Hướng dẫn cách dự thi Cuộc thi trực tuyến Nghị quyết Đại hội Công đoàn và hành động của đoàn viên, người lao động?
- Hướng dẫn cách dự thi Cuộc thi trực tuyến Nghị quyết Đại hội Công đoàn và hành động của đoàn viên, người lao động?
- Mục tiêu tổng quát thực hiện Nghị quyết Đại hội Công đoàn Việt Nam lần thứ XIII là gì?
- Điều nào trong Hiến pháp năm 2013 quy định riêng về tổ chức và hoạt động của tổ chức Công đoàn Việt Nam?
Hướng dẫn cách dự thi Cuộc thi trực tuyến Nghị quyết Đại hội Công đoàn và hành động của đoàn viên, người lao động?
>> Xem thêm: Nghị quyết đại hội công đoàn Việt Nam lần thứ XIII nêu ra chỉ tiêu phấn đấu hằng năm nhiệm kỳ 2023-2028 thế nào?
Theo đó, để dự thi Cuộc thi trực tuyến Nghị quyết Đại hội Công đoàn và hành động của đoàn viên, người lao động (Thi trắc nghiệm) thực hiện theo các bước như sau:
Bước 1: Chọn một trong các hình thức sau để truy cập Cổng dự thi:
- Nhấp vào link: https://tracnghiemdh13.congdoanvietnam.org
- Tại Cổng thông tin điện tử Công đoàn Việt Nam http://www.congdoan.vn/home chọn biểu tượng cuộc thi để chuyển đến đường dẫn cuộc thi.
- Người dự thi có thể quét Mã QR code bằng camera (trên IOS) hoặc vào phần quét mã QR trên ứng dụng Zalo (trên android) để tham gia cuộc thi.
Bước 2: Tra cứu, tìm hiểu thể lệ cuộc thi, nội dung thi.
Bước 3: Vào thi:
- Đăng nhập vào link Cổng dự thi.
- Nhập thông tin cá nhân (nhằm mục đích thống kê đối tượng tham gia).
- Tích chọn nơi công tác: Phần mềm được cài đặt sẵn danh sách tên 63 LĐLĐ tỉnh, thành phố, 19 Công đoàn ngành Trung ương và tương đương, công đoàn cấp trên trực tiếp cơ sở để người dự thi tự chọn. Mục đích là thống kê số lượng người dự thi theo đơn vị công đoàn để đánh giá mức độ tham gia của các đơn vị.
Bước 4: Trả lời lần lượt 20 câu hỏi trắc nghiệm xuất hiện trên màn hình, mỗi câu có từ 3-4 phương án trả lời, trong đó có 01 phương án đúng. Thời gian làm bài trong vòng 15 phút. Mỗi câu trả lời đúng tương đương 01 điểm. Tổng điểm tối đa mỗi lần thi là 20 điểm.
Bước 5: Gửi kết quả, phần mềm sẽ tự động cho người dự thi biết kết quả của mình (số điểm đạt được phần thi trắc nghiệm, số thời gian trả lời câu hỏi, vị trí của mình trên tổng số người đã dự thi đến thời điểm hoàn thành bài thi).
Sau đó, màn hình sẽ hiện dòng chữ “Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam cảm ơn bạn đã tham gia cuộc thi, hẹn gặp lại ở tuần thi tiếp theo”.
Lưu ý:
- Mỗi người dự thi được tham gia tối đa 02 lần thi/đợt (tương đương với 02 lần thi/1 tuần). Khi người dự thi tham gia quá số lần thi quy định, hệ thống sẽ tự động thông báo “Bạn đã hết lượt tham dự”. Người dự thi phải đợi đến tuần kế tiếp mới có thể tiếp tục dự thi.
- Sau mỗi tuần thi, Ban Tổ chức cuộc thi sẽ tổng hợp danh sách người dự thi đạt giải theo tuần.
- Cán bộ, công chức Ban Tuyên giáo Tổng LĐLĐ Việt Nam và thành viên Ban Giám khảo, tổ giúp việc, nhóm tư vấn không được tham gia thi.
Cuộc thi trực tuyến Nghị quyết Đại hội Công đoàn và hành động của đoàn viên, người lao động có 3 đợt thi, mỗi đợt tương đương 1 tuần gồm có như sau:
- Tuần 1: Từ 08h ngày 10/5 đến 23h ngày 17/5/2024.
- Tuần 2: Từ 08h ngày 18/5 đến 23h ngày 25/5/2024.
- Tuần 3: Từ 08h ngày 26/5 đến 23h ngày 02/6/2024.
Hướng dẫn cách dự thi Cuộc thi trực tuyến Nghị quyết Đại hội Công đoàn và hành động của đoàn viên, người lao động? (Hình từ internet)
Mục tiêu tổng quát thực hiện Nghị quyết Đại hội Công đoàn Việt Nam lần thứ XIII là gì?
Căn cứ tại tiểu mục 2.1 Mục 2 Nghị quyết Đại hội Công đoàn Việt Nam lần thứ XIII tại đây, đưa ra mục tiêu tổng quát thực hiện Nghị quyết như sau:
- Đổi mới tổ chức và hoạt động công đoàn, xây dựng Công đoàn Việt Nam vững mạnh toàn diện, tập trung thực hiện tốt chức năng, nhiệm vụ, đáp ứng yêu cầu của tình hình mới, trọng tâm là đại diện, chăm lo, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của đoàn viên, người lao động; tích cực, chủ động tham gia quản lý nhà nước, quản lý kinh tế - xã hội.
- Hoàn thành mô hình tổ chức, thu hút, tập hợp đông đảo người lao động tham gia công đoàn; xây dựng đội ngũ cán bộ công đoàn có trí tuệ, bản lĩnh, tâm huyết, trách nhiệm, uy tín và phương pháp công tác tốt.
Đổi mới, tăng cường công tác tuyên truyền, vận động, nâng cao bản lĩnh chính trị, trình độ học vấn, kỹ năng nghề nghiệp, tác phong công nghiệp, kỷ luật lao động, ý thức pháp luật của đoàn viên, người lao động; xây dựng giai cấp công nhân hiện đại, lớn mạnh, góp phần hiện thực hóa khát vọng phát triển đất nước phồn vinh, hạnh phúc.
- Đến cuối nhiệm kỳ, hướng đến kỷ niệm 100 năm Ngày thành lập, Công đoàn Việt Nam vững mạnh toàn diện, là chỗ dựa tin cậy của người lao động, là cơ sở chính trị - xã hội vững chắc của Đảng và Nhà nước ta.
Điều nào trong Hiến pháp năm 2013 quy định riêng về tổ chức và hoạt động của tổ chức Công đoàn Việt Nam?
Căn cứ theo quy định tại Điều 10 Hiến pháp năm 2013 có quy định như sau:
Điều 10.
Công đoàn Việt Nam là tổ chức chính trị - xã hội của giai cấp công nhân và của người lao động được thành lập trên cơ sở tự nguyện, đại diện cho người lao động, chăm lo và bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của người lao động; tham gia quản lý nhà nước, quản lý kinh tế - xã hội; tham gia kiểm tra, thanh tra, giám sát hoạt động của cơ quan nhà nước, tổ chức, đơn vị, doanh nghiệp về những vấn đề liên quan đến quyền, nghĩa vụ của người lao động; tuyên truyền, vận động người lao động học tập, nâng cao trình độ, kỹ năng nghề nghiệp, chấp hành pháp luật, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
Theo đó, trong Hiến pháp năm 2013 quy định riêng về tổ chức và hoạt động của tổ chức Công đoàn Việt Nam là Điều 10 như trên.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Thuế suất chuyển nhượng bất động sản? Các trường hợp áp dụng thuế suất thuế TNCN đối với chuyển nhượng bất động sản?
- Bài tập Tết môn Tiếng Việt lớp 2 năm 2025? Tải trọn bộ bài tập Tết môn Tiếng Việt lớp 2 năm 2025?
- Cách tổ chức lễ mừng thọ người cao tuổi Xuân Ất Tỵ? Hướng dẫn tổ chức lễ mừng thọ người cao tuổi theo Thông tư 06?
- Bài phát biểu trong lễ mừng thọ của con cháu? Hướng dẫn Trang trí lễ mừng thọ theo Thông tư 06?
- Dự phòng bảo hành công trình xây dựng là gì? Tải về giấy đề nghị thanh toán tiền bảo hành công trình xây dựng?