Khi bổ nhiệm viên chức sang chức danh phát thanh viên hạng 4 thì có được phép kết hợp nâng bậc lương không?
- Để được bổ nhiệm chức danh phát thanh viên hạng 4 thì viên chức cần đạt tiêu chuẩn về năng lực chuyên môn, nghiệp vụ như thế nào?
- Phát thanh viên hạng 4 có những nhiệm vụ gì cần thực hiện theo quy định hiện nay?
- Khi bổ nhiệm viên chức sang chức danh phát thanh viên hạng 4 thì có được phép kết hợp nâng bậc lương không?
- Hệ số lương đối với chức danh phát thanh viên hạng 4 hiện nay được quy định như thế nào?
Để được bổ nhiệm chức danh phát thanh viên hạng 4 thì viên chức cần đạt tiêu chuẩn về năng lực chuyên môn, nghiệp vụ như thế nào?
Theo Điều 14 Thông tư 46/2017/TT-BTTTT (sửa đổi bởi khoản 12 Điều 1 Thông tư 07/2022/TT-BTTTT) quy định về tiêu chuẩn đối với chức danh phát thanh viên hạng 4 như sau:
Phát thanh viên hạng IV
...
2. Tiêu chuẩn về trình độ đào tạo, bồi dưỡng
a) Có bằng tốt nghiệp trung cấp trở lên;
b) Có chứng chỉ bồi dưỡng theo tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp viên chức chuyên ngành phát thanh viên.
3. Tiêu chuẩn về năng lực chuyên môn, nghiệp vụ
a) Nắm được quan điểm, đường lối, chủ trương, chính sách, chỉ thị, nghị quyết của Đảng và pháp luật của Nhà nước; các quy định của Luật Báo chí và các quy định của pháp luật khác có liên quan;
b) Nắm được phong tục, tập quán, nhu cầu và thị hiếu của khán, thính giả vùng, miền thuộc địa bàn đài đóng trụ sở;
c) Nắm được quy trình nghiệp vụ, quy phạm kỹ thuật, các thuật ngữ, văn phạm và văn phong của ngôn ngữ; sử dụng ngôn ngữ rõ ràng, trong sáng, truyền cảm; nắm vững tinh thần, nội dung thông tin truyền tải.
Theo đó, viên chức để được bổ nhiệm sang chức danh phát thanh viên hạng 4 thì cần phải đắp ứng được các tiêu chuẩn về năng lực chuyên môn, nghiệp vụ như sau:
(1) Nắm được quan điểm, đường lối, chủ trương, chính sách, chỉ thị, nghị quyết của Đảng và pháp luật của Nhà nước; các quy định của Luật Báo chí và các quy định của pháp luật khác có liên quan;
(2) Nắm được phong tục, tập quán, nhu cầu và thị hiếu của khán, thính giả vùng, miền thuộc địa bàn đài đóng trụ sở;
(3) Nắm được quy trình nghiệp vụ, quy phạm kỹ thuật, các thuật ngữ, văn phạm và văn phong của ngôn ngữ; sử dụng ngôn ngữ rõ ràng, trong sáng, truyền cảm; nắm vững tinh thần, nội dung thông tin truyền tải.
Khi bổ nhiệm viên chức sang chức danh phát thanh viên hang 4 thì có được phép kết hợp nâng bậc lương không? (Hình từ Internet)
Phát thanh viên hạng 4 có những nhiệm vụ gì cần thực hiện theo quy định hiện nay?
Theo Điều 14 Thông tư 46/2017/TT-BTTTT thì chức danh phát thanh viên hạng 4 có một số nhiệm vụ sau:
(1) Đọc, giới thiệu và dẫn lời bình lưu loát các thể loại văn bản như ở mức độ cơ bản, sử dụng ngôn ngữ chuẩn tiếng Việt, không lẫn từ địa phương;
(2) Chủ động nắm bắt tinh thần, nội dung văn bản để có thể truyền tải chính xác thông tin; biết phản ứng linh hoạt đối với những tình huống, trường hợp đột xuất ngoài kịch bản ở mức độ đơn giản;
(3) Phát hiện những sai sót, lỗi ngữ pháp, lỗi chính tả trong văn bản đọc, giới thiệu; báo cáo với người có trách nhiệm và xin ý kiến nhằm hoàn thiện chương trình;
(4) Thực hiện nghiêm chỉnh nội quy, quy chế, nguyên tắc hoạt động của phòng thu, phòng đọc và của đơn vị.
Khi bổ nhiệm viên chức sang chức danh phát thanh viên hạng 4 thì có được phép kết hợp nâng bậc lương không?
Căn cứ Điều 3 Thông tư 30/2020/TT-BTTTT quy đinh về nguyên tắc bổ nhiệm và xếp lương theo chức danh nghề nghiệp như sau:
Nguyên tắc bổ nhiệm và xếp lương theo chức danh nghề nghiệp
1. Việc bổ nhiệm vào chức danh nghề nghiệp viên chức âm thanh viên, phát thanh viên, kỹ thuật dựng phim, quay phim thuộc chuyên ngành Thông tin và Truyền thông quy định tại Thông tư số 46/2017/TT-BTTTT và Thông tư số 05/2018/TT-BNV phải căn cứ vào vị trí việc làm, chức trách, nhiệm vụ, năng lực chuyên môn nghiệp vụ đang đảm nhận và đáp ứng đầy đủ các tiêu chuẩn theo quy định.
2. Khi bổ nhiệm viên chức từ ngạch hiện giữ sang chức danh nghề nghiệp âm thanh viên, phát thanh viên, kỹ thuật dựng phim, quay phim thuộc chuyên ngành Thông tin và Truyền thông không được kết hợp nâng bậc lương hoặc thăng hạng chức danh nghề nghiệp viên chức.
Như vậy, khi bổ nhiệm viên chức từ ngạch hiện giữ sang chức danh nghề nghiệp phát thanh viên hạng 4 thì người đứng đầu đơn vị không được phép kết hợp nâng bậc lương hoặc thăng hạng chức danh nghề nghiệp cho viên chức.
Hệ số lương đối với chức danh phát thanh viên hạng 4 hiện nay được quy định như thế nào?
Căn cứ Điều 5 Thông tư 30/2020/TT-BTTTT quy định về quy định về việc bổ nhiệm chức danh nghề nghiệp âm thanh viên như sau:
Áp dụng bảng lương đối với chức danh nghề nghiệp
...
1. Chức danh nghề nghiệp âm thanh viên hạng I (mã số V11.09.23), phát thanh viên hạng I (mã số V11.10.27), kỹ thuật dựng phim hạng I (mã số V11.11.31), quay phim hạng I (mã số V11.12.35) được áp dụng hệ số lương của viên chức loại A3, nhóm 2 (A3.2) có 6 bậc, từ hệ số lương 5,75 đến hệ số lương 7,55.
2. Chức danh nghề nghiệp âm thanh viên hạng II (mã số V11.09.24), phát thanh viên hạng II (mã số V11.10.28), kỹ thuật dựng phim hạng II (mã số V11.11.32), quay phim hạng II (mã số V11.12.36) được áp dụng hệ số lương của viên chức loại A2, nhóm 2 (A2.2) có 8 bậc, từ hệ số lương 4,00 đến hệ số lương 6,38.
3. Chức danh nghề nghiệp âm thanh viên hạng III (mã số V11.09.25), phát thanh viên hạng III (mã số V11.10.29), kỹ thuật dựng phim hạng III (mã số V11.11.33), quay phim hạng III (mã số V11.12.37) được áp dụng hệ số lương của viên chức loại A1 có 9 bậc, từ hệ số lương 2,34 đến hệ số lương 4,98.
4. Chức danh nghề nghiệp âm thanh viên hạng IV (mã số V11.09.26), phát thanh viên hạng IV (mã số V11.10.30), kỹ thuật dựng phim hạng IV (mã số V11.11.34), quay phim hạng IV (mã số V11.12.38) được áp dụng hệ số lương của viên chức loại B, có 12 bậc, từ hệ số lương 1,86 đến hệ số lương 4,06.
Theo đó đối với viên chức được bổ nhiệm vào chức danh phát thanh viên hạng 4 (mã số V11.10.30) thì sẽ áp dụng hệ số lương của viên chức loại B, có 12 bậc, từ hệ số lương 1,86 đến hệ số lương 4,06.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu Quy chế làm việc của chi ủy chi bộ cơ sở mới nhất là mẫu nào? Chi ủy, chi bộ cơ sở họp thường lệ mấy tháng một lần?
- Mẫu sơ yếu lý lịch cá nhân của sáng lập viên thành lập quỹ từ thiện, quỹ xã hội? Điều kiện đối với sáng lập viên thành lập quỹ?
- Bảo đảm hoàn thành sắp xếp CBCCVC dôi dư sau 5 năm tinh gọn bộ máy hành chính theo Công văn 7968?
- Thời điểm xuất hóa đơn GTGT hàng xuất khẩu theo Nghị định 123? Xuất khẩu hàng hóa được sử dụng hóa đơn GTGT?
- Trình tự thủ tục cấp Giấy phép trang bị vũ khí quân dụng theo Quyết định 9312 thực hiện như thế nào?