Khách du lịch được tạo thuận lợi về vấn đề gì trên lãnh thổ Việt Nam theo quy định của pháp luật?
- Khách du lịch được tạo thuận lợi về vấn đề gì trên lãnh thổ Việt Nam theo quy định của pháp luật?
- Khách du lịch ngoài phải tuân thủ pháp luật Việt Nam thì còn phải tuân thủ pháp luật tại các địa điểm nào?
- Khách du lịch được tổ chức, cá nhân kinh doanh du lịch bảo đảm an toàn như thế nào?
- Khách du lịch có thể kiến nghị các cơ quan nào?
Khách du lịch được tạo thuận lợi về vấn đề gì trên lãnh thổ Việt Nam theo quy định của pháp luật?
Khách du lịch được tạo thuận lợi về vấn đề gì trên lãnh thổ Việt Nam theo quy định tại Điều 11 Luật Du lịch 2017, nội dung như sau:
Quyền của khách du lịch
1. Sử dụng dịch vụ du lịch do tổ chức, cá nhân kinh doanh du lịch cung cấp hoặc tự đi du lịch.
2. Yêu cầu tổ chức, cá nhân kinh doanh du lịch cung cấp thông tin về chương trình, dịch vụ, điểm đến du lịch theo hợp đồng đã ký kết.
3. Được tạo điều kiện thuận lợi về xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh, hải quan, lưu cư trú, đi lại trên lãnh thổ Việt Nam phù hợp với quy định của pháp luật và điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.
4. Được bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp theo hợp đồng đã giao kết với tổ chức, cá nhân kinh doanh, cung cấp dịch vụ du lịch.
5. Được đối xử bình đẳng; được bảo đảm an toàn về tính mạng, sức khỏe, tài sản khi sử dụng dịch vụ du lịch; được tôn trọng danh dự, nhân phẩm; được cứu hộ, cứu nạn trong trường hợp khẩn cấp.
6. Khiếu nại, tố cáo, khởi kiện hành vi vi phạm pháp luật về du lịch.
7. Kiến nghị với tổ chức, cá nhân quản lý khu du lịch, điểm du lịch, cơ sở cung cấp dịch vụ du lịch và cơ quan nhà nước có thẩm quyền về các vấn đề liên quan đến hoạt động du lịch.
8. Được bồi thường thiệt hại theo quy định của pháp luật.
Theo đó, khách du lịch được tạo thuận lợi về xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh, hải quan, lưu cư trú, đi lại trên lãnh thổ Việt Nam phù hợp với quy định của pháp luật và điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.
Khách du lịch được tạo thuận lợi về vấn đề gì trên lãnh thổ Việt Nam (Hình từ Internet)
Khách du lịch ngoài phải tuân thủ pháp luật Việt Nam thì còn phải tuân thủ pháp luật tại các địa điểm nào?
Khách du lịch ngoài phải tuân thủ pháp luật Việt Nam thì còn phải tuân thủ pháp luật tại các địa điểm quy định tại Điều 12 Luật Du lịch 2017, nội dung như sau:
Nghĩa vụ của khách du lịch
1. Tuân thủ pháp luật Việt Nam và pháp luật của quốc gia, vùng lãnh thổ nơi đến du lịch; ứng xử văn minh, tôn trọng phong tục, tập quán, bản sắc văn hóa địa phương, bảo vệ và giữ gìn tài nguyên du lịch, môi trường du lịch; không gây phương hại đến hình ảnh quốc gia, truyền thống văn hóa dân tộc của Việt Nam.
2. Thực hiện nội quy của khu du lịch, điểm du lịch, cơ sở cung cấp dịch vụ du lịch.
3. Thanh toán tiền dịch vụ theo hợp đồng, phí, lệ phí và các khoản thu khác theo quy định của pháp luật.
4. Bồi thường thiệt hại theo quy định của pháp luật về dân sự.
Theo quy định trên, khách du lịch ngoài phải tuân thủ pháp luật Việt Nam thì còn phải tuân thủ pháp luật của quốc gia, vùng lãnh thổ nơi đến du lịch.
Khách du lịch được tổ chức, cá nhân kinh doanh du lịch bảo đảm an toàn như thế nào?
Khách du lịch được tổ chức, cá nhân kinh doanh du lịch bảo đảm an toàn theo quy định tại Điều 13 Luật Du lịch 2017, nội dung như sau:
Bảo đảm an toàn cho khách du lịch
1. Cơ quan nhà nước có thẩm quyền, trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình, có biện pháp bảo đảm an ninh, trật tự, an toàn xã hội tại khu du lịch, điểm du lịch.
2. Tổ chức, cá nhân quản lý khu du lịch, điểm du lịch có biện pháp phòng, tránh rủi ro và tổ chức bộ phận bảo vệ, cứu hộ, cứu nạn cho khách du lịch.
3. Tổ chức, cá nhân kinh doanh du lịch có trách nhiệm cảnh báo nguy cơ gây nguy hiểm cho khách du lịch; thông báo, chỉ dẫn kịp thời cho khách du lịch trong trường hợp khẩn cấp; áp dụng biện pháp cần thiết, phối hợp với cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan trong việc cứu hộ, cứu nạn cho khách du lịch.
Như vậy, khách du lịch được tổ chức, cá nhân kinh doanh du lịch bảo đảm an toàn như sau:
- Cảnh báo nguy cơ gây nguy hiểm cho khách du lịch.
- Thông báo, chỉ dẫn kịp thời cho khách du lịch trong trường hợp khẩn cấp.
- Áp dụng biện pháp cần thiết, phối hợp với cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan trong việc cứu hộ, cứu nạn cho khách du lịch.
Khách du lịch có thể kiến nghị các cơ quan nào?
Khách du lịch có thể kiến nghị các cơ quan được quy định tại Điều 14 Luật Du lịch 2017, nội dung như sau:
Giải quyết kiến nghị của khách du lịch
1. Tổ chức, cá nhân kinh doanh du lịch, quản lý khu du lịch, điểm du lịch tổ chức tiếp nhận và giải quyết kịp thời kiến nghị của khách du lịch trong phạm vi quản lý.
2. Ủy ban nhân dân các cấp, trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình, tổ chức tiếp nhận, giải quyết kiến nghị của khách du lịch trên địa bàn.
3. Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình, tiếp nhận, giải quyết hoặc phối hợp với cơ quan nhà nước có thẩm quyền giải quyết kiến nghị của khách du lịch.
Như vậy, khách du lịch có thể kiến nghị các cơ quan sau:
- Tổ chức, cá nhân kinh doanh du lịch, quản lý khu du lịch, điểm du lịch.
- Ủy ban nhân dân các cấp.
- Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Đá khối làm đá ốp lát công trình xây dựng là đá như thế nào? Quy cách, chỉ tiêu kỹ thuật đá khối làm đá ốp lát xuất khẩu?
- Tội chống người thi hành công vụ theo Bộ luật Hình sự 2015 có khung hình phạt như thế nào?
- Tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ 3 đã quyết nghị lấy ngày 3 2 làm ngày kỷ niệm thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam?
- Mừng thọ 70 tuổi gọi là gì? Cách tổ chức lễ mừng thọ 70 tuổi theo Thông tư 06 chi tiết, cụ thể?
- Mẫu Đơn đề nghị hoàn tiền trúng đấu giá biển số xe mới nhất hiện nay? Trường hợp nào hoàn tiền trúng đấu giá biển số xe?