký cư trú có nằm trong hành vi bị pháp luật nghiêm cấm không?
- Trường hợp đăng ký biến động đất đai thì chi nhánh của tổ chức đăng ký đất đai có thẩm quyền cấp sổ đỏ không?