Hợp nhất, sáp nhập công ty đầu tư chứng khoán thì có cần phải xây dựng phương án hợp nhất, sáp nhập hay không?
Hợp nhất, sáp nhập công ty đầu tư chứng khoán thì có cần phải xây dựng phương án hợp nhất, sáp nhập hay không?
Căn cứ tại Điều 266 Nghị định 155/2020/NĐ-CP quy định hồ sơ đề nghị chấp thuận hợp nhất, sáp nhập công ty đầu tư chứng khoán gồm có:
- Giấy đề nghị theo Mẫu số 94 Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định 155/2020/NĐ-CP.
- Biên bản, nghị quyết của Đại hội đồng cổ đông các công ty liên quan thông qua phương án hợp nhất, sáp nhập và hợp đồng hợp nhất, sáp nhập.
- Phương án hợp nhất, sáp nhập theo Mẫu số 95 Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định 155/2020/NĐ-CP.
- Hợp đồng hợp nhất, sáp nhập theo Mẫu số 96 Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này.
- Hợp đồng lưu ký, giám sát của công ty sau hợp nhất, sáp nhập.
- Điều lệ công ty hợp nhất, sáp nhập.
- Danh sách cổ đông, nhân sự của công ty sau hợp nhất, sáp nhập theo Mẫu số 105 Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định 155/2020/NĐ-CP.
- Báo cáo đánh giá của các ngân hàng giám sát, ngân hàng lưu ký về nguyên tắc xác định giá trị tài sản ròng, tỷ lệ hoán đổi cổ phiếu, tỷ lệ thanh toán tiền (nếu có) và các nội dung khác có liên quan.
- Danh sách các chủ nợ yêu cầu hoàn trả khoản vay và giá trị phải thanh toán cho chủ nợ; danh sách cổ đông yêu cầu mua lại cổ phiếu, số lượng cổ phiếu phải mua lại và giá trị phải thanh toán.
- Công văn của Sở giao dịch chứng khoán, Tổng công ty lưu ký và bù trừ chứng khoán Việt Nam chấp thuận hủy niêm yết, hủy đăng ký, lưu ký cổ phiếu của công ty bị hợp nhất, bị sáp nhập (nếu có).
- Bản gốc của các giấy phép thành lập và hoạt động của các công ty đầu tư chứng khoán bị hợp nhất, bị sáp nhập.
- Các tài liệu khác chứng minh đáp ứng điều kiện quy định tại Điều 261 Nghị định 155/2020/NĐ-CP.
Theo đó, phương án hợp nhất, sáp nhập là một trong những thành phần hồ sơ khi thực hiện thủ tục hợp nhất, sáp nhập công ty đầu tư chứng khoán. Do đó, muốn hợp nhất, sáp nhập công ty đầu tư chứng khoán thì bắt buộc phải xây dựng phương án hợp nhất, sáp nhập.
Hợp nhất, sáp nhập công ty đầu tư chứng khoán thì có cần phải xây dựng phương án hợp nhất, sáp nhập hay không? (Hình từ Internet)
Để được cấp giấy phép thành lập và hoạt động thì công ty đầu tư chứng khoán cần đáp ứng điều kiện về vốn như thế nào?
Căn cứ tại khoản 1 Điều 259 Nghị định 155/2020/NĐ-CP quy định như sau:
Điều kiện cấp giấy phép thành lập và hoạt động của công ty đầu tư chứng khoán
1. Điều kiện về vốn bao gồm:
a) Vốn điều lệ thực góp tối thiểu là 50 tỷ đồng. Công ty đầu tư chứng khoán đại chúng phải ủy thác vốn cho một công ty quản lý quỹ đầu tư chứng khoán quản lý. Công ty đầu tư chứng khoán riêng lẻ được tự quản lý vốn đầu tư hoặc ủy thác vốn cho một công ty quản lý quỹ đầu tư chứng khoán quản lý;
b) Toàn bộ tài sản công ty đầu tư chứng khoán đại chúng phải được lưu ký tại ngân hàng giám sát.
2. Điều kiện về trụ sở bao gồm: có trụ sở làm việc cho hoạt động đầu tư chứng khoán. Công ty đầu tư chứng khoán đại chúng, công ty đầu tư chứng khoán ủy thác vốn cho công ty quản lý quỹ đầu tư chứng khoán quản lý được sử dụng trụ sở của công ty quản lý quỹ đầu tư chứng khoán làm trụ sở chính.
3. Điều kiện về nhân sự bao gồm:
a) Công ty đầu tư chứng khoán đại chúng, công ty đầu tư chứng khoán ủy thác vốn cho công ty quản lý quỹ đầu tư chứng khoán quản lý không được tuyển dụng nhân sự và có Tổng giám đốc (Giám đốc), Phó Tổng giám đốc (Phó giám đốc) là người điều hành quỹ do công ty quản lý quỹ đầu tư chứng khoán chỉ định.
b) Công ty đầu tư chứng khoán riêng lẻ tự quản lý vốn có Tổng giám đốc (Giám đốc) đáp ứng tiêu chuẩn quy định tại khoản 5 Điều 75 Luật Chứng khoán và tối thiểu 02 nhân viên có chứng chỉ hành nghề phân tích tài chính hoặc chứng chỉ hành nghề quản lý quỹ.
4. Điều kiện về cổ đông bao gồm:
a) Công ty đầu tư chứng khoán đại chúng có tối thiểu 100 cổ đông không phải là nhà đầu tư chứng khoán chuyên nghiệp;
b) Công ty đầu tư chứng khoán riêng lẻ có tối đa 99 cổ đông. Trong đó, cổ đông là tổ chức phải góp tối thiểu là 03 tỷ đồng và cổ đông là cá nhân phải góp tối thiểu 01 tỷ đồng. Trường hợp tự quản lý, cổ đông trong nước phải là tổ chức do cơ quan quản lý chuyên ngành về chứng khoán, ngân hàng, bảo hiểm cấp phép thành lập hoặc là thành viên Hội đồng quản trị, Tổng giám đốc (Giám đốc), Phó Tổng giám đốc (Phó giám đốc) của công ty dự kiến thành lập.
5. Tối thiểu 2/3 số thành viên Hội đồng quản trị công ty đầu tư chứng khoán đại chúng phải độc lập với công ty quản lý quỹ đầu tư chứng khoán, ngân hàng giám sát.
6. Điều kiện góp vốn bằng tài sản: cổ đông được góp vốn bằng các loại chứng khoán đang niêm yết, đăng ký giao dịch tại Sở giao dịch chứng khoán theo quy định tại Điều lệ công ty đầu tư chứng khoán riêng lẻ và phải bảo đảm:
a) Chứng khoán dự kiến góp phải theo mục tiêu đầu tư, chính sách đầu tư của công ty; không bị hạn chế chuyển nhượng, bị đình chỉ, tạm ngừng giao dịch, hủy bỏ niêm yết; không đang bị cầm cố, thế chấp, ký quỹ, bị phong tỏa hoặc là tài sản bảo đảm trong các giao dịch tài sản bảo đảm khác theo quy định của pháp luật;
b) Việc góp vốn bằng chứng khoán phải được sự chấp thuận của tất cả các cổ đông và chỉ được coi là đã hoàn tất sau khi quyền sở hữu hợp pháp đối với chứng khoán góp vốn đã chuyển sang công ty đầu tư chứng khoán riêng lẻ;
c) Giá chứng khoán góp vốn do ngân hàng lưu ký xác định trên cơ sở giá cuối ngày tại ngày hoàn tất thủ tục chuyển quyền sở hữu tại Tổng công ty lưu ký và bù trừ chứng khoán Việt Nam và theo Điều lệ công ty đầu tư chứng khoán riêng lẻ.
Như vậy theo quy định trên để được cấp giấy phép thành lập và hoạt động của công ty đầu tư chứng khoán cần đáp ứng điều kiện về vốn như sau:
- Thứ nhất, vốn điều lệ thực góp tối thiểu là 50 tỷ đồng. Công ty đầu tư chứng khoán đại chúng phải ủy thác vốn cho một công ty quản lý quỹ đầu tư chứng khoán quản lý. Công ty đầu tư chứng khoán riêng lẻ được tự quản lý vốn đầu tư hoặc ủy thác vốn cho một công ty quản lý quỹ đầu tư chứng khoán quản lý.
- Thứ hai, toàn bộ tài sản công ty đầu tư chứng khoán đại chúng phải được lưu ký tại ngân hàng giám sát.
Điều kiện tăng, giảm vốn điều lệ công ty đầu tư chứng khoán là gì?
Căn cứ tại Điều 262 Nghị định 155/2020/NĐ-CP quy định điều kiện tăng, giảm vốn điều lệ công ty đầu tư chứng khoán như sau:
- Đầu tiên, được Đại hội đồng cổ đông thông qua việc giảm vốn, chào bán để tăng vốn; phương án chào bán để tăng vốn hoặc phương án giảm vốn.
- Thứ hai, trường hợp giảm vốn điều lệ, công ty phải bảo đảm vốn điều lệ sau khi điều chỉnh và giá trị tài sản ròng không thấp hơn 50 tỷ đồng.
- Thứ ba, trường hợp tăng vốn điều lệ thông qua việc phát hành cổ phiếu để tăng vốn cổ phần từ nguồn vốn chủ sở hữu, phát hành cổ phiếu để trả cổ tức, công ty phải có đủ nguồn tài chính từ thặng dư vốn cổ phần, lợi nhuận sau thuế chưa phân phối tại báo cáo tài chính kỳ gần nhất đã kiểm toán hoặc soát xét.
- Thứ tư, trường hợp tăng vốn bằng hình thức chào bán, phát hành, công ty phải tuân thủ các quy định về chào bán cổ phiếu ra công chúng (đối với công ty đầu tư chứng khoán đại chúng), chào bán riêng lẻ (đối với công ty đầu tư chứng khoán riêng lẻ) và phát hành cho cổ đông hiện hữu.
- Cuối cùng, có tối đa 99 cổ đông, trong đó, cổ đông là tổ chức phải góp tối thiểu là 03 tỷ đồng và cổ đông là cá nhân phải góp tối thiểu 01 tỷ đồng đối với công ty đầu tư chứng khoán riêng lẻ.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Công văn 31 về thực hiện Nghị định 178 năm 2024 giảm tối thiểu 20% công chức, viên chức hưởng lương từ ngân sách khi sắp xếp bộ máy?
- Chạy xe quá tải phạt bao nhiêu 2025? Thời hạn có hiệu lực của giấy phép lưu hành xe quá tải trọng?
- Mẫu Quyết định thành lập Tiểu ban Văn kiện Đại hội Đảng bộ là mẫu nào? Tải mẫu? Đại hội Đảng bộ được xem là hợp lệ khi nào?
- Mẫu quyết định bầu Chủ tịch Hội đồng quản trị công ty cổ phần mới nhất? Chủ tịch Hội đồng quản trị công ty cổ phần do ai bầu?
- Kịch bản điều hành Đại hội chi bộ có cấp ủy? Tải về Kịch bản điều hành Đại hội chi bộ có cấp ủy?