Hội đồng xét chi phí bồi hoàn chi phí đào tạo đối với người tự ý bỏ việc gồm những ai? Biên bản cuộc họp hội đồng phải có chữ ký của ai?
Hội đồng xét chi phí bồi hoàn chi phí đào tạo đối với người tự ý bỏ việc được thành lập khi nào?
Hội đồng xét chi phí bồi hoàn chi phí đào tạo được thành lập khi nào, thì theo quy định tại Điều 3 Thông tư liên tịch 04/2015/TTLT-BGDĐT-BTC như sau:
Hội đồng xét chi phí bồi hoàn
1. Trong thời hạn 60 (sáu mươi) ngày kể từ ngày ra quyết định điều động của cơ quan nhà nước có thẩm quyền mà người học không chấp hành sự điều động làm việc của cơ quan nhà nước có thẩm quyền, thủ trưởng cơ quan nhà nước có thẩm quyền cử đi học và cấp chi phí đào tạo từ ngân sách nhà nước thành lập Hội đồng xét chi phí bồi hoàn đối với trường hợp quy định tại khoản 1 Điều 3 Nghị định số 143/2013/NĐ-CP.
2. Trong thời hạn 60 (sáu mươi) ngày kể từ ngày người học tự ý bỏ việc hoặc có đơn xin thôi việc mà chưa chấp hành đủ thời gian làm việc theo quy định, thủ trưởng cơ quan quản lý người lao động thành lập Hội đồng xét chi phí bồi hoàn đối với trường hợp quy định tại khoản 2 Điều 3 Nghị định số 143/2013/NĐ-CP.
3. Hội đồng xét chi phí bồi hoàn (sau đây gọi là Hội đồng) có chức năng tư vấn giúp thủ trưởng cơ quan có thẩm quyền quyết định việc bồi hoàn trong việc tính và kiến nghị mức chi phí bồi hoàn.
Như vậy, theo quy định trên thì hội đồng xét chi phí bồi hoàn chi phí đào tạo được thành lập như sau: Trong thời hạn 60 ngày kể từ ngày người học tự ý bỏ việc hoặc có đơn xin thôi việc mà chưa chấp hành đủ thời gian làm việc theo quy định, thủ trưởng cơ quan quản lý người lao động thành lập Hội đồng xét chi phí bồi hoàn.
Hội đồng xét chi phí bồi hoàn chi phí đào tạo đối với người tự ý bỏ việc gồm những ai? Biên bản cuộc họp hội đồng phải có chữ ký của ai? (Hình từ Internet)
Hội đồng xét chi phí bồi hoàn chi phí đào tạo đối với người tự ý bỏ việc gồm những ai?
Hội đồng xét chi phí bồi hoàn chi phí đào tạo đối với người tự ý bỏ việc gồm những ai, thì theo quy định tại khoản 2 Điều 4 Thông tư liên tịch 04/2015/TTLT-BGDĐT-BTC như sau:
Thành phần Hội đồng xét chi phí bồi hoàn
1. Thành phần Hội đồng đối với trường hợp quy định tại khoản 1 Điều 3 của Thông tư liên tịch này bao gồm:
a) Thủ trưởng cơ quan hoặc cấp phó là Chủ tịch Hội đồng;
b) Người phụ trách công tác đào tạo của cơ quan là Thư ký Hội đồng;
c) Người phụ trách công tác tài chính, kế toán của cơ quan là thành viên Hội đồng.
2. Thành phần Hội đồng đối với trường hợp quy định tại khoản 2 Điều 3 của Thông tư liên tịch này bao gồm:
a) Thủ trưởng cơ quan quản lý người lao động hoặc cấp phó là Chủ tịch Hội đồng;
b) Người phụ trách công tác tổ chức, nhân sự của cơ quan quản lý người lao động là Thư ký Hội đồng;
c) Người phụ trách công tác tài chính, kế toán của cơ quan quản lý người lao động là thành viên Hội đồng;
d) Người quản lý trực tiếp người lao động là thành viên Hội đồng;
đ) Đại diện tổ chức công đoàn của cơ quan quản lý người lao động là thành viên Hội đồng.
Như vậy, theo quy định trên thì hội đồng xét chi phí bồi hoàn chi phí đào tạo đối với người tự ý bỏ việc gồm:
- Thủ trưởng cơ quan quản lý người lao động hoặc cấp phó là Chủ tịch Hội đồng;
- Người phụ trách công tác tổ chức, nhân sự của cơ quan quản lý người lao động là Thư ký Hội đồng;
- Người phụ trách công tác tài chính, kế toán của cơ quan quản lý người lao động là thành viên Hội đồng;
- Người quản lý trực tiếp người lao động là thành viên Hội đồng;
- Đại diện tổ chức công đoàn của cơ quan quản lý người lao động là thành viên Hội đồng.
Biên bản cuộc họp hội đồng xét chi phí bồi hoàn chi phí đào tạo đối với người tự ý bỏ việc phải có chữ ký của ai?
Biên bản cuộc họp hội đồng xét chi phí bồi hoàn chi phí đào tạo đối với người tự ý bỏ việc phải có chữ ký của ai, thì theo quy định tại khoản 3 Điều 5 Thông tư liên tịch 04/2015/TTLT-BGDĐT-BTC như sau:
Nguyên tắc làm việc của Hội đồng xét chi phí bồi hoàn
1. Hội đồng chỉ tiến hành họp khi có đầy đủ các thành phần Hội đồng tham dự.
2. Hội đồng làm việc theo nguyên tắc công khai, dân chủ và biểu quyết theo hình thức bỏ phiếu kín theo nguyên tắc đa số.
3. Cuộc họp của Hội đồng phải được ghi thành biên bản để Hội đồng xem xét, thông qua. Biên bản cuộc họp phải có chữ ký của Chủ tịch Hội đồng và Thư ký Hội đồng.
4. Hội đồng chấm dứt hoạt động và tự giải thể sau khi hoàn thành nhiệm vụ.
Như vậy, theo quy định trên thì biên bản cuộc họp hội đồng xét chi phí bồi hoàn chi phí đào tạo đối với người tự ý bỏ việc phải có chữ ký của Chủ tịch Hội đồng và Thư ký Hội đồng.
>>> Xem thêm: Mẫu biên bản cuộc họp TẢI
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Hội thẩm nhân dân ngang quyền với Thẩm phán khi biểu quyết về quyết định giải quyết vụ án hành chính đúng không?
- Bậc thuế môn bài năm 2025 mới nhất như thế nào? Hạn chót nộp thuế môn bài năm 2025 là khi nào?
- Cán bộ, công chức, viên chức không áp dụng Nghị định 178/2024 chính sách khi sắp xếp bộ máy từ 1 1 2025 gồm những ai?
- Chính thức dạy thêm ngoài nhà trường phải đăng ký kinh doanh theo Thông tư 29/2024 đúng không?
- Hướng dẫn hồ sơ hoàn thuế GTGT hàng xuất khẩu theo Thông tư 80? Tải về tài liệu hồ sơ hoàn thuế?