Kết hôn với người trong ngành công an, quân đội được pháp luật quy định như thế nào? Đăng ký kết hôn quy định ra sao?
Kết hôn với người trong ngành công an, quân đội được pháp luật quy định như thế nào?
Kết hôn là quyền của con người khi đạt đến độ tuổi nhất định, thông thường, chỉ cần đáp ứng đủ điều kiện theo quy định của pháp luật hôn nhân gia đình là có thể được pháp luật thừa nhận quan hệ vợ chồng. Tuy nhiên, với một số chủ thể nhất định, ngoài việc đáp ứng các tiêu chí cơ bản đó thì đặt ra rất nhiều các điều kiện khác nhau nữa.
Theo quy định hiện nay thì việc kết hôn với chiến sĩ, sĩ quan quân đội cần đáp ứng những điều kiện nhất định. Bởi đây là lực lượng đặc thù có nhiệm vụ trong đấu tranh chống kẻ thù xâm lược và bảo vệ Tổ quốc, với những công việc có tính chuyên môn cao, ảnh hưởng trực tiếp đến tình hình an ninh, chính trị của quốc gia.
Ở đây, ngoài việc đáp ứng các điều kiện được đăng ký kết hôn theo quy định tại Điều 8 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 ra thì người muốn kết hôn với người đang phục vụ trong ngành công an nhân dân hay quân đội nhân dân thì còn phải đáp ứng các điều kiện đặc thù của ngành. Tuy nhiên, để biết rõ hơn về việc chị có đủ điều kiện kết hôn với anh hay không thì chị nên nhờ anh hỏi rõ tại đơn vị về trường hợp này.
"Điều 8. Điều kiện kết hôn
1. Nam, nữ kết hôn với nhau phải tuân theo các điều kiện sau đây:
a) Nam từ đủ 20 tuổi trở lên, nữ từ đủ 18 tuổi trở lên;
b) Việc kết hôn do nam và nữ tự nguyện quyết định;
c) Không bị mất năng lực hành vi dân sự;
d) Việc kết hôn không thuộc một trong các trường hợp cấm kết hôn theo quy định tại các điểm a, b, c và d khoản 2 Điều 5 của Luật này.
2. Nhà nước không thừa nhận hôn nhân giữa những người cùng giới tính."
Đối với việc kết hôn này sẽ có những văn bản điều chỉnh mang tính chất nội bộ ngành, không được công khai rộng rãi. Nên tốt nhất bạn gái anh cứ thực hiện kê khai lý lịch đầy đủ, bên cơ quan công an sẽ tiến hành xác minh lý lịch xem trường hợp này có thật sự ảnh hưởng đến việc kết hôn hay không? Nếu có kết hôn thì có khó khăn hay hạn chế nào không?
Tại Điều 4 Luật Công an nhân dân 2018 có cũng có khẳng định nguyên tắc tổ chức, hoạt động của công an như sau:
"Điều 4. Nguyên tắc tổ chức, hoạt động của Công an nhân dân
1. Đặt dưới sự lãnh đạo tuyệt đối, trực tiếp về mọi mặt của Đảng Cộng sản Việt Nam, sự thống lĩnh của Chủ tịch nước, sự thống nhất quản lý nhà nước của Chính phủ và sự chỉ huy, quản lý trực tiếp của Bộ trưởng Bộ Công an.
2. Được tổ chức tập trung, thống nhất, chuyên sâu, tinh gọn và theo cấp hành chính từ trung ương đến cơ sở.
3. Tuân thủ Hiến pháp và pháp luật; cấp dưới phục tùng cấp trên; dựa vào Nhân dân và chịu sự giám sát của Nhân dân; bảo vệ lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân."
Như vậy, đây là một ngành nghề rất đặc thù, sẽ có những nguyên tắc quy định riêng.
Theo tìm hiểu của Ban hỗ trợ thì khi xét kết hôn với công an thì sẽ có bước thẩm tra lý lịch 3 đời. Với các điều kiện cơ bản sau sẽ không được kết hôn với người trong ngành:
- Gia đình làm tay sai cho chế độ phong kiến, Nguy quân, Ngụy quyền
- Bố mẹ hoặc bản thân có tiền án hoặc đang chấp hành án phạt tù.
- Gia đình hoặc bản thân theo Đạo thiên chúa, Cơ đốc, Tin lành...
- Bố mẹ hoặc bản thân là người nước ngoài (kể cả đã nhập tịch),...
Kết hôn với người trong ngành công an, quân đội
Người có quyền yêu cầu hủy việc kết hôn trái pháp luật là ai?
Tại Điều 10 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 quy định:
- Người bị cưỡng ép kết hôn, bị lừa dối kết hôn, theo quy định của pháp luật về tố tụng dân sự, có quyền tự mình yêu cầu hoặc đề nghị cá nhân, tổ chức quy định tại khoản 2 Điều này yêu cầu Tòa án hủy việc kết hôn trái pháp luật do việc kết hôn vi phạm quy định tại điểm b khoản 1 Điều 8 của Luật này.
- Cá nhân, cơ quan, tổ chức sau đây, theo quy định của pháp luật về tố tụng dân sự, có quyền yêu cầu Tòa án hủy việc kết hôn trái pháp luật do việc kết hôn vi phạm quy định tại các điểm a, c và d khoản 1 Điều 8 của Luật này:
a) Vợ, chồng của người đang có vợ, có chồng mà kết hôn với người khác; cha, mẹ, con, người giám hộ hoặc người đại diện theo pháp luật khác của người kết hôn trái pháp luật;
b) Cơ quan quản lý nhà nước về gia đình;
c) Cơ quan quản lý nhà nước về trẻ em;
d) Hội liên hiệp phụ nữ.
- Cá nhân, cơ quan, tổ chức khác khi phát hiện việc kết hôn trái pháp luật thì có quyền đề nghị cơ quan, tổ chức quy định tại các điểm b, c và d khoản 2 Điều này yêu cầu Tòa án hủy việc kết hôn trái pháp luật.
Đăng ký kết hôn được pháp luật quy định như thế nào?
Tại Điều 9 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 quy định đăng ký kết hôn như sau:
- Việc kết hôn phải được đăng ký và do cơ quan nhà nước có thẩm quyền thực hiện theo quy định của Luật này và pháp luật về hộ tịch.
Việc kết hôn không được đăng ký theo quy định tại khoản này thì không có giá trị pháp lý.
- Vợ chồng đã ly hôn muốn xác lập lại quan hệ vợ chồng thì phải đăng ký kết hôn.
Tải về mẫu đơn yêu cầu hủy kết hôn trái pháp luật mới nhất 2023: Tại Đây
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Khi nào phải khai báo Mẫu số 05 - Tờ khai sử dụng máy photocopy màu, máy in có chức năng photocopy màu?
- Doanh nghiệp mua xe cũ của khách hàng để bán lại có cần sang tên xe từ khách hàng qua công ty không?
- Sửa đổi Nghị định 24/2024/NĐ-CP về lựa chọn nhà thầu hướng dẫn Luật Đấu thầu 2023 theo dự thảo thế nào?
- Đề cương tuyên truyền kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam và 35 năm Ngày hội Quốc phòng toàn dân?
- Hướng dẫn ghi Phiếu lấy ý kiến đồng nghiệp trong tổ chuyên môn đối với giáo viên cơ sở phổ thông mới nhất?