Mức lương đối với viên chức phát thanh viên hạng 2 chuyên ngành thông tin và truyền thông là bao nhiêu?
Phát thanh viên hạng 2 chuyên ngành thông tin và truyền thông được áp dụng hệ số lương viên chức loại mấy?
Hệ số lương đối với phát thanh viên hạng 2 chuyên ngành thông tin và truyền thông được quy định tại khoản 2 Điều 5 Thông tư 30/2020/TT-BTTTT như sau:
Áp dụng bảng lương đối với chức danh nghề nghiệp
Các chức danh nghề nghiệp viên chức âm thanh viên, phát thanh viên, kỹ thuật dựng phim, quay phim thuộc chuyên ngành Thông tin và Truyền thông quy định tại Thông tư số 46/2017/TT-BTTTT và Thông tư số 05/2018/TT-BNV được áp dụng Bảng lương chuyên môn, nghiệp vụ đối với cán bộ, viên chức trong các đơn vị sự nghiệp của Nhà nước (Bảng 3) ban hành kèm theo Nghị định số 204/2004/NĐ-CP ngày 14 tháng 12 năm 2004 của Chính phủ về chế độ tiền lương đối với cán bộ, công chức, viên chức và lực lượng vũ trang (sau đây viết tắt là Nghị định số 204/2004/NĐ-CP), cụ thể như sau:
1. Chức danh nghề nghiệp âm thanh viên hạng I (mã số V11.09.23), phát thanh viên hạng I (mã số V11.10.27), kỹ thuật dựng phim hạng I (mã số V11.11.31), quay phim hạng I (mã số V11.12.35) được áp dụng hệ số lương của viên chức loại A3, nhóm 2 (A3.2) có 6 bậc, từ hệ số lương 5,75 đến hệ số lương 7,55.
2. Chức danh nghề nghiệp âm thanh viên hạng II (mã số V11.09.24), phát thanh viên hạng II (mã số V11.10.28), kỹ thuật dựng phim hạng II (mã số V11.11.32), quay phim hạng II (mã số V11.12.36) được áp dụng hệ số lương của viên chức loại A2, nhóm 2 (A2.2) có 8 bậc, từ hệ số lương 4,00 đến hệ số lương 6,38.
3. Chức danh nghề nghiệp âm thanh viên hạng III (mã số V11.09.25), phát thanh viên hạng III (mã số V11.10.29), kỹ thuật dựng phim hạng III (mã số V11.11.33), quay phim hạng III (mã số V11.12.37) được áp dụng hệ số lương của viên chức loại A1 có 9 bậc, từ hệ số lương 2,34 đến hệ số lương 4,98.
4. Chức danh nghề nghiệp âm thanh viên hạng IV (mã số V11.09.26), phát thanh viên hạng IV (mã số V11.10.30), kỹ thuật dựng phim hạng IV (mã số V11.11.34), quay phim hạng IV (mã số V11.12.38) được áp dụng hệ số lương của viên chức loại B, có 12 bậc, từ hệ số lương 1,86 đến hệ số lương 4,06.
Theo đó, viên chức phát thanh viên hạng 2 được áp dụng hệ số lương của viên chức loại A2, nhóm 2 (A2.2) có 8 bậc, từ hệ số lương 4,00 đến hệ số lương 6,38.
Mức lương đối với viên chức phát thanh viên hạng 2 chuyên ngành thông tin và truyền thông là bao nhiêu? (Hình từ Internet)
Mức lương đối với phát thanh viên hạng 2 chuyên ngành thông tin và truyền thông là bao nhiêu?
Mức lương đối với phát thanh viên hạng 2 chuyên ngành thông tin và truyền thông từ ngày 01/7/2023 được áp dụng theo công thức như sau:
Mức lương = Hệ số lương x Lương cơ sở từ ngày 01/7/2023
Trong đó:
- Lương cơ sở từ ngày 01/7/2023 sẽ là 1.800.000 đồng/tháng (theo Nghị định 24/2023/NĐ-CP)
- Hệ số lương của viên chức loại A2.2 sẽ được áp dụng theo các hệ số tại Bảng 3, Bảng lương chuyên môn, nghiệp vụ đối với cán bộ, viên chức trong các đơn vị sự nghiệp của nhà nước (ban hành kèm theo Nghị định 204/2004/NĐ-CP)
Theo đó, mức lương cụ thể đối với phát thanh viên hạng 2 chuyên ngành thông tin được xác định theo bảng sau đây:
Phát thanh viên hạng 2 chuyên ngành thông tin và truyền thông thực hiện những nhiệm vụ gì?
Nhiệm vụ của phát thanh viên hạng 2 chuyên ngành thông tin và truyền thông được quy định tại khoản 1 Điều 12 Thông tư 46/2017/TT-BTTTT như sau:
- Tham gia biên soạn tài liệu, nội dung chương trình bồi dưỡng nghiệp vụ cho phát thanh viên hạng dưới;
- Tham gia biên soạn tài liệu, nội dung chương trình bồi dưỡng nghiệp vụ cho phát thanh viên hạng dưới;
- Tham gia xây dựng quy trình, quy phạm nghiệp vụ, kỹ thuật của công tác phát thanh trên sóng;
- Đọc, giới thiệu và dẫn lời bình chính xác, thành thạo các thể loại văn bản với chất lượng cao; sử dụng ngôn ngữ chuẩn tiếng Việt, không lẫn từ địa phương;
- Chủ động nắm bắt tinh thần, nội dung văn bản để có thể điều chỉnh ngữ điệu, âm lượng, giọng đọc phù hợp với tính chất và thể loại văn bản truyền tải; phản ứng linh hoạt đối với những tình huống, trường hợp đột xuất ngoài kịch bản;
- Phát hiện những sai sót, lỗi ngữ pháp, lỗi chính tả và lỗi nội dung trong văn bản đọc, giới thiệu; đề xuất với người có trách nhiệm hướng xử lý, khắc phục nhằm hoàn thiện chương trình cả về hình thức lẫn nội dung;
- Xây dựng phong cách, giọng đọc phát thanh viên mang bản sắc của đơn vị;
- Thực hiện nghiêm chỉnh nội quy, quy chế, nguyên tắc hoạt động của phòng thu, phòng đọc và của đơn vị;
- Tổng kết chuyên môn nghiệp vụ; tham gia chuẩn bị nội dung các hội thảo nghiệp vụ chuyên ngành ở trong và ngoài nước;
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Kết cấu bài kiểm tra để phục hồi điểm giấy phép lái xe theo Thông tư 65/2024 áp dụng từ 2025 thế nào?
- Người lao động Việt Nam tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc được yêu cầu hưởng bảo hiểm xã hội một lần trong trường hợp nào?
- Cách viết biên bản kiểm phiếu đánh giá chất lượng đảng viên cuối năm? Cơ sở đánh giá chất lượng đảng viên cuối năm?
- Thực hiện tốt công tác vận động quần chúng tạo nền tảng xây dựng “Thế trận lòng dân” gắn với nội dung gì theo Chiến lược phát triển kinh tế xã hội 2021 2030?
- Thuế tự vệ được gia hạn thời hạn áp dụng khi nào? Công thức tính thuế tự vệ theo mức thuế tuyệt đối thế nào?