Khi chấm dứt hợp đồng thương mại nhưng không thông báo đúng với thời gian đã thỏa thuận trong hợp đồng thì sẽ xử lý thế nào?
- Khi chấm dứt hợp đồng thương mại nhưng báo trước không đúng với thời gian đã thỏa thuận thì sẽ tiến hành phạt vi phạm thế nào?
- Yêu cầu bồi thường thiệt hại đối với hành vi chấm dứt hợp đồng thương mại nhưng báo trước không đúng với thời gian đã thỏa thuận được quy định thế nào?
- Những trường hợp nào được miễn trách nhiệm khi vi phạm trong hợp đồng thương mại?
Khi chấm dứt hợp đồng thương mại nhưng báo trước không đúng với thời gian đã thỏa thuận thì sẽ tiến hành phạt vi phạm thế nào?
Căn cứ Điều 300 Luật Thương mại 2005 quy định về phạt vi phạm như sau:
Phạt vi phạm là việc bên bị vi phạm yêu cầu bên vi phạm trả một khoản tiền phạt do vi phạm hợp đồng nếu trong hợp đồng có thoả thuận, trừ các trường hợp miễn trách nhiệm quy định tại Điều 294 của Luật này.
Theo Điều 301 Luật Thương mại 2005 quy định về mức phạt vi phạm như sau:
Mức phạt vi phạm
Mức phạt đối với vi phạm nghĩa vụ hợp đồng hoặc tổng mức phạt đối với nhiều vi phạm do các bên thoả thuận trong hợp đồng, nhưng không quá 8% giá trị phần nghĩa vụ hợp đồng bị vi phạm, trừ trường hợp quy định tại Điều 266 của Luật này.
Theo đó, mức phạt vi phạm khi có phát sinh vi phạm hợp đồng thương mại là không quá 8% giá trị phần nghĩa vụ hợp đồng bị vi phạm.
Tuy nhiên để áp dụng được mức phạt này đối với hành vi thông báo chấm dứt hợp đồng không đúng thời hạn thỏa thuận thì bạn cần phải thỏa thuận trước về mức phạt trong hợp đồng.
Nếu bạn không thỏa thuận trước thì không thể yêu cầu bên kia chịu trách nhiệm phạt vi phạm.
Hợp đồng thương mại (Hình từ Internet)
Yêu cầu bồi thường thiệt hại đối với hành vi chấm dứt hợp đồng thương mại nhưng báo trước không đúng với thời gian đã thỏa thuận được quy định thế nào?
Theo quy định tại Điều 302 Luật Thương mại 2005 về bồi thường thiệt hại như sau:
Bồi thường thiệt hại
1. Bồi thường thiệt hại là việc bên vi phạm bồi thường những tổn thất do hành vi vi phạm hợp đồng gây ra cho bên bị vi phạm.
2. Giá trị bồi thường thiệt hại bao gồm giá trị tổn thất thực tế, trực tiếp mà bên bị vi phạm phải chịu do bên vi phạm gây ra và khoản lợi trực tiếp mà bên bị vi phạm đáng lẽ được hưởng nếu không có hành vi vi phạm.
Theo Điều 303 Luật Thương mại 2005 quy định về căn cứ phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại như sau:
Căn cứ phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại
Trừ các trường hợp miễn trách nhiệm quy định tại Điều 294 của Luật này, trách nhiệm bồi thường thiệt hại phát sinh khi có đủ các yếu tố sau đây:
1. Có hành vi vi phạm hợp đồng;
2. Có thiệt hại thực tế;
3. Hành vi vi phạm hợp đồng là nguyên nhân trực tiếp gây ra thiệt hại.
Theo Điều 304 Luật Thương mại 2005 quy định về nghĩa vụ chứng minh tổn thất như sau:
Nghĩa vụ chứng minh tổn thất
Bên yêu cầu bồi thường thiệt hại phải chứng minh tổn thất, mức độ tổn thất do hành vi vi phạm gây ra và khoản lợi trực tiếp mà bên bị vi phạm đáng lẽ được hưởng nếu không có hành vi vi phạm.
Theo quy định trên, mức yêu cầu bồi thường không có hạn chế tối đa nhưng bạn phải chứng minh việc thiệt hại thực tế tương ứng với mức bồi thường mà mình yêu cầu.
Về cách xử lý thì không có văn bản hướng dẫn cụ thể mà tùy vào nội dung thỏa thuận trong hợp đồng.
Nếu không có quy định này thì khi phát sinh sự việc, bạn có thể gửi thông báo yêu cầu đối tác thực hiện nghĩa vụ. Nếu họ vẫn không thực hiện thì lúc này đơn vị có quyền khởi kiện ra Tòa theo thủ tục tố tụng dân sự.
Những trường hợp nào được miễn trách nhiệm khi vi phạm trong hợp đồng thương mại?
Theo Điều 294 Luật Thương mại 2005 quy định về các trường hợp miễn trách nhiệm đối với hành vi vi phạm như sau:
Các trường hợp miễn trách nhiệm đối với hành vi vi phạm
1. Bên vi phạm hợp đồng được miễn trách nhiệm trong các trường hợp sau đây:
a) Xảy ra trường hợp miễn trách nhiệm mà các bên đã thoả thuận;
b) Xảy ra sự kiện bất khả kháng;
c) Hành vi vi phạm của một bên hoàn toàn do lỗi của bên kia;
d) Hành vi vi phạm của một bên do thực hiện quyết định của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền mà các bên không thể biết được vào thời điểm giao kết hợp đồng.
2. Bên vi phạm hợp đồng có nghĩa vụ chứng minh các trường hợp miễn trách nhiệm.
Như vậy, bên vi phạm hợp đồng thương mại sẽ được miễn trách nhiệm trong các trường hợp được quy định tại Điều 294 nêu trên. Và bên vi phạm hợp đồng có nghĩa vụ chứng minh các trường hợp miễn trách nhiệm.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Hồ sơ, thủ tục xét công nhận đảng viên dự bị thành đảng viên chính thức? Đảng viên dự bị có được biểu quyết không?
- Giá hợp đồng trọn gói là gì? Giá hợp đồng trọn gói được áp dụng cho các gói thầu xây dựng nào?
- Mẫu sổ tiếp nhận lưu trú mới nhất là mẫu nào? Sổ tiếp nhận lưu trú được sử dụng trong trường hợp nào?
- Tạm ngừng xuất khẩu là biện pháp áp dụng đối với hàng hóa từ đâu đến đâu theo quy định pháp luật?
- Người dân có được soát người, khám xét người khác khi nghi bị lấy cắp đồ không? Có bị truy cứu TNHS?