Số lượng đại biểu chính thức dự đại hội công đoàn tỉnh là bao nhiêu? Điều kiện, tiêu chuẩn đại biểu chính thức dự đại hội?
Số lượng đại biểu chính thức dự đại hội công đoàn tỉnh là bao nhiêu?
Căn cứ vào tiểu mục 6.5 Mục 6 Hướng dẫn 03/HD-TLĐ năm 2020 có quy định như sau:
Đại hội công đoàn các cấp theo Điều 8
...
6.5. Số lượng đại biểu chính thức dự đại hội
Số lượng đại biểu chính thức dự đại hội công đoàn các cấp do ban chấp hành công đoàn cấp triệu tập quyết định căn cứ vào số lượng đoàn viên, số lượng công đoàn cơ sở, nghiệp đoàn cơ sở và điều kiện cụ thể của đơn vị, như sau:
a. Đại hội đại biểu công đoàn cơ sở, nghiệp đoàn cơ sở được triệu tập không quá 150 đại biểu; công đoàn cơ sở, nghiệp đoàn cơ sở có từ 5.000 đoàn viên trở lên không quá 200 đại biểu (trừ công đoàn cơ sở, nghiệp đoàn cơ sở được phép tổ chức đại hội toàn thể theo quy định tại điểm b, mục 6.4 của Hướng dẫn này).
b. Đại hội công đoàn cấp trên trực tiếp cơ sở không quá 200 đại biểu. Nơi có trên 80.000 đoàn viên hoặc quản lý trực tiếp trên 300 công đoàn cơ sở, có thể tăng thêm nhưng không quá 300 đại biểu.
c. Đại hội công đoàn tỉnh, thành phố, công đoàn ngành trung ương
- Có dưới 80.000 đoàn viên: Không quá 250 đại biểu.
- Có từ 80.000 đoàn viên đến dưới 100.000 đoàn viên: Không quá 300 đại biểu.
- Có từ 100.000 đoàn viên đến 300.000 đoàn viên: Không quá 400 đại biểu.
- Trên 300.000 đoàn viên: Không quá 500 đại biểu.
d. Đại hội công đoàn tổng công ty trực thuộc Tổng Liên đoàn: Không quá 300 đại biểu.
đ. Số lượng đại biểu triệu tập dự Đại hội Công đoàn Việt Nam do Ban Chấp hành Tổng Liên đoàn quyết định.
Như vậy, căn cứ theo quy định trên thì số lượng đại biểu chính thức dự đại hội công đoàn tỉnh như sau:
- Nơi có dưới 80.000 đoàn viên: Không quá 250 đại biểu.
- Nơi có từ 80.000 đoàn viên đến dưới 100.000 đoàn viên: Không quá 300 đại biểu.
- Nơi có từ 100.000 đoàn viên đến 300.000 đoàn viên: Không quá 400 đại biểu.
- Nơi có trên 300.000 đoàn viên: Không quá 500 đại biểu.
Số lượng đại biểu chính thức dự đại hội công đoàn tỉnh là bao nhiêu? Điều kiện, tiêu chuẩn đại biểu chính thức dự đại hội? (Hình từ Internet)
Điều kiện, tiêu chuẩn đại biểu chính thức dự đại hội công đoàn tỉnh là gì?
Điều kiện, tiêu chuẩn đại biểu chính thức dự đại hội công đoàn tỉnh được quy định tại tiểu mục 6.6 Mục 6 Hướng dẫn 03/HD-TLĐ năm 2020 như sau:
(1) Phải là đoàn viên công đoàn, đang tham gia sinh hoạt trong tổ chức cơ sở của Công đoàn Việt Nam.
(2) Ủy viên ban chấp hành đương nhiệm trong nhiệm kỳ có tham dự trên 50% số kỳ họp, kể từ khi được bầu vào ban chấp hành công đoàn cùng cấp.
(3) Người không bị bác tư cách đại biểu theo quy định tại khoản 4 Điều 8 Điều lệ Công đoàn Việt Nam (khóa XII) ban hành kèm theo Quyết định 174/QĐ-TLĐ năm 2020.
(4) Người được giới thiệu để bầu cử hoặc chỉ định là đại biểu chính thức dự đại hội, hội nghị đại biểu công đoàn cấp trên, phải có thêm các điều kiện, tiêu chuẩn sau:
- Có điều kiện, khả năng tham gia xây dựng nghị quyết đại hội, hội nghị công đoàn cấp trên và truyền đạt, triển khai thực hiện nghị quyết đại hội, hội nghị công đoàn cấp trên ở công đoàn cùng cấp và cấp dưới.
- Được chỉ định hoặc được đại hội, hội nghị công đoàn cấp dưới bầu theo đúng quy định của Điều lệ Công đoàn Việt Nam.
(5) Một số trường hợp thay đổi đại biểu:
- Việc chuyển đại biểu dự khuyết thành đại biểu chính thức do ban chấp hành công đoàn cấp triệu tập đại hội, hội nghị quyết định khi có đề nghị của công đoàn cấp dưới.
- Trường hợp đã bầu đại biểu, nhưng có quyết định chia tách công đoàn cấp đó thành một số công đoàn mới, thì công đoàn cấp triệu tập đại hội có thể quyết định cho bầu bổ sung đại biểu ở công đoàn mới chia tách chưa có đại biểu (nếu số lượng đại biểu chưa đạt mức tối đa theo quy định).
- Trường hợp đã bầu đại biểu, nhưng do yêu cầu chia, tách, công đoàn đó được về trực thuộc công đoàn cấp trên mới, nếu công đoàn cấp trên mới chưa tiến hành đại hội thì có trách nhiệm triệu tập số đại biểu của công đoàn mới chuyển về và được tăng đại biểu triệu tập so với kế hoạch.
- Trường hợp đã bầu đại biểu, nhưng có quyết định giải thể công đoàn cấp đó, thì các đại biểu được bầu không còn là đại biểu chính thức đi dự đại hội công đoàn cấp trên.
- Các trường hợp thay đổi đại biểu chính thức dự đại hội, hội nghị phải được thể hiện trong báo cáo của ban thẩm tra tư cách đại biểu đại hội.
Có mấy hình thức tổ chức đại hội công đoàn?
Căn cứ vào khoản 3 Điều 8 Điều lệ Công đoàn Việt Nam (khóa XII) ban hành kèm theo Quyết định 174/QĐ-TLĐ năm 2020 có quy định như sau:
Đại hội công đoàn các cấp
1. Đại hội công đoàn các cấp có nhiệm vụ:
a. Tổng kết tình hình thực hiện nghị quyết đại hội công đoàn nhiệm kỳ qua; quyết định phương hướng, nhiệm vụ nhiệm kỳ tới.
b. Thảo luận, đóng góp ý kiến văn kiện của đại hội công đoàn cấp trên.
c. Bầu cử ban chấp hành công đoàn và bầu cử đại biểu đi dự đại hội công đoàn cấp trên.
d. Thông qua Điều lệ Công đoàn Việt Nam (đối với Đại hội Công đoàn Việt Nam).
2. Đại hội công đoàn các cấp được tổ chức theo nhiệm kỳ 5 năm 1 lần. Trường hợp khi có đề nghị bằng văn bản của công đoàn cấp dưới, công đoàn cấp trên được điều chỉnh nhiệm kỳ đại hội của công đoàn cấp dưới cho phù hợp với nhiệm kỳ đại hội công đoàn cấp trên nhưng không vượt quá 30 tháng. Đại hội Công đoàn Việt Nam do Ban Chấp hành Tổng Liên đoàn quyết định.
3. Đại hội công đoàn có hai hình thức: Đại hội đại biểu và đại hội toàn thể đoàn viên.
...
Như vậy, đại hội công đoàn được tổ chức theo 02 hình thức bao gồm:
- Đại hội đại biểu;
- Đại hội toàn thể đoàn viên.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Chứng khoán cơ cấu có bao gồm chứng khoán phái sinh? Thành viên có được vay chứng khoán cơ cấu để hoán đổi lấy các lô chứng chỉ quỹ ETF?
- Tải file mẫu biên bản cuộc họp về việc chấm dứt hợp đồng lao động mới nhất? Trách nhiệm khi chấm dứt hợp đồng lao động?
- Không nộp tiền thuế tại cơ quan thuế nơi nộp hồ sơ khai thuế thì nộp tiền thuế ở đâu? Xác định ngày đã nộp thuế?
- Hình thức bầu cử biểu quyết giơ tay trong Đảng Cộng sản Việt Nam được thực hiện trong trường hợp nào?
- Công dân có được phép sử dụng tạm thời lòng đường vỉa hè để tổ chức đám tang đám cưới hay không?