Bảng lương của phát thanh viên khi tăng lương cơ sở lên 2,34 triệu từ ngày 1/7/2024 là bao nhiêu?
Bảng lương của phát thanh viên khi tăng lương cơ sở lên 2,34 triệu là bao nhiêu?
Căn cứ theo Điều 5 Thông tư 30/2020/TT-BTTTT quy định như sau:
Áp dụng bảng lương đối với chức danh nghề nghiệp
Các chức danh nghề nghiệp viên chức âm thanh viên, phát thanh viên, kỹ thuật dựng phim, quay phim thuộc chuyên ngành Thông tin và Truyền thông quy định tại Thông tư số 46/2017/TT-BTTTT và Thông tư số 05/2018/TT-BNV được áp dụng Bảng lương chuyên môn, nghiệp vụ đối với cán bộ, viên chức trong các đơn vị sự nghiệp của Nhà nước (Bảng 3) ban hành kèm theo Nghị định số 204/2004/NĐ-CP ngày 14 tháng 12 năm 2004 của Chính phủ về chế độ tiền lương đối với cán bộ, công chức, viên chức và lực lượng vũ trang (sau đây viết tắt là Nghị định số 204/2004/NĐ-CP), cụ thể như sau:
1. Chức danh nghề nghiệp âm thanh viên hạng I (mã số V11.09.23), phát thanh viên hạng I (mã số V11.10.27), kỹ thuật dựng phim hạng I (mã số V11.11.31), quay phim hạng I (mã số V11.12.35) được áp dụng hệ số lương của viên chức loại A3, nhóm 2 (A3.2) có 6 bậc, từ hệ số lương 5,75 đến hệ số lương 7,55.
2. Chức danh nghề nghiệp âm thanh viên hạng II (mã số V11.09.24), phát thanh viên hạng II (mã số V11.10.28), kỹ thuật dựng phim hạng II (mã số V11.11.32), quay phim hạng II (mã số V11.12.36) được áp dụng hệ số lương của viên chức loại A2, nhóm 2 (A2.2) có 8 bậc, từ hệ số lương 4,00 đến hệ số lương 6,38.
3. Chức danh nghề nghiệp âm thanh viên hạng III (mã số V11.09.25), phát thanh viên hạng III (mã số V11.10.29), kỹ thuật dựng phim hạng III (mã số V11.11.33), quay phim hạng III (mã số V11.12.37) được áp dụng hệ số lương của viên chức loại A1 có 9 bậc, từ hệ số lương 2,34 đến hệ số lương 4,98.
4. Chức danh nghề nghiệp âm thanh viên hạng IV (mã số V11.09.26), phát thanh viên hạng IV (mã số V11.10.30), kỹ thuật dựng phim hạng IV (mã số V11.11.34), quay phim hạng IV (mã số V11.12.38) được áp dụng hệ số lương của viên chức loại B, có 12 bậc, từ hệ số lương 1,86 đến hệ số lương 4,06.
Theo đó, từ ngày 01/7/2024 mức lương cơ sở tăng lên 2,34 triệu đồng/tháng. (theo khoản 2 Điều 3 Nghị định 73/2024/NĐ-CP).
Bên cạnh đó, căn cứ theo điểm a khoản 1 Điều 3 Thông tư 07/2024/TT-BNV quy định về cách tính lương khi lương cơ sở tăng từ 01/7/2024 như sau:
Mức lương thực hiện = Mức lương cơ sở x Hệ số lương
Như vậy, bảng lương của phát thanh viên khi tăng lương cơ sở lên 2,34 triệu như sau:
Phát thanh viên hạng 1:
Công chức loại A3, nhóm 2 (A3.2) | Hệ số lương | Mức lương (đồng/tháng) |
Bậc 1 | 5.75 | 13.455.000 |
Bậc 2 | 6,11 | 14.297.400 |
Bậc 3 | 6,47 | 15.139.800 |
Bậc 4 | 6.83 | 15.982.200 |
Bậc 5 | 7,19 | 16.824.600 |
Bậc 6 | 7.55 | 17.667.000 |
Phát thanh viên hạng 2:
Công chức loại A2, nhóm 2 (A2.2) | Hệ số lương | Mức lương (đồng/tháng) |
Bậc 1 | 4,00 | 9.360.000 |
Bậc 2 | 4.34 | 10.155.600 |
Bậc 3 | 4.68 | 10.951.200 |
Bậc 4 | 5,02 | 11.746.800 |
Bậc 5 | 5,36 | 12.542.400 |
Bậc 6 | 5.70 | 13.338.000 |
Bậc 7 | 6,04 | 14.133.600 |
Bậc 8 | 6,38 | 14.929.200 |
Phát thanh viên hạng 3:
Công chức loại A1 | Hệ số lương | Mức lương (đồng/tháng) |
Bậc 1 | 2,34 | 5.475.600 |
Bậc 2 | 2,67 | 6.247.800 |
Bậc 3 | 3,00 | 7.020.000 |
Bậc 4 | 3,33 | 7.792.200 |
Bậc 5 | 3,66 | 8.564.400 |
Bậc 6 | 3,99 | 9.336.600 |
Bậc 7 | 4,32 | 10.108800 |
Bậc 8 | 4,65 | 10.881.000 |
Bậc 9 | 4,98 | 11.653.200 |
Phát thanh viên hạng 4:
Công chức loại B | Hệ số lương | Mức lương (đồng/tháng) |
Bậc 1 | 1.86 | 4.352.400 |
Bậc 2 | 2.06 | 4.820.400 |
Bậc 3 | 2.26 | 5.288.400 |
Bậc 4 | 2.46 | 5.756.400 |
Bậc 5 | 2.66 | 6.224.400 |
Bậc 6 | 2.86 | 6.692.400 |
Bậc 7 | 3.06 | 7.160.400 |
Bậc 8 | 3.26 | 7.628.400 |
Bậc 9 | 3.46 | 8.096.400 |
Bậc 10 | 3.66 | 8.564.400 |
Bậc 11 | 3.86 | 9.032.400 |
Bậc 12 | 4.06 | 9.500.400 |
Lưu ý: Mức lương trên chưa bao gồm các khoản trợ cấp, phụ cấp khác.
Bảng lương của phát thanh viên khi tăng lương cơ sở lên 2,34 triệu từ ngày 1/7/2024 là bao nhiêu?
Nhiệm vụ của Phát thanh viên hạng 1 được quy định như thế nào?
Căn cứ theo khoản 1 Điều 11 Thông tư 46/2017/TT-BTTTT quy đinh về nhiệm vụ của Phát thanh viên hạng 1 được quy định như sau:
- Chủ trì xây dựng, biên tập kịch bản đọc, giới thiệu và dẫn chương trình; chủ trì biên soạn tài liệu, nội dung chương trình bồi dưỡng nghiệp vụ cho phát thanh viên hạng dưới;
- Tham gia hội đồng tuyển dụng chức danh nghề nghiệp phát thanh viên;
- Chủ trì xây dựng quy trình, quy phạm nghiệp vụ, kỹ thuật của công tác phát thanh trên sóng;
- Đọc, giới thiệu và dẫn lời bình lưu loát tất cả các thể loại văn bản có tính phức tạp cao, sử dụng ngôn ngữ chuẩn tiếng Việt, không lẫn từ địa phương;
- Hướng dẫn, đào tạo nghiệp vụ phát thanh viên hạng dưới trong việc biên tập, xây dựng kịch bản; đọc, giới thiệu và dẫn lời bình chương trình;
- Nắm vững tinh thần, nội dung văn bản để tiết chế ngữ điệu, âm lượng, chất giọng và sử dụng ngôn ngữ phù hợp với bối cảnh, tính chất và thể loại văn bản truyền tải; chủ động trong mọi tình huống, có biện pháp kịp thời khắc phục, ứng phó với trường hợp đột xuất ngoài kịch bản;
- Biên tập những sai sót, lỗi ngữ pháp, lỗi chính tả và lỗi nội dung trong văn bản thể hiện; kịp thời sửa chữa, khắc phục nhằm hoàn thiện chương trình cả về hình thức lẫn nội dung;
- Định hướng, xây dựng phong cách phát thanh riêng cho đội ngũ phát thanh viên mang bản sắc của đơn vị;
- Thực hiện nghiêm chỉnh nội quy, quy chế, nguyên tắc hoạt động của phòng thu, phòng đọc và của đơn vị;
- Chủ trì xây dựng mục tiêu, nội dung, chương trình, tài liệu và tổ chức bồi dưỡng nghiệp vụ cho viên chức phát thanh viên hạng dưới;
- Tham gia hội đồng tuyển dụng, bổ nhiệm chức danh hoặc thăng hạng chức danh nghề nghiệp cho viên chức phát thanh viên hạng dưới.
Tiêu chuẩn về năng lực chuyên môn, nghiệp vụ của Phát thanh viên hạng 1?
Căn cứ theo khoản 1 Điều 11 Thông tư 46/2017/TT-BTTTT được sửa đổi bởi khoản 9 Điều 1 Thông tư 07/2022/TT-BTTTT quy định về tiêu chuẩn về năng lực chuyên môn, nghiệp vụ của Phát thanh viên hạng 1 như sau:
- Nắm vững quan điểm, đường lối, chủ trương, chính sách, chỉ thị, nghị quyết của Đảng và pháp luật của Nhà nước; các quy định của Luật Báo chí và các quy định của pháp luật khác có liên quan;
- Am hiểu về xã hội học, phong tục, tập quán, nhu cầu và thị hiếu của bạn đọc trong nước và nước ngoài;
- Nắm vững quy trình nghiệp vụ, quy phạm kỹ thuật, các thuật ngữ, văn phạm và văn phong của ngôn ngữ; sử dụng ngôn ngữ rõ ràng, trong sáng, truyền cảm; nắm vững tinh thần, nội dung thông tin, chủ động, sáng tạo trong việc truyền tải thông tin đảm bảo đạt chất lượng cao;
- Có kỹ năng sử dụng công nghệ thông tin cơ bản, sử dụng được ngoại ngữ hoặc tiếng dân tộc thiểu số theo yêu cầu của vị trí việc làm.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Đề cương tuyên truyền kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam và 35 năm Ngày hội Quốc phòng toàn dân?
- Hướng dẫn ghi Phiếu lấy ý kiến đồng nghiệp trong tổ chuyên môn đối với giáo viên cơ sở phổ thông mới nhất?
- Người nhận hối lộ trong việc đăng ký cư trú có nằm trong hành vi bị pháp luật nghiêm cấm không?
- Trường hợp đăng ký biến động đất đai thì chi nhánh của tổ chức đăng ký đất đai có thẩm quyền cấp sổ đỏ không?
- Dự án bất động sản có phải tuân thủ giấy phép xây dựng đối với trường hợp phải cấp giấy phép xây dựng không?