Hội viên Hội Văn nghệ dân gian Việt Nam gồm những đối tượng nào? Hội viên có những quyền hạn và nghĩa vụ gì?
Hội viên Hội Văn nghệ dân gian Việt Nam gồm những đối tượng nào?
Theo khoản 2 Điều 9 Điều lệ (sửa đổi, bổ sung) của Hội Văn nghệ dân gian Việt Nam ban hành kèm theo Quyết định 833/QĐ-BNV năm 2021 như sau:
Hội viên, tiêu chuẩn hội viên
1. Công dân Việt Nam hoạt động trong lĩnh vực văn hóa văn nghệ dân gian Việt Nam, có đủ tiêu chuẩn theo quy định tại Khoản 2 Điều này, tán thành Điều lệ Hội, tự nguyện gia nhập Hội, có thể trở thành hội viên chính thức của Hội.
...
Theo đó, công dân Việt Nam hoạt động trong lĩnh vực văn hóa văn nghệ dân gian Việt Nam, có đủ tiêu chuẩn theo quy định, tán thành Điều lệ Hội, tự nguyện gia nhập Hội, có thể trở thành hội viên chính thức của Hội Hội viên Hội Văn nghệ dân gian Việt Nam.
Hội viên Hội Văn nghệ dân gian Việt Nam (Hình từ Internet)
Hội viên Hội Văn nghệ dân gian Việt Nam có những quyền hạn gì?
Theo Điều 10 Điều lệ (sửa đổi, bổ sung) của Hội Văn nghệ dân gian Việt Nam ban hành kèm theo Quyết định 833/QĐ-BNV năm 2021 như sau:
Quyền của hội viên
1. Được cấp thẻ hội viên, được Hội giúp đỡ thực hiện các hoạt động sưu tầm, nghiên cứu văn hóa văn nghệ dân gian hợp pháp, được tham dự các giải thưởng hằng năm của Hội theo quy định của Điều lệ hội và quy định của pháp luật.
2. Được tham gia thảo luận, quyết định các chủ trương công tác của Hội theo quy định của Hội; được tham dự Đại hội, ứng cử, đề cử, bầu cử vào các cơ quan lãnh đạo và Ban Kiểm tra Hội theo quy định của Hội; được giới thiệu hội viên mới.
3. Được Hội bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp theo quy định của pháp luật, được hưởng các quyền lợi vật chất, tinh thần theo Quy chế về tổ chức và hoạt động của Hội. Được Hội cung cấp thông tin liên quan đến lĩnh vực hoạt động của Hội, được tham gia các hoạt động do Hội tổ chức.
4. Có quyền phê bình, chất vấn các cá nhân lãnh đạo và các cơ quan, tổ chức chuyên môn của Hội và yêu cầu được trả lời những nội dung liên quan đến tổ chức, hoạt động của Hội theo quy định của Điều lệ Hội.
5. Có quyền đề nghị bằng văn bản được ngừng sinh hoạt Hội theo quy định của Hội.
6. Được khen thưởng theo quy định của Hội.
7. Được ra khỏi Hội khi xét thấy không thể tiếp tục tham gia sinh hoạt Hội.
Theo đó, Hội viên Hội Văn nghệ dân gian Việt Nam có những quyền hạn sau đây:
- Được cấp thẻ hội viên, được Hội giúp đỡ thực hiện các hoạt động sưu tầm, nghiên cứu văn hóa văn nghệ dân gian hợp pháp, được tham dự các giải thưởng hằng năm của Hội theo quy định của Điều lệ hội và quy định của pháp luật.
- Được tham gia thảo luận, quyết định các chủ trương công tác của Hội theo quy định của Hội; được tham dự Đại hội, ứng cử, đề cử, bầu cử vào các cơ quan lãnh đạo và Ban Kiểm tra Hội theo quy định của Hội; được giới thiệu hội viên mới.
- Được Hội bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp theo quy định của pháp luật, được hưởng các quyền lợi vật chất, tinh thần theo Quy chế về tổ chức và hoạt động của Hội. Được Hội cung cấp thông tin liên quan đến lĩnh vực hoạt động của Hội, được tham gia các hoạt động do Hội tổ chức.
- Có quyền phê bình, chất vấn các cá nhân lãnh đạo và các cơ quan, tổ chức chuyên môn của Hội và yêu cầu được trả lời những nội dung liên quan đến tổ chức, hoạt động của Hội theo quy định của Điều lệ Hội.
- Có quyền đề nghị bằng văn bản được ngừng sinh hoạt Hội theo quy định của Hội.
- Được khen thưởng theo quy định của Hội.
- Được ra khỏi Hội khi xét thấy không thể tiếp tục tham gia sinh hoạt Hội.
Hội viên Hội Văn nghệ dân gian Việt Nam thực hiện những nghĩa vụ gì?
Theo Điều 11 Điều lệ (sửa đổi, bổ sung) của Hội Văn nghệ dân gian Việt Nam ban hành kèm theo Quyết định 833/QĐ-BNV năm 2021 như sau:
Nghĩa vụ của hội viên
1. Nghiêm chỉnh chấp hành chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước; chấp hành Điều lệ, quy định của Hội.
2. Tích cực đóng góp vào việc gìn giữ, phát huy, kế thừa vốn văn hóa văn nghệ dân gian Việt Nam, nghiêm chỉnh chấp hành pháp luật của Nhà nước, chấp hành Điều lệ, nghị quyết, chương trình, kế hoạch công tác của Hội, tích cực tham gia các hoạt động của Hội.
3. Tham gia các hoạt động và sinh hoạt Hội, đoàn kết, hợp tác với các hội viên khác để xây dựng Hội phát triển, vững mạnh.
4. Luôn có ý thức, hành động mở rộng ảnh hưởng, bảo vệ và nâng cao uy tín của Hội theo quy định của pháp luật.
5. Không được nhân danh Hội trong các quan hệ giao dịch, trừ khi được lãnh đạo Hội phân công bằng văn bản.
6. Bồi dưỡng và giới thiệu hội viên mới.
7. Thực hiện chế độ thông tin, báo cáo theo quy định của Hội.
8. Đóng hội phí đầy đủ theo quy định của Hội.
Theo đó, Hội viên Hội Văn nghệ dân gian Việt Nam thực hiện những nghĩa vụ sau đây:
- Nghiêm chỉnh chấp hành chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước; chấp hành Điều lệ, quy định của Hội.
- Tích cực đóng góp vào việc gìn giữ, phát huy, kế thừa vốn văn hóa văn nghệ dân gian Việt Nam, nghiêm chỉnh chấp hành pháp luật của Nhà nước, chấp hành Điều lệ, nghị quyết, chương trình, kế hoạch công tác của Hội, tích cực tham gia các hoạt động của Hội.
- Tham gia các hoạt động và sinh hoạt Hội, đoàn kết, hợp tác với các hội viên khác để xây dựng Hội phát triển, vững mạnh.
- Luôn có ý thức, hành động mở rộng ảnh hưởng, bảo vệ và nâng cao uy tín của Hội theo quy định của pháp luật.
- Không được nhân danh Hội trong các quan hệ giao dịch, trừ khi được lãnh đạo Hội phân công bằng văn bản.
- Bồi dưỡng và giới thiệu hội viên mới.
- Thực hiện chế độ thông tin, báo cáo theo quy định của Hội.
- Đóng hội phí đầy đủ theo quy định của Hội.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu Phiếu khám thai là mẫu nào? Nguyên tắc trong khám chữa bệnh được quy định như thế nào? 21 hành vi bị nghiêm cấm trong khám chữa bệnh?
- Điều kiện kinh nghiệm nghề nghiệp để được cấp chứng chỉ hành nghề thiết kế xây dựng hạng I, II, III là gì?
- Toàn văn Pháp lệnh Chi phí tố tụng 2024? Pháp lệnh Chi phí tố tụng 2024 áp dụng từ khi nào?
- Cách xử lý hóa đơn sai tên công ty theo Thông tư 78? Ký hiệu hóa đơn điện tử được quy định như thế nào?
- Tội hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân gồm những hình phạt nào? Hình phạt cao nhất là gì?