In sách lậu là gì? Người in sách lậu không có sự cho phép của chủ sở hữu thì bị xử phạt vi phạm hành chính như thế nào?
In sách lậu là gì?
Hiện nay pháp luật không có quy định về in sách lậu là gì.
Theo quy định tại điểm c khoản 2 Điều 10 Luật Xuất bản 2012 và Điều 9 Nghị định 60/2014/NĐ-CP, được bổ sung bởi điểm c khoản 2 Điều 1 Nghị định 72/2022/NĐ-CP thì có thể hiểu in sách lậu là một hành vi bị nghiệm cấm trong pháp luật, được thực hiện theo các hình thức sau:
- In những xuất bản không được phép lưu hành tại Việt Nam.
- In xuất bản phẩm trong khi chưa có giấy phép hoạt động in.
- In xuất bản phẩm nhưng chưa được sự cho phép của chủ sở hữu quyền tác giả hoặc chủ thể có quyền tác giả.
- Lợi dụng hoạt động chế bản, in, gia công sau in, photocopy để in trái phép xuất bản phẩm.
In sách lậu (Hình từ Internet)
Người in sách lậu không có sự cho phép của chủ sở hữu thì bị xử phạt vi phạm hành chính như thế nào?
Người in sách lậu không có sự cho phép của chủ sở hữu thì bị xử phạt vi phạm hành chính theo quy định tại Điều 18 Nghị định 131/2013/NĐ-CP, khoản 2 Điều 3 Nghị định 28/2017/NĐ-CP như sau:
Hành vi xâm phạm quyền sao chép tác phẩm
1. Phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 35.000.000 đồng đối với hành vi sao chép tác phẩm mà không được phép của chủ sở hữu quyền tác giả.
2. Biện pháp khắc phục hậu quả:
Buộc dỡ bỏ bản sao tác phẩm vi phạm dưới hình thức điện tử, trên môi trường mạng và kỹ thuật số hoặc buộc tiêu hủy tang vật vi phạm đối với hành vi quy định tại Khoản 1 Điều này.
Theo đó tại khoản 2 Điều 2 Nghị định 131/2013/NĐ-CP như sau:
Quy định khung phạt tiền, thẩm quyền phạt tiền đối với cá nhân, tổ chức
…
2. Khung phạt tiền quy định tại Chương II Nghị định này là khung phạt tiền áp dụng đối với cá nhân, trừ trường hợp quy định tại các khoản 1, 2, 3 và 4 Điều 5; Khoản 1 và Điểm b Khoản 2 Điều 7 Nghị định này. Đối với cùng một hành vi vi phạm, khung phạt tiền đối với tổ chức gấp 02 lần khung phạt tiền đối với cá nhân.
...
Như vậy, theo quy định trên thì người in sách lậu không có sự cho phép của chủ sở hữu thì có thể bị phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 35.000.000 đồng (đối với cá nhân) và 30.000.000 đồng đến 70.000.000 đồng (đối với tổ chức).
Ngoài ra, còn buộc phải bỏ bản sao tác phẩm vi phạm dưới hình thức điện tử, trên môi trường mạng và kỹ thuật số hoặc buộc tiêu hủy tang vật đối với hành vi vi phạm trên.
Thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính của người in sách lậu không có sự cho phép của chủ sở hữu là bao lâu?
Thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính của người in sách lậu không có sự cho phép của chủ sở hữu, thì theo quy định tại khoản 1 Điều 3a Chương I Nghị định 131/2013/NĐ-CP, được bổ sung bởi khoản 1 Điều 3 Nghị định 129/2021/NĐ-CP như sau:
Thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính
1. Thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính về quyền tác giả, quyền liên quan là 02 năm.
2. Thời điểm để tính thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính về quyền tác giả, quyền liên quan được quy định như sau:
a) Đối với hành vi vi phạm hành chính đang thực hiện quy định tại điểm a khoản 3 Điều này thì thời hiệu được tính từ thời điểm người có thẩm quyền thi hành công vụ phát hiện hành vi vi phạm;
b) Đối với hành vi vi phạm hành chính đã kết thúc quy định tại điểm b khoản 3 Điều này thì thời hiệu được tính từ thời điểm chấm dứt hành vi vi phạm;
c) Trường hợp xử phạt vi phạm hành chính đối với tổ chức, cá nhân do người có thẩm quyền lập biên bản vi phạm hành chính chuyển đến thì thời hiệu xử phạt được áp dụng theo quy định tại khoản 1 Điều này, điểm a và điểm b khoản này tính đến thời điểm ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính.
3. Hành vi vi phạm hành chính đang thực hiện và hành vi vi phạm hành chính đã kết thúc về quyền tác giả, quyền liên quan
a) Hành vi vi phạm hành chính về quyền tác giả, quyền liên quan đang thực hiện là hành vi có tính chất kéo dài, đã và đang diễn ra tại thời điểm cơ quan, người có thẩm quyền phát hiện, xử lý vi phạm và hành vi đó vẫn đang trực tiếp xâm hại đến trật tự quản lý nhà nước;
b) Hành vi vi phạm hành chính về quyền tác giả, quyền liên quan đã kết thúc là hành vi được thực hiện một lần hoặc nhiều lần và có căn cứ, thông tin chứng minh hành vi đã thực hiện xong trước thời điểm cơ quan, người có thẩm quyền phát hiện, xử lý vi phạm hành chính.
4. Trong thời hạn quy định tại khoản 1 Điều này, nếu tổ chức, cá nhân có hành vi vi phạm hành chính cố tình trốn tránh, cản trở việc xử phạt của cơ quan có thẩm quyền thì thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính được tính lại kể từ thời điểm chấm dứt hành vi trốn tránh, cản trở việc xử phạt.
Như vậy, theo quy định trên thì thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính của người in sách lậu không có sự cho phép của chủ sở hữu là 02 năm.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Tổng hợp cách tra cứu phạt nguội toàn quốc 2025 nhanh chóng? Cách kiểm tra phạt nguội online toàn quốc chi tiết thế nào?
- Bản tự đánh giá xếp loại hạnh kiểm của học sinh cuối kì 1 năm học 2024 2025? Viết bản tự xếp loại hạnh kiểm học sinh cuối kì 1?
- Quyền hưởng dụng là gì? Có được cho thuê quyền hưởng dụng không? Có được hưởng giá trị hoa lợi, lợi tức khi quyền hưởng dụng chấm dứt không?
- Mẫu biên bản thỏa thuận bảo đảm an toàn cho hộ liền kề khi xây dựng nhà ở mới nhất là mẫu nào? Tải về?
- Kế hoạch bảo trì công trình xây dựng là gì? Mẫu kế hoạch bảo trì công trình xây dựng hằng năm mới nhất?