Kế hoạch cải cách hành chính giai đoạn 2021 - 2025 của Bộ Giao thông vận tải hướng tới cải cách thủ tục hành chính thế nào?
- Mục tiêu chung của việc cải cách thủ tục hành chính trong Kế hoạch cải cách hành chính giai đoạn 2021 - 2025 của Bộ Giao thông vận tải là gì?
- Mục tiêu cụ thể của việc cải cách thủ tục hành chính trong Kế hoạch cải cách hành chính giai đoạn 2021 - 2025 của Bộ Giao thông vận tải là gì?
- Kế hoạch cải cách hành chính giai đoạn 2021 - 2025 của Bộ Giao thông vận tải được yêu cầu thế nào?
Mục tiêu chung của việc cải cách thủ tục hành chính trong Kế hoạch cải cách hành chính giai đoạn 2021 - 2025 của Bộ Giao thông vận tải là gì?
Căn cứ theo tiểu mục 1 Mục 1 Kế hoạch cải cách hành chính giai đoạn 2021 - 2025 của Bộ Giao thông vận tải ban hành kèm theo Quyết định 2043/QĐ-BGTVT năm 2021 quy định mục tiêu chung của việc cải cách thủ tục hành chính là:
- Tiếp tục đơn giản hóa, cắt giảm các thủ tục hành chính trong lĩnh vực giao thông vận tải liên quan đến người dân, doanh nghiệp; hoạt động kinh doanh trong lĩnh vực giao thông vận tải; thủ tục hành chính giữa Bộ Giao thông vận tải với các cơ quan hành chính nhà nước khác và thủ tục hành chính trong nội bộ Bộ Giao thông vận tải, nâng cao chất lượng môi trường đầu tư kinh doanh, bảo đảm cạnh tranh lành mạnh, bình đẳng, minh bạch.
- Đổi mới và nâng cao hiệu quả thực hiện cơ chế một cửa, một cửa liên thông trong giải quyết thủ tục hành chính trong lĩnh vực giao thông vận tải. Đẩy mạnh thực hiện thủ tục hành chính trên môi trường điện tử để người dân, doanh nghiệp có thể thực hiện dịch vụ mọi lúc, mọi nơi, trên các phương tiện khác nhau.
- Nâng cao sự hài lòng của người dân, doanh nghiệp về giải quyết thủ tục hành chính trong lĩnh vực giao thông vận tải.
Kế hoạch cải cách hành chính giai đoạn 2021 - 2025 của Bộ Giao thông vận tải hướng tới cải cách thủ tục hành chính thế nào? (Hình từ Internet)
Mục tiêu cụ thể của việc cải cách thủ tục hành chính trong Kế hoạch cải cách hành chính giai đoạn 2021 - 2025 của Bộ Giao thông vận tải là gì?
Tại tiểu mục 2 Mục I Kế hoạch cải cách hành chính giai đoạn 2021 - 2025 của Bộ Giao thông vận tải ban hành kèm theo Quyết định 2043/QĐ-BGTVT năm 2021 thì mục tiêu cụ thể của việc cải cách thủ tục hành chính được nêu như sau:
- Tiếp tục đơn giản hóa, cắt giảm các thủ tục hành chính trong lĩnh vực giao thông vận tải.
Đặc biệt chú trọng cắt giảm, đơn giản hóa tối thiểu 20% số quy định và cắt giảm tối thiểu 20% chi phí tuân thủ quy định liên quan đến hoạt động kinh doanh tại các văn bản quy phạm pháp luật trong lĩnh vực giao thông vận tải đang có hiệu lực thi hành tính đến hết ngày 31/5/2020.
- Hoàn thành việc đổi mới thực hiện cơ chế một cửa, một cửa liên thông trong giải quyết thủ tục hành chính của Bộ Giao thông vận tải theo hướng nâng cao chất lượng phục vụ, không theo địa giới hành chính, tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin, giảm thời gian đi lại, chi phí xã hội và tạo thuận lợi cho người dân, doanh nghiệp.
- Tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin trong thực hiện, giải quyết thủ tục hành chính, tiếp tục đẩy nhanh lộ trình cung cấp dịch vụ công trực tuyến, đảm bảo:
(1) Tối thiểu 80% hồ sơ giải quyết thủ tục hành chính được luân chuyển trong nội bộ Bộ giữa các cơ quan có thẩm quyền giải quyết hoặc các cơ quan có liên quan được thực hiện bằng phương thức điện tử.
(2) Tối thiểu 80% thủ tục hành chính thuộc thẩm quyền giải quyết của Bộ Giao thông vận tải có yêu cầu nghĩa vụ tài chính, được triển khai thanh toán trực tuyến, trong số đó, tỷ lệ giao dịch thanh toán trực tuyến đạt từ 30% trở lên.
(3) Tối thiểu 80% thủ tục hành chính thuộc thẩm quyền giải quyết của Bộ Giao thông vận tải có đủ điều kiện, được cung cấp trực tuyến mức độ 3 và 4.
Trong số đó, ít nhất 80% thủ tục hành chính được tích hợp, cung cấp trên Cổng Dịch vụ công quốc gia. Tỷ lệ hồ sơ giải quyết trực tuyến mức độ 3 và 4 trên tổng số hồ sơ đạt tối thiểu 50%.
(4) 80% người dân, doanh nghiệp khi thực hiện thủ tục hành chính thuộc thẩm quyền giải quyết của Bộ Giao thông vận tải không phải cung cấp lại các thông tin, giấy tờ, tài liệu đã được chấp nhận khi thực hiện thành công thủ tục hành chính trước đó, mà các cơ quan giải quyết thủ tục hành chính đang quản lý, hoặc thông tin, giấy tờ, tài liệu đã được cơ quan nhà nước kết nối, chia sẻ.
- Năm 2021, số hóa kết quả giải quyết thủ tục hành chính thuộc thẩm quyền giải quyết của Bộ Giao thông vận tải đang còn hiệu lực và có giá trị sử dụng đạt tỷ lệ tối thiểu 40%;
Giai đoạn 2022 - 2025, mỗi năm tăng tối thiểu 20% cho đến khi đạt tỷ lệ 100% để đảm bảo việc kết nối, chia sẻ dữ liệu trong giải quyết thủ tục hành chính trên môi trường điện tử.
- 90% thủ tục hành chính giữa Bộ với các cơ quan hành chính nhà nước khác và thủ tục hành chính trong nội bộ Bộ được công bố, công khai và cập nhật kịp thời.
- Mức độ hài lòng của người dân, doanh nghiệp về giải quyết thủ tục hành chính và sự phục vụ của cơ quan hành chính nhà nước trong lĩnh vực giao thông vận tải đạt tối thiểu 90%.
Kế hoạch cải cách hành chính giai đoạn 2021 - 2025 của Bộ Giao thông vận tải được yêu cầu thế nào?
Tại Mục II Kế hoạch cải cách hành chính giai đoạn 2021 - 2025 của Bộ Giao thông vận tải ban hành kèm theo Quyết định 2043/QĐ-BGTVT năm 2021 có nêu các yêu cầu như sau:
(1) Nâng cao chất lượng toàn diện đối với công tác cải cách hành chính tại các cơ quan, đơn vị trực thuộc Bộ Giao thông vận tải, bao gồm: Cải cách thể chế; Cải cách thủ tục hành chính; Cải cách tổ chức bộ máy hành chính nhà nước; Cải cách chế độ công vụ; Cải cách tài chính công; Xây dựng và phát triển Chính phủ điện tử, Chính phủ số.
(2) Gắn kết chặt chẽ công tác cải cách hành chính với các nhiệm vụ quản lý nhà nước; xác định rõ trách nhiệm người đứng đầu trong công tác cải cách hành chính.
(3) Nâng cao năng lực, kỹ năng làm việc đối với công chức, viên chức; nâng cao đạo đức công vụ công chức, đạo đức nghề nghiệp đối với viên chức.
(4) Kế thừa và phát huy những kết quả đạt được, những bài học kinh nghiệm trong công tác cải cách hành chính giai đoạn 2011 - 2020.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Điều kiện an toàn về phòng cháy và chữa cháy đối với hộ gia đình được quy định như thế nào?
- Nguồn lực cho phòng thủ dân sự được quy định thế nào? Sử dụng nguồn lực cho phòng thủ dân sự không đúng mục đích là hành vi vi phạm pháp luật?
- Giá gói thầu xây dựng bao gồm chi phí nào? Dự án đã được phê duyệt dự toán xây dựng công trình thì xác định dự toán gói thầu trên cơ sở nào?
- Mẫu biên bản kiểm tra hiện trạng hư hỏng trang thiết bị trong lĩnh vực giáo dục mới nhất theo quy định?
- Chủ sở hữu công ty TNHH 1 thành viên là cá nhân có được thu hồi toàn bộ giá trị tài sản của công ty sau khi công ty hoàn thành giải thể?