Hủy đấu thầu vàng miếng là gì? Khi nào thì bị hủy đấu thầu vàng miếng với Ngân hàng Nhà nước?
Hủy phiên đấu thầu vàng miếng là gì? Khi nào thì bị hủy?
Căn cứ theo quy định tại Điều 10 Quy trình mua, bán vàng miếng của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam Ban hành theo Quyết định 563/QĐ-NHNN năm 2013, về hủy thầu như sau:
Hủy thầu
Trước thời điểm thông báo giá hoặc thông báo kết quả đấu thầu, nếu giá vàng biến động vượt quá mức biến động giá trong phương án mua, bán vàng miếng đã được phê duyệt, Sở Giao dịch hủy thầu và thông báo cho các tổ chức tín dụng, doanh nghiệp tham gia đấu thầu.
Theo đó, đấu thầu vàng miếng sẽ bị hủy thầu khi: Trước thời điểm thông báo giá hoặc thông báo kết quả đấu thầu, nếu giá vàng biến động vượt quá mức biến động giá trong phương án mua, bán vàng miếng đã được phê duyệt.
Sở Giao dịch hủy thầu và thông báo cho các tổ chức tín dụng, doanh nghiệp tham gia đấu thầu.
>>> Xem thêm: Đấu thầu vàng miếng được hiểu như thế nào?
>>> Xem thêm: Liệu giá vàng bán ra có rẻ hơn sau khi đấu thầu vàng miếng hay không?
>>> Xem thêm: Tại sao lại hủy đấu thầu vàng miếng?
Hủy đấu thầu vàng miếng là gì? Khi nào thì bị hủy đấu thầu vàng miếng với Ngân hàng Nhà nước? (Hình từ Internet)
Doanh nghiệp kinh doanh mua, bán vàng miếng muốn thiết lập quan hệ giao dịch để đấu thầu vàng miếng với Ngân hàng Nhà nước thì cần chuẩn bị giấy tờ gì?
Căn cứ theo quy định tại khoản 3 Điều 2 Thông tư 06/2013/TT-NHNN như sau:
3. “Mua, bán vàng miếng qua đấu thầu” là hình thức mua, bán trong đó Ngân hàng Nhà nước thực hiện đấu thầu để xác định đối tác, giá và khối lượng vàng miếng mua, bán.
Như vậy, theo quy định pháp luật nêu trên thì "Đấu thầu vàng miếng" là việc mua bán vàng miếng với Ngân hàng Nhà nước thông qua hình thức đấu thầu.
Bên cạnh đó, theo quy định tại Điều 3 Thông tư 06/2013/TT-NHNN, có cụm từ bị thay thế bởi điểm a khoản 7 Điều 2 Thông tư 12/2023/TT-NHNN và được sửa đổi bởi Điều 11 Thông tư 29/2015/TT-NHNN như sau:
Hồ sơ, thủ tục thiết lập quan hệ giao dịch mua, bán vàng miếng với Ngân hàng Nhà nước
1. Các tổ chức tín dụng, doanh nghiệp kinh doanh mua, bán vàng miếng có nhu cầu tham gia giao dịch mua, bán vàng miếng với Ngân hàng Nhà nước nộp trực tiếp hoặc gửi qua đường bưu điện 01 (một) bộ hồ sơ đăng ký thiết lập quan hệ giao dịch mua, bán vàng miếng đến Ngân hàng Nhà nước (Cục Quản lý dự trữ ngoại hối nhà nước). Hồ sơ bao gồm:
a) Đơn đăng ký thiết lập quan hệ giao dịch mua, bán vàng miếng với Ngân hàng Nhà nước (theo mẫu tại Phụ lục 1);
b. Bản sao được cấp từ sổ gốc hoặc bản sao có chứng thực hoặc bản sao kèm xuất trình bản chính để đối chiếu Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh. Trong trường hợp người nộp hồ sơ nộp bản sao kèm xuất trình bản chính để đối chiếu, người đối chiếu có trách nhiệm xác nhận tính chính xác của bản sao so với bản chính;
c) Văn bản đăng ký mẫu chữ ký của người đại diện giao dịch của tổ chức tín dụng, doanh nghiệp (theo mẫu tại Phụ lục 2);
d) Văn bản ủy quyền của tổ chức tín dụng, doanh nghiệp cho người đại diện giao dịch trong trường hợp người đại diện giao dịch là người đại diện theo ủy quyền.
2. Trong thời hạn 05 (năm) ngày làm việc kể từ ngày nhận được đủ hồ sơ hợp lệ, Ngân hàng Nhà nước (Cục Quản lý dự trữ ngoại hối nhà nước) thông báo cho tổ chức tín dụng, doanh nghiệp bằng văn bản xác nhận thiết lập quan hệ giao dịch mua bán vàng miếng với tổ chức tín dụng, doanh nghiệp (theo mẫu tại Phụ lục 3). Trường hợp từ chối thiết lập quan hệ giao dịch mua, bán vàng miếng, Ngân hàng Nhà nước (Cục Quản lý dự trữ ngoại hối nhà nước) thông báo bằng văn bản cho tổ chức tín dụng doanh nghiệp và nêu rõ lý do.
3. Trong trường hợp có thay đổi nội dung các tài liệu quy định tại điểm a, điểm b khoản 1 Điều này, trong thời hạn 5 (năm) ngày làm việc kể từ ngày có thay đổi, tổ chức tín dụng, doanh nghiệp phải thông báo bằng văn bản cho Ngân hàng Nhà nước (Cục Quản lý dự trữ ngoại hối nhà nước) kèm theo tài liệu liên quan.
Như vậy, doanh nghiệp kinh doanh mua, bán vàng miếng muốn thiết lập quan hệ giao dịch để đấu thầu vàng miếng với Ngân hàng Nhà nước thì cần chuẩn bị giấy tờ sau:
(1) Đơn đăng ký thiết lập quan hệ giao dịch mua, bán vàng miếng với Ngân hàng Nhà nước (theo mẫu tại Phụ lục 1); Tải về
(2) Bản sao được cấp từ sổ gốc hoặc bản sao có chứng thực hoặc bản sao kèm xuất trình bản chính để đối chiếu Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh. Trong trường hợp người nộp hồ sơ nộp bản sao kèm xuất trình bản chính để đối chiếu, người đối chiếu có trách nhiệm xác nhận tính chính xác của bản sao so với bản chính;
(3) Văn bản đăng ký mẫu chữ ký của người đại diện giao dịch của tổ chức tín dụng, doanh nghiệp (theo mẫu tại Phụ lục 2); Tải về.
(4) Văn bản ủy quyền của tổ chức tín dụng, doanh nghiệp cho người đại diện giao dịch trong trường hợp người đại diện giao dịch là người đại diện theo ủy quyền.
Sau khi hoàn thành đầy đủ hồ sơ thì các doanh nghiệp kinh doanh mua, bán vàng miếng nộp trực tiếp hoặc gửi qua đường bưu điện 01 (một) bộ hồ sơ đăng ký thiết lập quan hệ giao dịch mua, bán vàng miếng đến Ngân hàng Nhà nước (Cục Quản lý dự trữ ngoại hối nhà nước).
Quy trình đấu thầu vàng miếng mới nhất?
Căn cứ theo quy định tại khoản 2 Điều 12 Thông tư 06/2013/TT-NHNN, có cụm từ bị thay thế bởi điểm a khoản 7 Điều 2 Thông tư 12/2023/TT-NHNN về quy trình mua, bán vàng miếng của Ngân hàng Nhà nước như sau:
Quy trình mua, bán vàng miếng của Ngân hàng Nhà nước
...
2. Quy trình mua, bán vàng miếng qua hình thức đấu thầu giữa Ngân hàng Nhà nước với các tổ chức tín dụng, doanh nghiệp như sau:
a) Ngân hàng Nhà nước (Cục Quản lý dự trữ ngoại hối nhà nước) thông báo đấu thầu mua, bán vàng miếng;
b) Tổ chức tín dụng, doanh nghiệp đặt cọc;
c) Kiểm tra và thông báo tư cách dự thầu của tổ chức tín dụng, doanh nghiệp;
d) Ngân hàng Nhà nước (Cục Quản lý dự trữ ngoại hối nhà nước) thông báo giá mua, bán (đối với đấu thầu theo khối lượng) hoặc giá sàn và/hoặc giá trần (đối với đấu thầu theo giá);
e) Tổ chức tín dụng, doanh nghiệp nộp phiếu dự thầu mua, bán vàng miếng;
f) Ngân hàng Nhà nước xét thầu;
g) Ngân hàng Nhà nước thông báo hủy thầu (nếu có);
h) Ngân hàng Nhà nước (Cục Quản lý dự trữ ngoại hối nhà nước) công bố kết quả đấu thầu;
i) Xác nhận giao dịch;
j) Thanh toán tiền và giao, nhận vàng miếng;
k) Xử lý tiền đặt cọc.
3. Các nội dung quy định tại điểm a, b, c, d, e, f, g, h khoản 1 và điểm a, b, c, d, e, f, g, h, i khoản 2 Điều này thực hiện theo quy định tại Quy trình về mua, bán vàng miếng của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam do Thống đốc Ngân hàng Nhà nước ban hành.
Như vậy, theo quy định trên thì quy trình đấu thầu vàng miếng giữa Ngân hàng Nhà nước và các tổ chức tín dụng, doanh nghiệp sẽ thực hiện như sau:
Bước 1: Ngân hàng Nhà nước (Cục Quản lý dự trữ ngoại hối nhà nước) thông báo đấu thầu mua, bán vàng miếng;
Bước 2: Tổ chức tín dụng, doanh nghiệp đặt cọc;
Bước 3: Kiểm tra và thông báo tư cách dự thầu của tổ chức tín dụng, doanh nghiệp;
Bước 4: Ngân hàng Nhà nước (Cục Quản lý dự trữ ngoại hối nhà nước) thông báo giá mua, bán (đối với đấu thầu theo khối lượng) hoặc giá sàn và/hoặc giá trần (đối với đấu thầu theo giá);
Bước 5: Tổ chức tín dụng, doanh nghiệp nộp phiếu dự thầu mua, bán vàng miếng;
Bước 6: Ngân hàng Nhà nước xét thầu;
Bước 7: Ngân hàng Nhà nước thông báo hủy thầu (nếu có);
Bước 8: Ngân hàng Nhà nước (Cục Quản lý dự trữ ngoại hối nhà nước) công bố kết quả đấu thầu;
Bước 9: Xác nhận giao dịch;
Bước 10: Thanh toán tiền và giao, nhận vàng miếng;
Bước 11: Xử lý tiền đặt cọc.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Ở giai đoạn chuẩn bị dự án đầu tư xây dựng, dự án đầu tư được thể hiện thông qua những gì? Có bao nhiêu giai đoạn đầu tư xây dựng?
- Phân chia lợi nhuận từ tài sản chung không chia sau khi ly hôn như thế nào? Khi thỏa thuận chia tài sản chung thì có cần xét tới yếu tố lỗi làm cho hôn nhân bị đổ vỡ không?
- Ai được gặp phạm nhân? Tải về mẫu đơn xin gặp mặt phạm nhân mới nhất hiện nay? Trách nhiệm của người gặp?
- Giải quyết tranh chấp bằng trọng tài thương mại là phương thức giải quyết tranh chấp bắt buộc trước khi khởi kiện đúng không?
- Kế toán chi tiết là gì? Sổ kế toán có bao gồm sổ kế toán chi tiết theo quy định pháp luật về kế toán?