Hướng dẫn lập quy hoạch hạ tầng phòng cháy và chữa cháy tích hợp trong quy hoạch tỉnh thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050?
Đối tượng quy hoạch hạ tầng phòng cháy chữa cháy?
Về đối tượng quy hoạch hạ tầng phòng cháy chữa cháy thì tại Mục 1 Công văn 2397/BCA-PCCC&CNCH năm 2022 hướng dẫn lập quy hoạch hạ tầng phòng cháy chữa cháy tích hợp trong quy hoạch tỉnh thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 do Bộ Công an ban hành hướng dẫn cụ thể như sau:
Đối tượng quy hoạch hạ tầng phòng cháy và chữa cháy tích hợp trong quy hoạch cấp tỉnh, bao gồm:
- Mạng lưới trụ sở, doanh trại, công trình phục vụ phòng cháy và chữa cháy;
- Hệ thống cung cấp nước phục vụ phòng cháy và chữa cháy;
- Hệ thống giao thông phục vụ phòng cháy và chữa cháy;
- Hệ thống thông tin liên lạc phục vụ phòng cháy và chữa cháy.
Hướng dẫn lập quy hoạch hạ tầng phòng cháy và chữa cháy tích hợp trong quy hoạch tỉnh thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050?
Các nội dung liên quan đến hạ tầng phòng cháy chữa cháy cần tích hợp trong Báo cáo tổng hợp quy hoạch cấp tỉnh?
Về các nội dung liên quan đến hạ tầng phòng cháy chữa cháy cần tích hợp trong Báo cáo tổng hợp quy hoạch cấp tỉnh thì tại Mục 2 Công văn 2397/BCA-PCCC&CNCH năm 2022 hướng dẫn lập quy hoạch hạ tầng phòng cháy chữa cháy tích hợp trong quy hoạch tỉnh thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 do Bộ Công an ban hành hướng dẫn cụ thể như sau:
Để bảo đảm tính thống nhất, đồng bộ và tuân thủ quy định về nội dung lập quy hoạch quy định tại khoản 3 Điều 1 của Quyết định số 2231/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ, nội dung liên quan đến hạ tầng PCCC cần tích hợp trong Báo cáo tổng hợp quy hoạch cấp tỉnh cần có một số nội dung sau:
(1) Đánh giá hiện trạng hạ tầng phòng cháy và chữa cháy (bao gồm các nội dung về phân bố, sử dụng không gian) và tình hình triển khai các quy hoạch về phòng cháy và chữa cháy giai đoạn trước (nếu có).
(2) Dự báo xu thế phát triển, kịch bản phát triển hạ tầng phòng cháy và chữa cháy đáp ứng yêu cầu đòi hỏi phục vụ và bảo vệ công cuộc phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh, trật tự an toàn xã hội của địa phương.
(3) Xác định các quan điểm, mục tiêu phát triển hạ tầng phòng cháy và chữa cháy trong thời kỳ quy hoạch.
(4) Phương án phát triển hạ tầng phòng cháy và chữa cháy: bám sát 04 đối tượng quy hoạch đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt để xây dựng phương án phát triển, trong đó cần chú ý một số vấn đề sau:
- Đối với nội dung quy hoạch mạng lưới trụ sở, doanh trại, công trình phục vụ phòng cháy và chữa cháy, cần bố trí quỹ đất trong giai đoạn 2021-2030 đảm bảo mỗi quận, huyện có tối thiểu 01 đội chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ; đồng thời đảm bảo bố trí địa điểm đất xây dựng tại trung tâm các huyện, thành phố, các cụm công nghiệp, địa bàn trọng điểm nguy hiểm cháy nổ thuận tiện về giao thông, nguồn nước, thông tin liên lạc;
- Quy hoạch hệ thống cung cấp nước phục vụ cho công tác PCCC theo:
(1) Quy chuẩn Việt Nam QCVN 01:2021/BXD ban hành kèm theo. Thông tư 01/2021/TT-BXD ngày 19/5/2021 của Bộ Xây dựng về ban hành Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về quy hoạch xây dựng;
(2) Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về các công trình hạ tầng kỹ thuật số QCVN 07:2016/BXD;
(3) Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về An toàn cháy cho nhà và công trình số 06:2021/BXD;
(4) Tiêu chuẩn thiết kế về Cấp nước- Mạng lưới đường ống và công trình số 33:2006 và
(5) Thông tư liên tịch số 04/TTLT/BXD-BCA ngày 10/4/2009 giữa Bộ Xây dựng và Bộ Công an về hướng dẫn thực hiện việc cấp nước phòng cháy, chữa cháy tại đô thị và khu công nghiệp;
- Quy hoạch hệ thống thông tin liên lạc phục vụ phòng cháy và chữa cháy tuân thủ theo quy định của Luật Viễn thông, Luật Tần số vô tuyến điện và Nghị định số 136/2020/NĐ-CP ngày 24/11/2020 của Chính phủ (Điều 5) và Thông tư 149/2020/TT-BCA ngày 31/12/2020 của Bộ Công an (Điều 11, Điều 12).
(5) Xây dựng danh mục Dự án cụ thể ưu tiên đầu tư cho công tác phát triển hạ tầng phòng cháy và chữa cháy trong giai đoạn quy hoạch.
(6) Nghiên cứu xây dựng Bản đồ phương án phát triển hạ tầng phòng cháy và chữa cháy theo quy định tại mục IX Phụ lục I Nghị định 37/2019/NĐ-CP của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Quy hoạch.
Đảm bảo tính thống nhất giữa quy hoạch tỉnh và quy hoạch ngành quốc gia về phòng cháy chữa cháy?
Tại Mục 3 Công văn 2397/BCA-PCCC&CNCH năm 2022 hướng dẫn lập quy hoạch hạ tầng phòng cháy chữa cháy tích hợp trong quy hoạch tỉnh thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 do Bộ Công an ban hành hướng dẫn đảm bảo tính thống nhất giữa quy hoạch tỉnh và quy hoạch ngành quốc gia về phòng cháy chữa cháy cụ thể như sau:
Để đảm bảo tính thống nhất giữa quy hoạch tỉnh và quy hoạch ngành quốc gia theo quy định tại điểm 3 Điều 6 Luật Quy hoạch và đẩy nhanh tiến độ lập các quy hoạch thời kỳ 2021 - 2030 theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, Bộ Công an đề nghị Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương:
- Phối hợp, cung cấp số liệu về hiện trạng và nhu cầu sử dụng đất trong lĩnh vực hạ tầng PCCC trong giai đoạn 2021 - 2030 (trong đó phân định rõ: đất an ninh, đất quốc phòng, đất khu công nghiệp, đất phát triển hạ tầng,...) cho Bộ Công an (qua Cục Cảnh sát PCCC và CNCH) trước ngày 01/8/2022.
- Chỉ đạo Cơ quan lập quy hoạch gửi Báo cáo phương án phát triển hạ tầng PCCC tỉnh (thành phố) thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến 2050 về Cục Cảnh sát PCCC và CNCH (cơ quan lập quy hoạch hạ tầng PCCC quốc gia) trước ngày 15/8/2022.
Trên đây là một số thông tin chúng tôi cung cấp gửi tới bạn. Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Chế độ cử tuyển là gì? Người học theo chế độ cử tuyển có trách nhiệm như thế nào khi tốt nghiệp?
- Rối loạn lưỡng cực là gì? Nguyên nhân gây rối loạn lượng cực? Rối loạn lượng cực có tái phát không?
- Trường cao đẳng sư phạm trung ương trực thuộc cơ quan nào? Nội dung quy chế tổ chức của trường cao đẳng sư phạm trung ương?
- Tranh chấp hợp đồng dân sự là gì? Những tranh chấp về dân sự thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án bao gồm tranh chấp hợp đồng dân sự?
- Quy chế tổ chức và hoạt động của trường cao đẳng sư phạm phải được lấy ý kiến rộng rãi từ những ai?